Nếp cái hoa vàng Yên Phụ: Hạt ngọc trắng của vùng quê Kinh Bắc
Nếp cái hoa vàng xã Yên Phụ
Theo người dân Yên Phụ, giống nếp cái hoa vàng của địa phương được lưu giữ và phát triển từ thời xa xưa để lại, được dùng để làm các loại bánh và hương liệu sản xuất ra loại rượu nếp hảo hạng để tiến vua.
Mỗi năm, hạt giống tại đây được nghiên cứu và phục tráng lại bởi Viện nghiên cứu cây trồng trung ương, đảm bảo không lai tạo từ các giống khác. Nhờ đó, hạt giống được nâng cấp qua từng năm, chất lượng mùa sau cao hơn mùa trước. Cứ thế, thương hiệu nếp cái hoa vàng Yên Phụ trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây, là thứ đặc sản được nâng niu trân trọng.
Ông Đinh Văn Bảy, Chủ tịch UBND xã Yên Phụ
Giống lúa cho hạt gạo đều, không gẫy, tỷ lệ tấm thấp, hàm lượng protein và một số axit amin cao. Gạo có màu trắng đục, đặc biệt khi nấu chín có mùi thơm nhẹ, hấp dẫn, cơm dẻo, béo ngậy đậm đà, để 3-4 ngày sau khi nấu chín vẫn không bị khô cứng.
Trải qua bao thăng trầm, giống nếp cái hoa vàng vẫn được gìn giữ, duy trì, là phần không thể thiếu để làm nên những thức quà quê đã trở thành thương hiệu của vùng đất quan họ.
Từ những hạt nếp cái hoa vàng đong dầy nắng gió của quê hương Kinh Bắc, người Đình Bảng đã làm nên món bánh phu thê nổi tiếng, dẻo thơm hương nếp quyện với vị béo bùi của đậu xanh, hạt sen, cơm dừa; Và cả nhưng vò rượu làng Vân, chén rượu làng Cẩm đã làm chếnh choáng biết bao du khách gần xa.
Gạo Nếp cái hoa vàng Đức Lân - sản phẩm Ocop 4 sao
Yên Phụ người đến kẻ đi, không sao quên được những xóm làng trù phú thơm nếp xôi, đôi chén rượu quê nồng nàn bên mâm cơm ấm cúng hay món bánh dẻo thơm dâng cúng tổ tiên ngày lễ Tết…
Nếp cái hoa vàng Yên Phụ không chỉ có một chỗ đứng quan trọng trong nên văn hóa và ẩm thực Kinh Bắc, mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương, mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân. Định hướng của xã Yên Phụ là sản xuất lúa hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu và xây dựng thương hiệu nếp cái hoa vàng có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Sản xuất theo mô hình VietGAP
Năm 2013, Hợp tác xã Nông nghiệp Đức Lân chuyển sang sản xuất lúa hàng hóa theo mô hình VietGAP, đồng thời ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, thu hoạch, bảo quản. Hiện nay, xã Yên Phụ có 80-90% số hộ có trồng nếp cái hoa vàng, với tổng diện tích đất canh tác lúa khoảng 250 ha, mỗi hộ quân bình từ 2-3 người lao động; Sản lượng trung bình từ 1200-1400 tấn/vụ, mỗi năm chỉ trồng 1 vụ từ tháng 7 đến tháng 12; Doanh thu trung bình mỗi năm đạt khoảng 20-25 tỷ/năm. Sau khi trừ chi phí lãi khoảng 2,5 tỷ đồng/vụ.
Với sự chủ động chuyển đổi phương thức sản xuất từ nhỏ lẻ sang liên kết, đặc biệt là sự ra đời của HTX Đức Lân đã giúp mô hình sản xuất lúa nâng cao giá trị. Việc hình thành chuỗi liên kết giúp HTX đảm bảo việc thu mua sản phẩm cho 100 hộ thành viên trong vùng sản xuất VietGAP, đồng thời giải quyết đầu ra ổn định cho những hộ còn lại.
Sau nhiều năm nỗ lực, hầu hết các thành viên HTX đã nắm vững quy trình sản xuất VietGAP, ứng dụng thuần thục quy trình phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp (IPM). Trong quá trình sản xuất, thành viên HTX ưu tiên các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, thân thiện môi trường và bảo vệ cây lúa. Các loại hóa chất độc hại được loại bỏ hoàn toàn, rác thải được thu gom, xử lý đúng quy định để hạn chế ô nhiễm.
Trong những năm tới, xã Yên Phụ vẫn tiếp tục thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn VietGAP, thân thiện môi trường. Hỗ trợ HTX tìm kiếm đối tác, xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ để tăng sức cạnh tranh và khẳng định thương hiệu nếp cái hoa vàng mang đặc trưng riêng của xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Bài, ảnh: Cửu Long
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái
14:35 Nông thôn mới

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 OCOP

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương
14:35 Khuyến nông

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 Tin tức