Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam
Chính vì những thay đổi của môi trường khách quan, kinh doanh trực tuyến ngày càng được mở rộng và đa dạng về hình thức cũng như nội dung. Kinh doanh trực tuyến diễn ra trên các sàn thương mại điện tử, các website, các ứng dụng và phổ biến nhất là trên nền tảng mạng xã hội. Từ đó, nhiều vấn đề pháp lý về kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội nảy sinh và cần có hệ thống pháp luật cụ thể, rõ ràng để hướng dẫn, xử lý.
Đôi nét về kinh doanh trực tuyến
Về mặt khái niệm, chưa có bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam đưa ra định nghĩa về “kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội”. Tuy nhiên, các từ khóa là “kinh doanh”, “mạng xã hội” đã được giải thích trong văn bản luật và văn bản dưới luật. Trong đó, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận”. Bên cạnh đó, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng quy định mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn, trò chuyện trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
Với sự giải nghĩa của hai từ ngữ chính, có thể hiểu “kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội” là loại một hình dịch vụ cung ứng các sản phẩm, diễn ra trên mạng xã hội thông qua Internet mà cả người bán và khách hàng đều sử dụng mạng xã hội.
Nền tảng mạng xã hội hiện đang được sử dụng nhiều nhất trong kinh doanh trực tuyến là Facebook, Zalo, Youtube và Instagram.
Những quy định pháp luật về kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội
1. Quy định về vấn đề đăng ký kinh doanh (ĐKKD) - vấn đề cốt lõi đối với cá nhân hay tổ chức muốn tiến hành kinh doanh. Đăng ký kinh doanh là một hoạt động pháp lý trong đó chủ thể kinh doanh thực hiện việc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm ghi nhận sự ra đời của một mô hình kinh doanh và xác định địa vị pháp lý của chủ thể kinh doanh đó trên thị trường. Theo Nghị định số 39/2007/NĐ-CP, những trường hợp cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, công việc không có địa điểm cố định,… thì không phải đăng ký kinh doanh (Điều 3 khoản 1).Các mạng xã hội có một trong những hình thức hoạt động dưới đây phải tiến hành đăng ký với Bộ Công Thương dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử (Theo Điều 6, Khoản 1, Thông tư số 47/2014/TT-BCT):
- Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;
- Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;
- Website có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ;
Về mặt bản chất và phương thức tổ chức, hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội cũng giống với hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Tuy nhiên, người bán hàng trên đó không phải đăng ký với Bộ Công Thương, mà doanh nghiệp vận hành mạng xã hội, website này mới phải tiến hành đăng ký.
2. Pháp luật quy định về trách nhiệm của người kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội, người bán phải có trách nhiệm (Theo Điều 37, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013):
- Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ (tại Điều 29 Nghị định).
- Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử (tại Điều 30 đến Điều 34 Nghị định).
- Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Thực hiện các quy định tại Mục 2, Chương II, Nghị định khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Điều 3, Thông tư số 47/2017/TT-BCT nêu rõ những mặt hàng hạn chế kinh doanh trực tuyến như: súng, thuốc lá điếu, xì gà, rượu...
3. Quy định về lập hóa đơn bán hàng. Theo quy định của Bộ Tài chính (tại Điều 18, Thông tư số 39/2014/TT-BTC), khi bán hàng, người bán phải lập hóa đơn và giao cho người mua, trừ trường hợp bán hàng có tổng giá trị thanh toán dưới 200.000 đồng.
4. Nghĩa vụ đóng thuế của người kinh doanh trực tuyến cũng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, trực tiếp áp dụng cho người đang buôn bán trên nền tảng mạng xã hội. Ngoài thuế GTGT và thuế TNCN, người kinh doanh trực tuyến còn phải đóng lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật.
Ưu điểm và hạn chế của những quy định pháp luật về kinh doanh trực tuyến trên mạng xã hội
Về ưu điểm, những quy định trên phần nào có ý nghĩa trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội. Chúng phổ thông, dễ hiểu và góp phần làm bình ổn thị trường mạng xã hội nên không thể phủ nhận vai trò của các quy định pháp lý này trong thực tiễn áp dụng.
