Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng
Vài nét về làng nghề gốm sứ Bát Tràng:
- Nguồn gốc: Xã Bát Tràng nằm bên tả ngạn sông Hồng thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp xã Đông Dư, phía Đông giáp xã Đa Tốn, phía Nam giáp xã Xuân Quan thuộc huyện Văn Giang (Hưng Yên), phía Tây giáp sông Hồng và huyện Thanh Trì, Hà Nội. Tổng diện tích: 178 ha; Tổng số hộ: 2170, với 8.850 nhân khẩu.
![]() |
Xã có 02 làng nghề truyền thống, đó là làng nghề gốm cổ truyền Bát Tràng và làng nghề gốm sứ Giang Cao, năm 2009 cả hai làng nghề đều được công nhận là làng nghề truyền thống Hà Nội; Năm 2021 nghề gốm cổ truyền Bát Tràng được công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia; Năm 2022 làng nghề gốm sứ Giang Cao được phong danh hiệu Làng nghề Văn hóa – Du lịch tiêu biểu. Xã Bát Tràng đã quy hoạch các khu vực đỗ xe, lắp đặt các biển chỉ dẫn du lịch; Lắp biển giới thiệu di tích và truy cập thông tin qua quét mã QR.
Bát Tràng có 195 công ty TNHH, Danh nghiệp tư nhân, HTX, tổ sản xuất; 960 Hộ sản xuất, 750 dịch vụ gốm sứ và du lịch. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt: 86,54triệu/người/năm.
Thực trạng làng nghề:
Những năm gần đây làng nghề được Nhà nước quan tâm đầu tư, cùng kinh phí của nhân dân đóng góp, nhiều công trình hạ tầng được xây dựng, đường xá khang trang, thuận tiện giao thông vận chuyển, hệ thống tiêu thoát nước tốt, công trình điện đáp ứng sản xuất và sinh hoạt. Các hộ sản xuất lắp thêm lò ga, thay lò hộp nung than, cải tạo nhà xưởng sản suất, trong làng có dịch vụ thu gom rác thải, các gia đình đều có công trình vệ sinh sạch, môi trường được cải thiện.
Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng bao gồm các nhóm: Mỹ nghệ xuất khẩu; Hàng trưng bày; Nhóm đồ thờ; Nhóm đồ chơi; Nhóm xây dựng; Nhóm dân dụng; Gốm sứ Mosaic; Nhóm phục chế, thiết kế mẫu.
![]() |
Thị trường của làng nghề:
+ Xuất khẩu: Tập trung các nước: Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Hàn quốc, Thụy Điển, Đài Loan, châu phi.
+ Nhóm sản phẩm phục vụ đối tượng tiêu dùng trong nước chất lượng cao như: Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, tỉnh Bắc Ninh, trung tâm đô thị các tỉnh thành phố khác.
+ Nhóm sản phẩm phục vụ đối tượng tiêu dùng bình thường gồm các tỉnh phía Bắc, tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định các tỉnh miền Miền Trung, các tỉnh khu vực Tây nguyên, Tây
Nam bộ.
Về tiêu thụ sản phẩm gốm sứ:
- Xuất khẩu theo các hợp đồng kinh tế: 12 %.
- Bán đi các tỉnh, thành phố qua các đầu mối thu gom, phân phối và các hợp đồng từ các doanh nghiệp, hộ sản xuất: 49 %.
- Bán cho khách thăm quan, du lịch: 13%.
- Bán qua kênh online : 26 %.
