Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm
Nhiệm vụ của các trung tâm là cung ứng các loại dịch vụ; vậy cần hiểu “dịch vụ” là gì. Theo cách hiểu phổ biến trên thế giới, dịch vụ là những sản phẩm kinh tế gồm các công việc dưới dạng lao động thể lực, quản lý, kiến thức, khả năng tổ chức và những kỹ năng chuyên môn nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân và tổ chức. Có các loại dịch vụ như: Dịch vụ tiêu dùng; Dịch vụ sản xuất; Dịch vụ cộng đồng. Bản chất của dịch vụ là tất cả những gì liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu của con người từ giá trị vật chất cho đến những sản phẩm về tinh thần. Cũng có thể nói dịch vụ là một ngành công nghiệp không khói, kiếm tiền và đem lại lợi nhuận kinh tế bằng việc đáp ứng những nhu cầu của thị trường, nhu cầu của con người; Nếu như nhu cầu của con người luôn thay đổi thì dịch vụ cũng phải thay đổi liên tục để kịp thời đáp ứng. Trong thời đại công nghiệp 4.0, việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới đang giúp cho dịch vụ nâng cao chất lượng, kịp thời, nhạy bén và tiết kiệm chi phí.
Dịch vụ là một thành phần trong tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của một nước (gồm ba thành phần: Nông nghiệp; Công nghiệp và xây dựng; Dịch vụ). Trong đó, dịch vụ thường tăng nhanh nhất với nhiều hình thức phong phú. Tại các nước phát triển, dịch thường chiếm khoảng trên 70% GDP; Tại các nước đang phát triển, tỷ trọng này thường vào khoảng dưới 50%. Ở nước ta, những năm qua dịch vụ cũng tăng nhanh, năm 2019 đã chiểm 41,6% GDP.
Đối với làng nghề chúng ta, trung tâm là cầu nối giữa Hiệp hội với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề, thực hiện việc cung ứng các dịch vụ nhằm mục tiêu phát huy các giá trị văn hóa (vật thể và phi vật thể), nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đem lại lợi nhuận tối đa cho cơ sở và làng nghề, bảo đảm sự phát triển bền vững của làng nghề. Có thể phân loại các dịch vụ đó như sau: (i) Thiết kế mẫu mã; (ii) Tổ chức, quản lý cơ sở (hộ gia đình); (iii) Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; (iv) Tổ chức thống kê, kế toán, quản lý tài chính; (v) Hệ thống pháp luật hiện hành; (vi) Bảo vệ sở hữu trí tuệ (trong đó có bằng sáng chế, thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý); Xây dựng website; (vii) Tìm kiếm thị trường, tổ chức du lịch; (viii) Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, bán hàng, tham gia các hội chợ, triển lãm; (ix) Tổ chức liên kết theo chuỗi giá trị; (x) Thực hiện trách nhiệm xã hội. Mỗi trung tâm có thể cung ứng một hoặc nhiều loại dịch vụ tùy theo yêu cầu của cơ sở và khả năng của trung tâm.
Riêng đối với các cơ chế, chính sách của Nhà nước liên quan đến làng nghề, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ sở có thể biết được song họ chưa thể nắm vững được nội dung cụ thể của các văn bản, và nhất là vận dụng thực hiện các văn bản ấy trong cơ sở như thế nào để có thể khai thác tối đa các lợi ích do chính sách mang lại cũng như để biết các rủi ro có thể xảy ra để tránh. Các trung tâm sẽ thực hiện nhiệm vụ này.
HIỆP HỘI HƯỚNG DẪN, TẠO ĐIỀU KIỆN
Theo ý kiến của một số trung tâm, để nâng cao hiệu quả hoạt động của họ, cần sự nỗ lực của ba bên: Cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề, Hiệp hội và các trung tâm.
Cơ sở làng nghề là nơi trực tiếp tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh, làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, khi thị trường trong nước và xuất khẩu có đòi hỏi cao hơn, việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đang rất cấp bách. Họ đang có yêu cầu đổi mới, sáng tạo, làm ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu của thị trường cả về số lượng và chất lượng. Các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề đang có yêu cầu sử dụng các dịch vụ; Thị trường dịch vụ đang rộng mở với các trung tâm.
Đối với Hiệp hội, yêu cầu đặt ra là xác định chức năng, nhiệm vụ cụ thể, định hướng hoạt động cho các trung tâm, tạo điều kiện cho họ và thường xuyên theo dõi, kiểm tra, uốn nắn các lệch lạc có thể xảy ra, giúp các trung tâm hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả cao. Thực tế cho thấy: Hiệp hội là cầu nối giữa các cơ quan nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề; Vì vậy, Hiệp hội có thể tăng cường quan hệ với các bộ, ban, ngành và các tổ chức, hiệp hội khác, tranh thủ các chương trình, dự án, đề tài mà các cơ quan, tổ chức ấy có thể chuyển giao cho Hiệp hội thực hiện. Trên cơ sở ấy, Hiệp hội có thể chọn lựa và giao lại cho các trung tâm phù hợp với khả năng của họ; Có thể là một trung tâm và cũng có thể một số trung tâm cùng kết hợp thực hiện.
Cũng nên khuyến khích các trung tâm tự đi tìm việc, cũng tức là họ trực tiếp liên hệ với các bộ, ban, ngành, đoàn thể, v.v…để nhận các loại dịch vụ mà họ có thể cung ứng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề. Trong trường hợp này, Hiệp hội có thể tạo thêm điều kiện cho các trung tâm bằng nhiều cách, như giới thiệu cho họ quan hệ với các cơ quan, đoàn thể hoặc đứng ra tổ chức kết hợp cho một số trung tâm cùng thực hiện.
