Nét đẹp làng nghề truyền thống ở xứ Thanh

LNV - Qua bao biến đổi, thăng trầm, nhưng những làng nghề truyền thống ở xứ Thanh vẫn mang trong mình một nét đẹp riêng không nơi nào sánh được.
Cùng nhau giữ lửa

Từ bao đời nay, làng đúc đồng Trà Đông, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) đã nổi danh với nhiều sản phẩm tinh xảo như: trống đồng, chiêng đồng, đồ thờ, lư hương... Những sản phẩm độc đáo ấy được làm từ những nghệ nhân tài hoa, yêu nghề và cần cù lao động.

Là người tiên phong trong việc khôi phục nghề đúc đồng truyền thống ở Thanh Hóa, nghệ nhân Lê Văn Bảy, làng Trà Đông, xã Thiệu Trung, cho biết: “Chẳng biết, nghề đúc đồng có từ bao giờ. Từ khi còn nhỏ, tôi đã thấy ông bà, bố mẹ gắn bó với nghề này rồi. Nghề đúc đồng tưởng dễ mà khó vô cùng. Bởi, để đúc được sản phẩm theo kiểu dáng mà khách hàng đã đặt, ngoài nguyên liệu gồm các loại đồng (đồng thau, đồng chuông, đồng máy, đồng nát...) người thợ phải tìm loại đất sét có đủ độ rắn nhằm tạo ra khuôn mẫu. Việc tạo ra khuôn mẫu này đòi hỏi người thợ phải cần cù, chịu khó, tỉ mỉ đến từng chi tiết... Và kỹ thuật đúc đồng chính là yếu tố quyết định đến thành công của sản phẩm”.


Bên cạnh chiếu cói truyền thống, các sản phẩm mỹ nghệ từ cói (thảm ngồi, làn cói...) ở Nga Sơn đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.


Theo ông Bảy, đúc đồng không chỉ là nghề nặng nhọc mà còn đòi hỏi kỹ thuật, kỹ năng. Từ nấu đồng, thổi bễ, dập bễ, rót đồng vào khuôn, giữ ngọn nước đồng... tất cả đều phải thực sự điêu luyện, không thể làm bừa. Và người làm nghề chỉ thành công khi thực sự “thuộc” nghề, trải nghề.

“Với bất cứ nghề nào cũng có thể “học mót”, nhưng riêng đúc đồng, nếu không được truyền nghề thì rất khó để làm ra sản phẩm tốt. Vì vậy, ở Thiệu Trung ngày nay dù có nhiều thôn, làng song vẫn chỉ có duy nhất người dân làng Trà Đông làm và sống được với nghề”, nghệ nhân Lê Văn Bảy bộc bạch.

Qua các tài liệu cho biết, nghề đúc đồng của làng Trà Đông gắn với truyền thuyết về Thánh Sư Không Lộ Nguyễn Minh Không - vị tổ sư của nghề đúc đồng ở nước ta (thời Lý). Sau khi từ phương Bắc trở về, ngài cùng hai đồ đệ họ Vũ chu du khắp nước tìm đất tốt làm khuôn đúc đồng.

Khi đến vùng đất Trà Sơn Trang (làng Trà Đông ngày nay) thì tìm được đất làm khuôn ưng ý, đem về Lam Trúc Sơn (Hà Nội) để đúc bộ tứ khí. Nhận thấy Trà Đông là vùng đất tốt, hai học trò họ Vũ của Thánh Sư Không Lộ đã quay trở lại đây mở lò đúc đồng, truyền dạy nghề cho người dân.

Hay như nghề rèn Tiến Lộc, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, từ xa xưa nổi tiếng với rất nhiều sản phẩm nổi tiếng như: dao, kéo, cày, bừa, cuốc, xẻng... mà ít có nơi nào sánh được. Người dân nơi đây không nhớ rõ, nghề có từ khi nào, từ đời này qua đời khác, họ chỉ biết đến nghề thông qua lời kể của ông bà, cha mẹ.