![]() |
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện quảng bá, tiếp thị và bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Hiện nay các sản phẩm đặc thù sản xuất gốm sứ được các công ty, hộ kinh doanh, sản xuất vừa và nhỏ trong các lĩnh vực đều tham gia thực hiện giới thiệu, quảng bá và tiếp thị sản phẩm trên các ứng dụng điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, trên trang bán hàng Shopee như:
+ Sản phẩm OCOP gốm sứ được rất nhiều người dân tiếp thị, đăng bán trên ứng dụng facebook như:
+ Trang facebook, zalo Hòa Bảo Khánh
+ Trang facebook, zalo gốm sứ Quang gốm
+ Trang facebook, zalo gốm sứ Việt Dũng
+ Trang facebook, zalo gốm sứ Quý Dương
+ Trang facebook, zalo gốm sứ Cường Hường
+ Trang facebook, zalo gốm sứ Quốc Anh
+ Trang facebook, zalo gốm sứ Trà My
+ Trang facebook, zalo gốm sứ Khánh Thái
+ Trang facebook, zalo gốm sứ Lâm Trang
+ Trang facebook, zalo gốm sứ Mai Linh
+ Trang bán hàng Shoope: gốm sứ Gia Hải; Bát Tràng Maket; Bát Tràng Computer; Bát Tràng Corner
+ Trang bán hàng Tiktok: gốm sứ Decor 6868; Siêu thị gốm Bát Tràng;
Ngày 23/7/2019 UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3936/QĐ-UBND về việc công nhận Điểm Du lịch Bát Tràng, địa phương bố trí địa điểm, làm điểm đến trong hành trình tua (tour) du lịch Bát Tràng kết nối với Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt và phố gốm Giang Cao. Với định hướng lâu dài xây dựng Điểm du lịch làng gốm cổ Bát Tràng và làng nghề gốm sứ Giang Cao trở thành địa chỉ đỏ để du khách thập phương mỗi khi về Hà Nội, thăm quan Khu trưng bày sản phẩm làng nghề gốm sứ Giang Cao, thôn 2 Giang Cao, di tích lịch sử văn hóa như: Đình Giang Cao, Miếu Bản Giang Cao, Chùa Tiêu Dao làng Giang Cao và Đình làng, Chùa Kim Trúc, Đền Mẫu, Văn Chỉ Bát Tràng; Trải nghiệm làm gốm đắp, nặn, vẽ, vuốt... mua sắm các sản phẩm gốm sứ, thưởng thức các đặc sản quê hương (canh măng mực, bánh chưng, xôi, chè...)
Bát Tràng đang hướng tới cung cấp thông tin cho khách du lịch thông qua QR code. Qua đó khách du lịch có thể dễ dàng sử dụng điện thoại của mình để thực hiện những thao tác cần thiết như trả tiền taxi, book nhà hàng, nhà nghỉ và tìm kiếm thông tin các gian hàng, sản phẩm OCOP, lựa chọn điểm tham quan tiếp theo thông qua mã QR được cung cấp. Đồng thời tích cực quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch của thôn thông qua các website, diễn đàn, mạng xã hội, trang thông tin điện tử của xã, thôn về du lịch như:
-http://battrang.gialam.hanoi.gov.vn/
-https://dulichgialam.com
-http://tinhhoalangnghe.vn /
-https://stour.vn
-https://dulich.pro.vn
-https://vietair.com.vn
-https://dulichlive.com
Tồn tại và nguyên nhân:
Sức cạnh tranh còn yếu so với ngành gốm sứ các nước, chậm đổi mới mẫu mã, sản phẩm thiếu tính sáng tạo, thiếu tính thương mại, khó sản xuất hàng loạt.
Việc sáng tác mẫu mã sản phẩm theo tính tự phát, chưa có cơ sở tập trung để cho Nghệ nhân, thợ giỏi sáng tác, thiết kế mẫu mã. Thiếu liên kết giữa làng nghề với các Viện nghiên cứu, trường đại học, các nhà chuyên môn ngành TCMN.
Nhận thức và triển khai tuyên truyền, tổ chức việc bán hàng qua Online còn hạn chế. Bán hàng mang tính tự phát, người bán hàng chưa có kỹ năng, chưa có chiến lược kinh doanh.
Xu thế hiện nay sản xuất gốm sứ thay đổi mẫu mã rất nhanh, việc quảng bá, giới thiệu phải cập nhật và thích ứng.
