Lê Đức Vỹ - "Thợ đụng" đa tài
Nghệ nhân Lê Đức Vỹ giới thiệu diệp ảnh.
Lê Đức Vỹ (72 tuổi, trú phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) là một cái tên rất quen thuộc trong giới văn nghệ sĩ ở TP biển. Anh “thợ đụng” này, đúng là “đụng gì làm nấy”, có lúc tưởng chừng tan gia bại sản, gia đình “sẻ đàn tan nghé” do nghề “thợ đụng” của mình.
Tâm sự với chúng tôi, anh Vỹ cho hay, mấy chục năm qua, anh đã từng kiếm cơm qua nhiều nghề như đạp xe thồ, đẩy xe đi bán bánh mì, làm bia rượu, làm mắm, bán đồ bành, dán áo mưa, nhuộm vải, pha sơn và sản xuất cá hộp, thạch ảnh, diệp ảnh… Ấy vậy mà năm 2007, sách kỷ lục Guinness Việt Nam ghi danh nghệ nhân Lê Đức Vỹ là người đầu tiên, duy nhất trên thế giới và Việt Nam thành công trong việc “phóng” ảnh màu lên đá.
Nghệ nhân Lê Đức Vỹ và vợ.
Anh kể, thời còn trai trẻ, anh “ca cũng hay”, chơi đàn guitar “cũng được” và tập tành sáng tác. Sự nghiệp âm nhạc của anh có đến 50 ca khúc sáng tác hoặc phổ thơ. Anh cũng là người sớm biết sử dụng phần mềm vi tính để viết nhạc. Sự nghiệp “thơ ca” của anh với một CD nhạc có đến 10 bài thu âm và phối nhạc hoành tráng do các ca sĩ trong thành phố góp giọng. Tuy nhiên, chuyện này chỉ làm cho “vui cửa vui nhà”, chứ anh không thể “kiếm cơm” được.
Song, “đá” là cái duyên, sự lựa chọn tình cờ mà anh không hình dung trước nổi. Sau nhiều năm tháng đam mê với các thí nghiệm đưa ảnh màu lên đá. Khi gia sản nhỏ nhoi chuẩn bị khánh kiệt thì “ảnh trong đá” lại mỉm cười với anh. Từ đó anh “khai sinh” và cho trình làng cái gọi là “thạch ảnh”, tức là ảnh trên bề mặt đá. Dưới bàn tay tài hoa và đôi mắt nghệ thuật của anh, một hòn đá bỏ đi đã biết nói lên giá trị của mình. Ngoài “phóng” hình vào đá, anh còn có thể “phóng” hình lên nhiều vật dụng khác như vỏ sò, vỏ cây, vỏ ốc, chén bát, gáo dừa...Có nhiều người cho rằng anh đã làm thay đổi “diện mạo” của những phiên đá vô tri có hồn và giá trị.
Tôi có dịp “quan sát” anh bỏ ra gần nửa năm trời chỉ để “dồn” 1, rồi 2, rồi 3, rồi 4 trang chữ cỡ giấy A4 lên một diện tích nhỏ trên mặt đá và đọc được rõ nét bằng kính có độ phóng đại lớn. Gần đây, anh lại có ý tưởng “đưa” ảnh màu vào lá. Thế là anh đi hái lá, ngâm lá và xử lý lá để cho ra đời cái gọi là nghệ thuật “diệp ảnh”. Lê Đức Vỹ thêm một lần nữa thành công trong việc đưa lên lá chữ nghĩa và hình ảnh mang tính nghệ thuật cao và cho ra đời một loại hình nghệ thuật mới mà anh em văn nghệ gọi đùa anh là “diệp ảnh gia”.
Gia đình nghệ nhân Lê Dức Vỹ trên đá.
Sau việc “phổ” ảnh trên đá và trên lá, việc “phổ” ảnh trên vỏ bào ngư bắt đầu từ một sự tình cờ. Anh Vỹ cho hay, cách đây hơn nửa năm, một người bạn của anh ở xa ghé Đà Nẵng, trước khi bay đi Hà Nội có hẹn gặp mặt ở một nhà hàng hạng hải sản sang ven biển Đông. Bữa tiệc hôm đó có món bào ngư, đó là một loài hải sản quý hiếm. Sau khi bóc ăn con bào ngư đầu tiên, anh đưa chiếc vỏ lên trước mặt săm soi với con mắt nhà nghề với ý nghĩ là làm sao “phổ” ảnh màu bám dính bền vững, cân đối trong lòng chiếc vỏ bào ngư vừa không bằng phẳng, lại vừa trơn trượt. Thế rồi, qua bao nhiều thời gian và công đoạn miệt mài với nhiều thất bại, cuối cùng những hình ảnh chân dung màu được đặt trong lòng chiếc vỏ bào ngư một cách hài hòa và rõ ràng như ánh hào quang lấp lánh bên trong chiếc vỏ, tạo ra sự cộng hưởng huyền ảo về màu sắc và hình ảnh.
Ảnh màu trong vỏ bào ngư.
Hiên nay, nhiều người thấy rất thú vị khi đến chiêm ngưỡng gian hàng trưng bày thạch ảnh, diệp ảnh, “bào ngư ảnh”… tại nhà anh. Những năm qua, vật lưu niệm từ đá, sò, ốc, bào ngư, thạch ảnh đã theo du khách đi khắp bốn phương trời góp phần tô điểm cho cuộc đời thêm duyên dáng, tươi đẹp.
Bài, ảnh: Tiên Sa
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái
14:35 Nông thôn mới

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 OCOP

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương
14:35 Khuyến nông

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 Tin tức