Là một trong những người có thâm niên trong nghề, ông Kiều Văn Viễn, làng nghề Tiến Lộc bộc bạch: “Kể từ khi còn nhỏ chúng tôi đã thấy dân làng làm nghề rèn. Với những người làm nghề này, họ không chỉ là một người thợ, mà còn là một nghệ nhân. Những sản phẩm được tạo ra bởi những đôi tay tài hoa, sự tỉ mỉ, mồ hôi, công sức của người thợ rèn. Tất cả chứa đựng đầy đủ những tinh hoa, nét đặc trưng của làng rèn truyền thống này. Chính vì thế, qua hàng trăm năm, sản phẩm từ nghề rèn xã Tiến Lộc đã có mặt ở hầu khắp địa phương trên cả nước. Và chúng tôi có nhiệm vụ phải kế thừa và lưu truyền những điều tốt đẹp mà ông cha đã gây dựng”, ông Viễn nói.

Làm nên sự khác biệt

Từ bao đời nay, xứ Thanh nổi danh với các tên tuổi làng nghề truyền thống như: làng đúc đồng Trà Đông, bánh gai Tứ Trụ, mộc Đạt Tài, chiếu cói Nga Sơn, bánh đa làng Chòm, hương Quán Giò...

Với người dân Nga Sơn, màu xanh mướt của cánh đồng cói đã từng là niềm tự hào, kiêu hãnh một thời. Thậm chí, chiếu cói Nga Sơn từng được xem như vật phẩm tiến cống dưới thời nhà Nguyễn. Thế nhưng, qua biến đổi thăng trầm của thời gian, nghề cói tưởng chừng như đứt gãy.

Nền kinh tế - xã hội phát triển, thị hiếu người tiêu dùng cũng thay đổi... đã khiến cho những sản phẩm từ cây cói dần mất chỗ đứng trên thị trường. Điều đó, khiến người trồng cói tưởng chừng buông bỏ. Nhưng bằng tình yêu, sự day dứt về nghề đã khiến người dân nơi đây quyết không để cói chết, nghề mất.

Bên cạnh chiếu cói Nga Sơn truyền thống, hiện đã có không ít những sản phẩm mỹ nghệ từ cói thu hút thị hiếu của khách hàng. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm mỹ nghệ từ cói (thảm ngồi, làn cói...) như muốn khẳng định bước đi vững chắc của nghề cói ở Nga Sơn trên con đường chinh phục thị trường.

Bà Mai Thị Yến, Giám đốc Công ty TNHH Ngân Phương, thị trấn Nga Sơn chia sẻ: Nhiều năm nay, nghề dệt chiếu cói truyền thống lâu đời ở huyện Nga Sơn dần mai một. Vì vậy, nhiều cơ sở dệt cói trên địa bàn đã tìm cho mình hướng đi mới là chuyển sang sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ. Ngoài sản phẩm chiếu, các sản phẩm được làm bằng nguyên liệu cói, cỏ, rơm, bèo tây vừa cho thu nhập cao, vừa giữ được nghề đan lát truyền thống nên được người dân nơi đây giữ gìn, phát triển. Hiện các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu tự nhiên như: thảm, giỏ đựng đồ, chiếu, khay giấy, đôn ngồi, bàn, ghế... đang được thị trường Nhật Bản, Mỹ, Đức, Đan Mạch... ưa chuộng do bền, đẹp và đặc biệt là thân thiện với môi trường.

Khác với những nghề truyền thống khác, không cần đến những kỹ thuật tinh xảo, tỉ mỉ nhưng món bánh gai Tứ Trụ của người làng Mía (hay còn gọi là làng Thịnh Mỹ), xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân từ xưa đã nức tiếng xa gần. Khởi phát từ thời Hậu Lê, thế kỷ thứ XV, những người dân làng Mía vẫn miệt mài giữ gìn và phát triển nghề ngày một hưng thịnh hơn.

Theo tìm hiểu, trước những năm 40 của thế kỷ 20, bánh gai làng Mía được bày bán ở phố Tứ Trụ thuộc tổng Diên Hào (nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân) người mua thường gọi là bánh gai Tứ Trụ, lâu rồi thành quen. Đến nay, bánh gai Tứ Trụ đã trở thành thứ đặc sản nổi tiếng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong cả nước.

Là một người có nhiều năm kinh nghiệm, bà Nguyễn Thị Thắm, chủ cơ sở sản xuất bánh gai gia truyền Lâm Thắm, thôn Thịnh Mỹ 2, xã Thọ Diên, cho biết: “Ngay từ nhỏ, chúng tôi đã thấy ông bà, bố mẹ làm nghề rồi. Làm bánh gai không khó, nhưng để làm được chiếc bánh đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì không phải dễ. Bởi muốn bánh gai ngon, trước hết nguyên liệu phải chuẩn về chất lượng. Gạo nếp phải là loại gạo dẻo thơm, hạt đậu xanh chắc mẩy.

Quá trình pha trộn nguyên liệu cũng phải đảm bảo đúng tỷ lệ và thêm một chút bí quyết gia truyền để tạo nên sự đặc biệt của bánh gai truyền thống của địa phương. Sự hòa quyện từ vị dẻo mềm của gạo nếp, vị bùi thơm của nhân đậu xanh trộn lẫn những sợi dừa tươi, sự ngọt ngào đặc trưng của mật mía... đã tạo nên một chiếc bánh gai Tứ Trụ riêng biệt. Là thế hệ con cháu, chúng tôi có trách nhiệm gìn giữ và phát huy nghề truyền thống mà cha ông để lại”.

Theo thống kê, hiện Thanh Hóa có 36 nghề với 118 làng nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (TTCN), 75 làng nghề, làng có nghề truyền thống đã được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận làng nghề. Trong đó, có 2 nhóm làng nghề hoạt động tốt gồm: nhóm làng nghề chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm (TP Thanh Hóa, Thọ Xuân, Tĩnh Gia, Hậu Lộc...). Và nhóm làng nghề sản xuất TTCN (Nga Sơn, Hoằng Hóa, Cẩm Thủy, Thiệu Hóa...).

Mỗi làng nghề truyền thống ở xứ Thanh đều mang một vẻ đẹp, độc đáo riêng. Đây không chỉ là niềm tự hào mà còn là câu chuyện về tinh thần đoàn kết, lao động, sáng tạo mà bao đời này ông cha ta đã trao truyền qua nhiều thế hệ.

Bài, ảnh: Hoài Thu

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm trước, vùng đất Ba Tri, tỉnh Bến Tre, đã hình thành nhiều làng nghề đan đát nổi tiếng. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch.
Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà

LNV - Làng gốm Thanh Hà là làng gốm Hội An có quy mô lớn, được hình thành từ cuối thế kỷ XV. Người dân sinh sống ở làng gốm Thanh Hà chủ yếu có nguồn gốc từ Thanh Hóa, Hải Dương và Nam Định di cư vào Hội An, tiếp tục duy trì, phát triển nghề làm gốm của cha ông.
Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

LNV - Làng nghề thổ cẩm K’Long xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng) có vai trò rất lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đem lại nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, xây dựng thêm nhà xưởng, gian trưng bày sản phẩm, tuyển dụng thêm nhiều nghệ nhân có tâm huyết, có tay nghề cao phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển làng nghề K’Long.
Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

LNV - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, Hà Nội vẫn gìn giữ được những nét tinh hoa của văn hóa truyền thống nhờ vào những con người thầm lặng, trong đó có nghệ nhân Nguyễn Thị Thu - người phụ nữ kiên trì theo đuổi và nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh.
Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

LNV - Chương trình OCOP không chỉ giúp các làng nghề phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, từ đó tạo nên một thương hiệu mạnh mẽ và rộng rãi trên thị trường, mở ra cơ hội mới, đưa sản phẩm làng nghề vươn xa hơn, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế nông thôn.
Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

LNV - Sáng 20/3 tại đình Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), Ban tổ chức chương trình “Giỗ tổ ngành tóc Việt Nam 2025” đã tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch triển khai sự kiện năm nay. Đây là dịp quan trọng để tri ân các bậc tiền nhân đã khai sáng nghề cắt tóc, đồng thời tạo cơ hội giao lưu, kết nối giữa các thợ tóc trên cả nước.

Tin khác

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

LNV - Ngày 17/3, tại TP Việt Trì (Phú Thọ), nghi lễ rước nước từ ngã ba sông Bạch Hạc với chủ đề “Nước Thiêng Hun Đúc Tinh Hoa” do Gốm Sứ Vạn Linh An tổ chức đã góp phần tôn vinh di sản văn hóa tâm linh độc đáo vùng đất Tổ.
Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

LNV - Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

LNV - Làng nghề gốm Kim Lan nằm ở xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nổi tiếng của Việt Nam. Gốm Kim Lan có lịch sử phát triển hàng trăm năm, gắn liền với văn hóa, nghệ thuật và đời sống người dân nơi đây. Sản phẩm gốm Kim Lan không chỉ nổi bật bởi sự tinh xảo trong từng chi tiết mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

LNV - Thời gian gần đây, nhiều du khách đến thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam thường ghé đến Làng Củi Lũ để chiêm ngưỡng “sống ảo” trong không gian nghệ thuật, với hàng trăm tác phẩm độc đáo được “tái sinh” từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông qua bàn tay khéo léo tài hoa của người thợ.
Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

LNV - Tinh hoa của nghề khảm xà cừ nằm trong từng chi tiết nhỏ, được chế tác một cách tỉ mỉ, thể hiện kỹ năng tinh xảo của người nghệ nhân. Với đôi bàn tay khéo léo của mình, nghệ nhân Nguyễn Phú Hà tại xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn, Hồ Chí Minh) đã tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ không chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa, có sự kết nối sâu sắc giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

LNV - Trong bối cảnh các làng nghề tại Hà Nội đang có đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế cũng như tạo ra công việc cho hàng vạn lao động trên địa bàn Thủ đô, thời gian qua, TP Hà Nội đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ gìn giữ và phát triển hiệu quả mô hình kinh tế từ các làng nghề trên địa bàn.
Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

LNV - Những chính sách liên kết, hỗ trợ mở rộng thị trường và sự năng động, sáng tạo của những nghệ nhân, gốm Phù Lãng ( huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) đang có bước chuyển mình mạnh mẽ để đưa sản phẩm truyền thống Kinh Bắc đến với khách hàng trong và ngoài nước.
Làng nghề chuối khô Cà Mau

Làng nghề chuối khô Cà Mau

LNV - Không chỉ nổi tiếng với tôm khô, Cà Mau còn là vùng đất trồng chuối và có đặc sản chuối ép khô nổi tiếng vùng đồng bằng sông Cửu Long.
An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

LNV - Liên kết cùng nhau sản xuất, hỗ trợ nâng cao tay nghề, phát triển các sản phẩm dệt truyền thống đạt chuẩn OCOP là cách mà các nghệ nhân làng dệt thổ cẩm Khmer (xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đang thực hiện nhằm bảo tồn và mang lại sức sống mới cho nghề dệt truyền thống tồn tại hàng thế kỷ ở vùng Bảy Núi An Giang.
Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

LNV - Làng bánh đa Lộ Cương, một trong những làng nghề lâu đời ở thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) mang đậm nét văn hóa đặc sắc của một không gian làng nghề Việt. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển và mở rộng mạnh mẽ của thành phố Hải Dương. Làng nghề bánh đa Lộ Cương cũng có nhiều thay đổi với những hướng đi, cách làm phù hợp nhằm giữ gìn và phát huy nghề truyền thống.
Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