Bên cạnh đó, quá trình thực thi và quản lý cho thấy những quy định pháp luật về kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội vẫn còn một số hạn chế, cụ thể:
1. Người kinh doanh trực tuyến trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram – những nền tảng thu hút hàng triệu người tham gia không phải đăng ký kinh doanh. Những cá nhân/đơn vị kinh doanh trực tuyến trên mạng xã hội không phải đăng ký kinh doanh sẽ khiến cho thị trường trực tuyến nhiễu loạn, bất cứ ai cũng tự do mua bán tùy ý, việc quản lý sẽ trở nên khó khăn, phức tạp.
Đặc biệt là đối với thị trường rộng lớn như mạng xã hội, nhiều tranh chấp xảy ra nên đặc biệt cần sự quản lý sát sao của cơ quan nhà nước. Để làm được điều đó, đăng ký kinh doanh là quy định căn bản nhất để Nhà nước bao quát được thị trường.
2. Trách nhiệm của cá nhân/đơn vị kinh doanh trực tuyến được quy định thiếu cụ thể, không rõ ràng. Pháp luật không quy định cụ thể về chất lượng, tình trạng mặt hàng được phép kinh doanh. Điều này tạo cơ hội cho những người kinh doanh trực tuyến “lách luật”, ngang nhiên kinh doanh những mặt hàng bị hạn chế với số lượng lớn hoặc không đảm bảo chất lượng.
3. Pháp luật có quy định về nghĩa vụ đóng thuế, nhưng thực tế rất khó để có thể thu thuế từ cá nhân/đơn vị kinh doanh qua mạng, gây thất thu thuế và tạo môi trường cạnh tranh không công bằng cho các loại hình kinh doanh khác. Đồng thời, cá nhân/đơn vị kinh doanh qua mạng xã hội không phải đăng ký kinh doanh, nên cơ quan thuế lại càng khó khăn trong việc kê khai và thu thuế.
Những tồn tại trên đã khiến cho việc hoạt động quản lý thuế nói chung và thuế trên mạng xã hội hiện nay gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Ngoài ra, phương thức thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội cũng đòi hỏi những yêu cầu rất khác so với thanh tra, kiểm tra theo phương thức truyền thống.
Với xu hướng kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh. Các quy định trên vẫn chưa đủ linh hoạt để giải quyết những vấn đề phát sinh thực tế.
Những vấn đề pháp lý phát sinh trong kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội.
Từ những hạn chế và vướng mắc tồn tại trong các quy định của pháp luật, nhiều vấn đề pháp lý về kinh doanh qua nền tảng mạng xã hội đã nảy sinh:
1.Vấn đề dễ xảy ra nhất là mâu thuẫn giữa người kinh doanh và khách hàng. Do chỉ trao đổi, bàn bạc và thống nhất qua mạng xã hội trực tuyến nên những bất đồng ý kiến dễ xảy ra. Giao dịch trực tuyến khiến cho người kinh doanh và khách hàng không hiểu biết rõ về đối phương, dẫn đến tình trạng lừa đảo. Quá trình vận chuyển từ người bán đến người mua cũng gây ra một số bất cập: Thời gian vận chuyển phụ thuộc vào đơn vị vận chuyển và những yếu tố khách quan như dịch bệnh, thiên tai..., song khi hàng hóa bị giao chậm, khách hàng nhận được hàng chậm thì họ dẽ từ chối nhận.
2. Kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội làm phát sinh mâu thuẫn giữa những người kinh doanh. Khi mới hình thành cách đây 3 - 4 năm, bán hàng trên mạng xã hội chỉ là tận dụng mạng xã hội kiếm thêm thu nhập, hiện nay kinh doanh trực tuyến đã trở thành một nghề được giới trẻ lựa chọn để khởi nghiệp,do mang lại mức thu nhập cao. Riêng Hà Nội, theo sự thống kê của Chi cục Thuế Hà Nội đã có 13.400 shop bán hàng trực tuyến, mỗi shop có từ 5 - 20 người có nghĩa là riêng Hà Nội đã có ít nhất 67.000 người tham gia bán hàng trực tuyến chưa kể các cá nhân nhỏ lẻ khác.
3. Với một thị trường rộng lớn như mạng xã hội thì việc kiểm tra, quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người kinh doanh, khách hàng và sản phẩm là vô cùng khó khăn. Việc trao đổi kinh doanh diễn ra hàng ngày hàng giờ với tốc độ nhanh chóng, mẫu mã sản phẩm gồm nhiều chủng loại, khách hàng đa dạng từ ngành nghề, độ tuổi, quốc tịch. Sản xuất, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại diễn biến rất phức tạp, khó lường.