Giải pháp đẩy mạnh Maketing trong việc bán hàng online.
Đẩy mạnh việc tuyên truyền làm cho doanh nghiệp, hộ sản xuất, hộ kinh doanh dịch vụ hiểu và quan tâm về maketing và bán hàng online, việc bán hàng Online là xu hướng của thời đại và nhất là hiệu quả tiện lợi khi có dịch bệnh, thiên tai xảy ra, tiết kiệm diện tích kho hàng.
Marketing là tất cả các hoạt động để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, trong đó bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, từ việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ, quảng bá, phân phối sản phẩm, nhằm vừa đáp ứng được nhu cầu, thu hút và giữ chân khách hàng.
Các giải pháp đẩy mạnh Maketing cho sản phẩm gốm Bát Tràng trong việc bán hàng online:
Tập trung nghiên cứu thị trường thu thập, xử lý, phân tích những thông tin liên quan đến khách hàng, đối thủ, thị trường mục tiêu và có thể là toàn bộ về ngành mà doanh nghiệp bạn muốn kinh doanh. Phát huy hoạt động của các
doanh nghiệp, tổ thị trường Câu lạc bộ làng nghề gốm sứ Giang Cao; Thành lập Hiệp hội làng nghề của hai làng Bát Tràng và Giang Cao, trong đó hình thành Ban chuyên nghiên cứu về thị trường, Ban tuyên truyền và tổ chức các giải pháp bán hàng qua kênh Online.
Thực hiện phân khúc thị trường, định vị thị trường:
Xác định lại các thị trường tiêu thụ gốm sứ, vùng khách hàng truyền thống và khách hàng mới, phân chia khách hàng ra thành nhiều nhóm khác nhau, có các cách tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường.
- Thực hiện định vị thị trường:
+ Tập trung đối tượng mua hàng trong nước,
+ Phát huy thế mạnh của sản phẩm và tiềm lực của doanh
nghiệp với những vùng, miền tiêu thụ sản phẩm.
+ Phát huy mặt ưu điểm nổi bật của các loại sản phẩm.
+ Tiếp cận và đáp ứng yêu cầu thị hiếu của khách hàng, hoặc phong tục, tập quán của khách hàng, cách mua sắm, tìm hiểu tập quán vùng miền, dân tộc, văn hóa, sở thích độ tuổi, giới tính...từ đó thiết kế làm ra và giới thiệu sản phẩm phù hợp.
Trú trọng nhóm sản phẩm OCOP và sản phẩm của Nghệ nhân thợ giỏi. Đề nghị chính quyền huyện Gia Lâm, xã Bát Tràng cho triển khai phương án làm khu trưng bày sản phẩm làng nghề, sản phẩm Ocop, nơi thiết kế sáng tạo mẫu mã mới, dạy nghề gốm sứ tại khu đất A9 thôn 2 Giang Cao, xã Bát Tràng.
Phát triển về mạng thông tin liên lạc tốt, lắp đặt các Oai pai chất lượng cao.
Thường xuyên tập huấn kiến thức cho đội ngũ bán hàng qua kênh Online và chủ doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh. Có trình độ ứng dụng công nghệ rất cao, giỏi về giao tiếp, thành thạo về ngoại ngữ, tính trung thực, uy tín, đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
Thực sự coi trọng việc ký kết hợp đồng, giao dịch, thanh toán, chứng từ và đóng gói, vận chuyển đúng thời gian quy định. Các doanh nghiệp trú trọng giao dịch qua sàn điện tử khi bán hàng cho khách trong nước và nước ngoài.
Tin liên quan

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 | 18/04/2025 Nông thôn mới

Những yếu tố sống còn của làng nghề
14:31 | 10/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường
15:14 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại
09:08 | 15/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 | 04/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng
10:03 | 21/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống
09:45 | 13/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam
15:44 | 06/03/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị
11:40 | 01/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề
21:08 | 20/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề
19:28 | 13/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 | 21/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
10:11 Văn hóa - Xã hội