LNV - Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, với sự đa dạng của các sản phẩm hàng hóa khác nhau, nhưng những sản phẩm được làm từ thổ cẩm với hoa văn truyền thống như khăn piêu, những chiếc đệm, những tấm rèm che… vẫn được đồng bào giữ gìn phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình đồng thời giúp bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đến nay, các sản phẩm này đã trở thành mặt hàng được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Nghệ An.
Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng

LNV - Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa đại diện vùng miền, thể hiện đời sống văn hóa lễ hội truyền thống, sinh hoạt cộng đồng góp phần tạo diện mạo, bản sắc riêng của địa phương đạt tiêu chí bản sắc văn hóa dân tộc.
Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng

LNV - Sáng ngày 09/3/2025, trong không khí phấn khởi của mùa xuân mới, phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Đình Hậu - Xuân Ất Tỵ 2025 và đón bằng công nhận "Nghề truyền thống Hà Nội" với nghề sản xuất Cốm Làng Vòng. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng, không chỉ thể hiện sự tôn vinh các giá trị lịch sử mà còn khẳng định niềm tự hào về nghề cốm đặc trưng của người dân nơi đây.
Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp

Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp

LNV - Làng nghề truyền thống luôn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và tạo dựng cơ hội việc làm cho người dân. Để các làng nghề có thể phát triển bền vững, ngoài sự hỗ trợ của chính quyền, cộng đồng và các nghệ nhân cần có những bước đi đồng bộ trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề

Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề

LNV - Thành phố Hải Phòng có nhiều nghề và làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa bản địa, góp phần quan trọng tạo việc làm, hiệu quả kinh tế phục vụ đời sống nhân dân. Bên cạnh một số nghề truyền thống có xu hướng mai một dần thì cũng có nhiều làng nghề, nghề truyền thống chủ động tìm được hướng đi đúng đắn, phù hợp nhu cầu phát triển của thị trường nhờ sự hỗ trợ hiệu quả của các cấp, ngành, địa phương. Qua đó, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống, nét đặc trưng, riêng biệt, bản sắc độc đáo của các địa phương.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong

Chiều 22/3, trong chương trình công tác tại tỉnh Bình Định, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành đập dâng Phú Phong tại huyện Tây Sơn và kiểm tra tiến độ dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia

LNV - Ngày 17/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi
Trường mầm non Nga Yên Xây dựng trường học hạnh phúc - Lấy trẻ làm trung tâm

Trường mầm non Nga Yên Xây dựng trường học hạnh phúc - Lấy trẻ làm trung tâm

LNV - Trường mầm non Nga Yên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa được thành lập năm 1999. Đến nay, sau 26 năm hình thành và phát triển, trường luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo sự chỉ đạo của phòng giáo dục; cũng như sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền để thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ luôn được củng cố, nâng cao và phát triển vững mạnh. Có nhiều học sinh giỏi, giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Với những thành tích đạt được trong các phong trào thi đua dạy và học, trường mầm non Nga Yên luôn nằm trong top đầu về chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện Nga Sơn, là điểm sáng của ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính mong muốn tỉnh Bình Định phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử hào hùng, tinh thần thượng võ, "hào khí Tây Sơn" để phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, xây dựng tỉnh Bình Định phát triển nh
TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

LNV – Trong những năm qua, Trường mầm non thị trấn 2 huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của bậc giáo dục mầm non. Đổi mới phương pháp dạy học tích cực, xây dựng “Trường mầm non hạnh phúc - lấy trẻ làm trung tâm” phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động, với mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như tạo dựng niềm tin đối với phụ huynh. Trẻ đạt được kết quả mong đợi cuối độ tuổi, chuẩn bị tâm thế và kiến thức vững vàng bước vào bậc tiểu học.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động