Một số kiến nghị:
Về phía quy định của pháp luật, để việc quản lý hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội được hiệu quả,tạo điều kiện cho các đơn vị/cá nhân kinh doanh trực tuyến phát triển, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, Nhà nước không bị thất thu thuế:
1.Sự cần thiết hoàn thiện khung pháp lý cho kinh doanh trực tuyến, đặc biệt là kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội.
2.Nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh trực tuyến và tổ chức tuyên truyền, phổ cập pháp luật cho những cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội. Đảm bảo, cá nhân/đơn vị tham gia kinh doanh trực tuyến có thể hiểu biết, nắm rõ tường tận những quy định đối với việc kinh doanh của mình, từ đó sẽ thực hiện đúng và giảm thiểu tranh chấp,hạn chế các trường hợp vi phạm pháp luật.
3.Tạo điều kiện để các đơn vị/cá nhân kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội (Trong đó có nhiều các cá nhân/đơn vị từ các làng nghề) phần lớn có quy mô vừa và nhỏ được tham gia Chương trình "Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh online và xuất khẩu trực tuyến” nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhận thức về kinh doanh online và chuyển đổi số.
4. Các cơ quan lập pháp cần bổ sung thêm các quy định về cách thức quản lý các mạng xã hội, kinh doanh thương mại điện tử; phân quyền quản lý cụ thể, rõ ràng cho các cơ quan quản lý có liên quan; đưa ra các chế tài có sức răn đe tương ứng đối với các hành vi vi phạm. Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử, kinh doanh online đẩy mạnh hơn nữa các dịch vụ công như: hải quan điện tử; kê khai thuế và nộp thuế điện tử...
5. Đồng thời, cần xây dựng một hệ sinh thái trong nội bộ các cơ quan chức năngđể các cơ quan có thể phối hợp, nắm bắt thông tin và có được sự đồng bộ trong việc quản lý các doanh nghiệp, các cá nhân là thương nhân thực hiện hoạt động kinh doanh trên các trang mạng xã hội.
6. Đồng thời, Tổng cục Quản lý thị trường phát huy tối đa vai trò của mình trong việc quản lý, điều tra xuất xứ, chất lượng hàng hóa, dịch vụ được bán trên mạng xã hội nhằm phát hiện được hàng lậu, hàng giả, hàng nhái. (Hiện nay, thị trường kinh doanh truyền thống có các Đội quản lý thị trường theo dõi, kiểm soát, nhưng thị trường trực tuyến thì chưa có)giúp thị trường kinh doanh trực tuyến qua mạng xã hội trở nên trong sạch, lành mạnh và phát triển.
Để hoạt động kinh doanh trực tuyến trên mạng xã hội đạt hiệu quả, mỗi cá nhân/đơn vị cần tự giác tuân thủ đúng những quy định của pháp luật trong quá trình kinh doanh. Trên thực tế, những vấn đề pháp lý xảy ra xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người kinh doanh hoặc là biết luật nhưng cố tình vi phạm.
Với sự phát triển và mở rộng nhanh chóng của mạng xã hội, các cơ quan quản lý Nhà nước cần tìm ra những giải pháp phù hợp và kịp thời đưa ra những quy định mới – đầy đủ và chi tiết hơn để quản lý, kiểm soát thị trường kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội. Nếu làm được điều này, kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội của nước ta sẽ mang lại giá trị cao hơn, góp phần thúc đẩy kinh tế.
TS. Nguyễn Thị Tòng, Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Ứng dụng Mỹ thuật sản phẩm Làng nghề Việt Nam
Tin liên quan
Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề lên sàn thương mại điện tử
09:40 | 24/07/2024 Tin tức
Thanh hoá: Đưa sản phẩm làng nghề vươn xa
14:22 | 16/07/2024 Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh phát triển thương mại điện tử
14:30 | 21/06/2024 Kinh tế
Tin mới hơn
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô
09:28 | 13/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử
10:45 | 07/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng
10:07 | 30/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề và Làng nghề truyền thống
09:22 | 16/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Xây dựng Nghị quyết quy định mức chi các hoạt động khuyến công
14:19 Khuyến công
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự
14:19 Nông thôn mới
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 Làng nghề, nghệ nhân