Mùa nhộng tằm bên dòng sông Lam
Nhộng tằm được bày bán bên đường. Ảnh Tuệ Minh
Những ngày này, đi dọc quốc lộ 7 - đoạn qua 2 xã Lưu Sơn và Đặng Sơn, người ta rất dễ bắt gặp cảnh người dân bày bán những mẹt nhộng tằm trông rất bắt mắt. Người qua đường có thể chọn mua cả những con nhộng còn sống, bò lổm nhổm hay nhộng đã được luộc qua đem về chế biến. Thấy chúng tôi tiến lại, một phụ nữ trung tuổi đon đả: “Mua nhộng tằm đi cô chú ơi, ăn thứ này bổ lắm đó. Về chiên hay rang chút là có bữa nhậu ngon lành”.
Theo nhiều người dân trong vùng, từ xa xưa, ngoài ươm tơ, dệt lụa, các bà nội trợ ven sông Lam (huyện Đô Lương, Nghệ An) đã biết dùng nhộng tằm chế biến ra nhiều món ăn ngon. Khi chế biến, tằm được luộc sôi bằng nước có pha chút ít muối, vớt ra để ráo nước, rang vàng cho đến khi săn lại, thêm gia vị cùng hành, lá chanh sẽ trở thành món ăn hấp dẫn.
Nhộng tằm có thể chế được thành nhiều món từ rang muối, chiên giòn hay nhộng xào thơm cà, xào hành hẹ, xào lá lốt. Ngoài ra, nhộng tằm còn được dùng để nấu cháo, nấu canh bí đao, đu đủ. Đặc biệt, những con nhộng tằm béo ngậy còn được dùng đổ bánh xèo.
“Đặc sản” vùng trồng dâu nuôi tằm xứ Nghệ hút khách. Ảnh Tuệ Minh.
Nhờ vị béo, thơm và hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên nhộng tằm là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Do vậy, thương lái săn tìm sản phẩm ngày càng đông. Trước lợi ích của nuôi tằm thương phẩm, chính quyền hai xã Lưu Sơn, Đặng Sơn rất quan tâm đến việc phát triển mô hình này.
Việc nuôi tằm tươi thương phẩm không qua giai đoạn chờ tằm đóng tổ tạo kén đã rút ngắn được thời gian quay vòng sản xuất. Tránh bị tư thương ép giá khi bán kén, bán tơ. Cùng với đó, nhờ nguồn đầu tư thấp, chỉ bỏ ra 90 ngàn trong vòng 15 ngày đã thu về 1,8 đến 2,1 triệu đồng, bà con rất phấn khởi.
Nuôi “tằm tươi” còn tận dụng được lao động dôi dư nên đã trở thành một hướng đi kinh tế hộ phù hợp ở một số xã ven sông Lam thuộc huyện Đô Lương, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân. Theo thống kê, trên địa bàn hai xã Lưu Sơn và Đặng Sơn hiện có khoảng 100 hộ nuôi tằm. Bà con nuôi tằm mua vòng trứng giá 90 ngàn, khi tằm phát triển được 15 ngày sẽ trải đều ra 6 nong. Sản lượng đạt 30 - 35 kg.
Một món ăn từ nhộng tằm (ảnh Internet).
Nhộng tằm được các thương lái đến thu mua tận nhà, giá bán sỉ hiện thời là 55.000 – 60.000 đồng/kg, nếu tằm chín không trúng lứa thì giá có thể lên 70.000 đồng/kg. So với việc nuôi tằm bán kén - tơ (100.000 đồng/kg) thì nuôi tằm thực phẩm có lợi hơn nhiều.
Bà Nguyễn Thị Lý, một người nuôi tằm thương phẩm ở xã Đặng Sơn cho biết: "Cứ bày ra bán là có người mua liền, nhiều khi không có mà bán". Trừ chi phí, trung bình mỗi tháng một hộ nuôi tằm thương phẩm thu về 3,6 đến 4,2 triệu đồng.
Theo ông Hoàng Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND xã Đặng Sơn, mùa nhộng tằm thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 11 dương lịch. Sau khi ươm tơ, người dân thường tận dụng nhộng tằm để làm thức ăn hoặc đem bán tại địa phương để tăng thu nhập.
Bài, ảnh: Tuệ Minh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội