Lưu giữ nghề nồi đất truyền thống
Sản phẩm gốm Trù Sơn chủ yếu là nồi nhưng khá đa dạng; có khoảng 30 loại, từ nồi to nấu nước, nồi thường nấu cơm, nồi nhỏ kho thịt cá, siêu sắc thuốc...
Nghề nồi đất có từ khi nào người dân làng Trù cũng không còn nhớ, họ chỉ biết là do tổ tiên, cha ông mình để lại. Nghề tuy vất vả, thức khuya dậy sớm nhưng đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ dân nơi đây. Cùng với thời gian, bí quyết làm nghề truyền thống được truyền qua bao thế hệ. Nghề này ít vốn, tự lấy sức lao động mình là chính. Trước đây, chủ yếu là nam giới tuổi đời từ 18 - 55 tuổi trực tiếp đưa xe thồ đến xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc khai thác đất sét về làm nguyên liệu. Đất được đưa về thái mỏng, đâm nhuyễn trộn với nước. Dưới bàn tay khéo léo của những người phụ nữ đã cho ra những sản phẩm nồi đất. Xong công đoạn làm nồi, để sản phẩm hoàn chỉnh phải trải qua quá trình đốt và nung trong lò. Người dân ở đây, mỗi nhà trực tiếp xây một cái lò. Khi sản phẩm đã nặn xong, họ xếp nồi trên đế lò phủ rơm rạ, lấy lá bổi đun, nung ngoài trời khoảng 3 tiếng đồng hồ là có một sản phẩm nồi đất hoàn chỉnh.
Những năm 80 của thế kỷ trước, làng nghề nồi đất Trù Sơn phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, có thời gian, làng nghề truyền thống độc đáo này bị mai một. Những năm trở lại đây, những bậc cao niên trong làng quyết tâm giữ lấy nghề. Sản phẩm gốm Trù Sơn chủ yếu là nồi nhưng khá đa dạng, có nồi to nấu nước, nồi thường nấu cơm, nồi nhỏ kho thịt cá, đến các loại siêu sắc thuốc Bắc… Hiện nay, các hộ làm nghề đã tạo ra nhiều loại sản phẩm mới như giỏ treo phong lan, ống đựng tiền tiết kiệm... Thị trường tiêu thụ chủ yếu dựa vào những người buôn nồi bằng xe thồ ở Yên Thành đi đến các tỉnh như: Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận… Vài năm trở lại đây, tại các nhà hàng, khách sạn và làng nghề kho cá truyền thống phát triển nên sản phẩm nồi đất Trù Sơn được ưa chuộng, sử dụng nhiều nơi.
Bà Phạm Thị Hoàng năm nay 80 tuổi đã có trên 50 năm làm nghề nồi đất.
Bà Nguyễn Thị Phú (70 tuổi) trú tại xóm 10, xã Trù Sơn cho biết, bà làm nghề từ khi 10 tuổi, nghề tuy vất vả nhưng một tay bà gây dựng cơ ngơi và nuôi con ăn học. Hiện nay, sản xuất nồi đất mùa chính là từ tháng 9 - 12 âm lịch hàng năm. Dịp gần Tết, mỗi tuần thường nấu 2 mẻ. Ngày thường, sau khoảng 10 ngày, mỗi gia đình sẽ cho ra lò một mẻ nồi.
Trước đây, người dân trong toàn xã làm nghề này thì hiện nay chỉ còn 4/16 xóm làm nghề nồi đất là xóm 10, 11, 12 và 13. Bình quân mỗi tháng, làng nghề làm ra hàng chục nghìn sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ dân. Nhiều người dân Trù Sơn vẫn có ý thức giữ nghề, bởi với họ đó không chỉ là mưu sinh mà còn là một cách để lưu giữ, bảo tồn giá trị truyền thống mà cha ông xưa để lại.
Để tìm hướng đi cho việc duy trì bảo tồn nghề gốm, những năm qua, các cấp, ban, ngành đã có nhiều chính sách. Thực hiện đề án về việc khôi phục các làng nghề, trong đó có làng gốm cổ Trù Sơn, người dân có cơ hội được ra tham quan, học hỏi tại làng gốm Bát Tràng và những cuộc hội thảo về phục hồi, duy trì và phát triển làng nghề làm gốm Trù Sơn. Những năm trở lại đây, làng nghề nồi đất khởi sắc bởi có sự đóng góp của các hoạt động du lịch trải nghiệm. Mới đây, Bảo tàng Nghệ An tổ chức cuộc triển lãm về chuyên đề gốm sứ truyền thống Việt Nam. Tại đây, du khách thích thú khi được trực tiếp trải nghiệm làm nên những chiếc nồi đất dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân làng nghề gốm Trù Sơn, huyện Đô Lương.
Bài, ảnh: Phan Tuyết
Tin liên quan
Tin mới hơn
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết
10:20 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả
09:17 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
14:41 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030
10:08 Nông thôn mới
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:01 OCOP
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 Văn hóa - Xã hội
Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn
09:57 Khuyến công
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 Làng nghề, nghệ nhân