Nét đẹp nghề nón Bố Liêu
Những chiếc nón được làm ra từ sự cần cù và tỉ mẫn của phụ nữ thôn Bố Liêu.
Hiện tại làng Bố Liêu còn khoảng 100 hộ làm nghề nón lá. Làm nón lá không quá nặng nhọc, không đầu tư quá nhiều vốn liếng, chỉ cần sự chăm chỉ, đôi tay khéo léo nên phụ nữ, người già, cho đến trẻ nhỏ đều có thể tham gia. Tận dụng lúc nông nhàn, đặc biệt trong những ngày mùa đông giá rét, người làng Bố Liêu lại quây quần làm nón.
Nón Bố Liêu được làm từ 3 lớp lá nên rất chắc chắn.
Bà Nguyễn Thị Kim – người làm nón lâu năm tại làng Bố Liêu chia sẻ: “Tôi đã làm nón này từ khi 17 tuổi đến nay đã làm được 44 năm. Công việc cũng khá thoải mái, vừa làm nón vừa có thể kết hợp chăn nuôi thêm để có thu nhập lúc không làm nông được”.
Để có một chiếc nón lá đẹp vừa lòng người mua phải trải qua nhiều công đoạn: chọn lá, sấy, phơi khô rồi là phẳng sao cho không bị giòn, không rách. Vành nón làm bằng tre nứa vót nhỏ, đều, trau chuốt. Một chiếc nón lá trông thật đơn giản như nhưng quá trình làm nón lại có sự “chuyên môn hóa” khá cao. Cánh đàn ông đảm nhận việc chuốt vành, lên khung nón, các chị, các mẹ và các em nhỏ chọn, là phẳng lá, nức vành, chằm nón.
Bà Nguyễn Thị Kim cùng hai con gái đang miệt mài làm nón để tăng thu nhập trong những ngày nông nhàn.
Dưới bàn tay mềm mại, tài hoa các mẹ, các chị, theo từng đường kim như gửi tình yêu vào trong chiếc nón. Khi một chiếc nón làm xong sẽ được hơ nhẹ trên lửa cho nón trắng hơn, rồi phết dầu, đánh bóng để tránh bị mốc, gặp mưa vẫn giữ được bền, đẹp. Cứ thế, bí quyết và kỹ thuật làm nghề được truyền từ đời này sang đời khác.
Bà Đoàn Thị Chường – 80 tuổi, có 68 năm kinh nghiệm làm nón ở làng Bố Liêu tâm sự: “Nón ở đây chắc chắn lắm, nón làm ba lớp với vành cứng, nón làng làm ra dùng rất lâu có khi cả năm không hề hấn gì. Bây giờ tôi đã chỉ dạy và truyền nghề lại cho các con mong muốn nghề làm nón để nghề truyền thống của làng mãi mãi không bị mai một”.
Bà Đoàn Thị Chường mặc dù đã cao tuổi nhưng đều đặn ngày nào cũng làm ra 1 chiếc nón.
Nón lá làng Bố Liêu che nắng che mưa cho biết bao đời người, se duyên cho nhiều đôi lứa, gắn bó với người nông dân trên ruộng đồng, làm đẹp thêm những ngày lễ hội của địa phương…
Trung bình hằng năm, làng nón Bố Liêu sản xuất được gần 50 ngàn chiếc, với giá bình quân từ 60 - 70 ngàn đồng/chiếc, nón lá đẹp được đặt làm theo yêu cầu và có giá cao hơn từ 80 - 100 ngàn đồng/chiếc, mỗi năm đem lại giá trị thu nhập khá cao cho bà con để cải thiện cuộc sống.
Các bước ban đầu để làm ra một chiếc nón.
Với nghề làm nón lâu đời, ông Nguyễn Đình Dũng – Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, Quảng Trị cho biết: “Chính quyền địa phương xã luôn quan tâm đến việc phát triển làng nghề nón lá Bố Liêu, động viên bà con tham gia làng nghề làm nón nhiều hơn. Đến nay làng nghề đã được tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống nón lá Bố Liêu. Dù đầu ra cho bà con chưa nhiều nhưng chính quyền xã đã nỗ lực giúp đỡ bà con đưa nón lá đến các hội nghị triển lãm để giới thiệu, quảng bá”.
Người thợ tỉ mỉ đến từng chi tiết.
Nguyên liệu làm nón.
Dẫu vậy, trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, làng nghề nón lá Bố Liêu vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức như chưa có cơ sở sản xuất tập trung, thiếu vốn đầu tư mua nguyên liệu, mua sắm dụng cụ đảm bảo sản xuất quy mô lớn, chưa đăng ký được nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm nên việc tiêu thụ nón lá Bố Liêu còn hạn chế. Chính vì thế, để làng nghề ngày càng phát triển và đưa được sản phẩm nón lá đến với nhiều khách hàng trong và ngoài nước, cần sự quan tâm của các cấp các ngành, quan trọng hơn là trách nhiệm giữ gìn ngọn lửa nghề nón trong mỗi người dân làng Bố Liêu.
Bài, ảnh: Trường Nhật
Tin liên quan
Tin mới hơn

Một số làng nghề truyền thống ở Hà Nội
09:26 | 01/06/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa
14:10 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi
14:10 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá làng nghề Sơn Đồng nghìn năm tuổi
14:00 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Doanh nghiệp và hợp tác xã thúc đẩy sự phát triển của làng nghề
09:59 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát triển nghề nón lá truyền thống
16:18 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề chạm bạc của người Nùng Hà Giang
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Cô gái trẻ đam mê với hát Then
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ra mắt mô hình CLB Dệt thổ cẩm tại xã Axan
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhận nghề làm bánh tráng Thuận Hưng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:49 | 22/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân đam mê sinh vật cảnh và sưu tầm cổ vật
10:50 | 19/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân bàn tay vàng tạo hình xếp mâm ngũ quả
11:53 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Đậm sâu gốm Kim Lan
11:52 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Có một nghề như thế…
11:45 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội gìn giữ, quảng bá nghề thủ công truyền thống
11:45 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh: Người giữ lửa điệu múa Tắc Xình
15:35 | 16/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nâng cao ý thức sản xuất sạch để tạo lập các làng nghề "xanh"
15:39 | 15/05/2023 Môi trường

Nghị lực của cô gái một chân làm nghề điêu khắc gỗ
14:43 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Rối nước Đào Thục lưu giữ tinh hoa, hoà nhập quốc tế
14:42 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Mây tre đan Tăng Tiến đứng vững trên thị trường
14:32 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân cao tuổi truyền nghề cho con cháu
14:31 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Nồng ấm rượu men lá bản Xiềng
12:47 OCOP

Nghệ nhân lưu giữ, lan tỏa hương vị ẩm thực Hà thành
12:46 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội tổ chức nhiều chương trình khuyến mại tập trung
12:46 Khuyến công

Khuyến công Hải Phòng hỗ trợ tích cực cho Nghệ nhân Làng nghề
12:46 Khuyến công

Chương trình điều phối xây dựng nông thôn mới ở Hải Phòng
12:45 Nông thôn mới