Hiệp hội cũng có vai trò không thể thiếu trong việc hướng dẫn các trung tâm trong quá trình họ thực hiện các dịch vụ như góp ý kiến về các biện pháp cụ thể, trao đổi kinh nghiệm giữa các trung tâm … Việc theo dõi, ngăn chặn các lệch lạc, vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh cũng rất cần thiết để các trung tâm hoạt động đúng hướng và cũng là để bảo đảm uy tín của Hiệp hội.
Thực hiện những công việc nói trên, không chỉ là trách nhiệm của Hiệp hội đối với các trung tâm, bởi vì sức mạnh của Hiệp hội một phần quan trọng là do hoạt động của các trung tâm, trung tâm mạnh, hoạt động hiệu quả, đóng góp tài chính cho Hiệp hội; Mà cũng tức là nâng cao uy tín và sự tín nhiệm, gắn bó giữa các cơ sở và làng nghề đối với Hiệp hội, vì được nhận các dịch vụ cần thiết, có ích cho sự phát triển của họ qua các trung tâm của Hiệp hội.
TRUNG TÂM TỰ ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO
Trước tình hình mới, các trung tâm cần tự đổi mới, phát huy sáng tạo với ý chí, khát vọng vươn lên tầm cao mới như Đảng và Nhà nước đang kêu gọi. Cần chủ động hơn nữa, sáng tạo hơn nữa, thường xuyên đổi mới toàn diện, từ chương trình hành động đến tổ chức quản lý và cung cách phục vụ. Chú trọng cập nhật và vận dụng những kiến thức mới của cuộc cách mạng 4.0 để việc thực hiện các dịch vụ được nhanh, kịp thời, hiệu quả cao với chi phí thấp.
Để xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, các trung tâm cần thường xuyên cập nhật các cơ chế, chính sách của Nhà nước liên quan đến làng nghề cũng như các hoạt động của Hiệp hội mà chủ động nắm vững và triển khai, khắc phục tình trạng thụ động, chờ đợi các cấp giao việc. Từ đó, xây dựng Chương trình hành động bám sát các hoạt động của Hiệp hội và các cơ chế, chính sách của Nhà nước liên quan đến làng nghề để hoạt động dịch vụ của trung tâm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường – cơ sở sản xuất kinh doanh và làng nghề.
Các trung tâm cần đặt mối quan hệ thường xuyên với các bộ, ban ngành, các tổ chức xã hội có liên quan, qua đó, có thể tiếp cận các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, v.v… để tham gia thực hiện. Nhà nước thực hiện xã hội hóa, chuyển giao các dịch vụ công lâu nay do các tổ chức nhà nước nắm và cung ứng sang cho các tổ chức xã hội thực hiện cũng là một nguồn mà các trung tâm có thể khai thác.
Thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, đào tạo nhân lực. Trong trung tâm, đội ngũ nhân lực, từ nhà quản lý đến các chuyên viên là vốn quý, quyết định thành bại của trung tâm; Họ cần được thường xuyên nâng cao kiến thức, kỹ năng, được chăm sóc về tinh thần cũng như vật chất. Họ cần có ý chí, khát vọng vươn lên, luôn luôn suy nghĩ, tìm ra những cách làm hay, đưa lại lợi ích cho họ và cho trung tâm, đồng thời đóng góp cho sự phát triển của làng nghề.
Để kinh doanh dịch vụ đủ sức hấp dẫn, mang lại hiệu quả cao, các trung tâm cần tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ, vì trong khi trong xã hội đang có nhiều tổ chức cung ứng dịch vụ cạnh tranh trên thị trường, thì việc tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ là lẽ sống bảo đảm hiệu quả kinh doanh của trung tâm để tồn tại và phát triển. Cần coi việc nâng cao chất lượng dịch vụ là nhiệm vụ hàng đầu và thường xuyến với giá cả hợp lý, bởi người tiêu dùng có quyền lựa chọn, sử dụng dịch vụ khác nhau phù hợp với điều kiện của họ; Ở đâu chất lượng tốt hoặc giá cả phải chăng thì khách hàng sẽ không ngần ngại mà tìm đến.
Cần quan tâm đến thái độ của trung tâm đối với khách hàng – các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề, vì đây là vấn đề mà mọi khách hàng thường rất chú ý. Cần thấy rằng thái độ, cung cách ứng xử của nhân viên trung tâm có thể tác động khiến khách hàng lựa chọn hoặc từ chối dịch vụ; Vì vậy, việc tìm hiểu, quan tâm chăm sóc khách hàng cần được các trung tâm chú trọng.
Mở rộng tương tác với các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề phải được các trung tâm coi là một nhiệm vụ thường xuyên, vừa để giữ chân khách hàng, để họ nhớ đến dịch vụ của trung tâm mình, vừa để hiểu tâm lý khách hàng, biết được họ muốn gì và trung tâm cần làm gì để đáp ứng nhu cầu của họ. Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hiện có cũng là cách để lan tỏa ảnh hưởng, uy tín của trung tâm trong cộng đồng làng nghề, cũng là để mời gọi khách hàng mới, tăng thêm đối tượng phục vụ có lợi cho sự phát triển của trung tâm.
CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 Nông thôn mới
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội