Lào Cai: Người Dao tuyển bản Mo bảo tồn nghề dệt vải
Công đoạn bật bông để chuẩn bị kéo sợi.
Với đồng bào người Dao tuyển cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác ở Lào Cai, những bộ trang phục truyền thống được tiếp nối qua nhiều thế hệ. Họ đều tự tay làm ra nguyên liệu dệt thành vải, nhuộm chàm, thêu hoa văn, đường viền để trang trí trên váy, áo của mình. Mặc dù trong cuộc sống hiện đại, đường về bản đã rộng mở, người Dao tuyển nơi “đỉnh trời” bản Mo có thể xuống chợ phiên các xã lân cận vào dịp cuối tuần để mua vải dệt máy công nghiệp về may quần áo, thế nhưng, các chất liệu có sẵn thường không đúng với bản sắc văn hóa dân tộc mình nên hầu hết người Dao ở bản Mo vẫn đau đáu muốn giữ nghề dệt truyền thống.
Chính vì điều ấy, mong muốn giữ nguyên giá trị và bản sắc của dân tộc mình, chị Hoàng Thị Thiết cũng như các hộ Dao tuyển trong bản Mo đang gìn giữ và khôi phục nhằm bảo tồn nghề trồng bông dệt vải, nhuộm chàm.
Vừa nhanh tay se những sợi bông thành chỉ cuộn, chị Hoàng Thị Thiết vừa trò chuyện với chúng tôi: Từ nhỏ, tôi và các bạn gái cùng trang lứa ở bản người Dao này đã được bà, mẹ của mình dạy cách tách hạt bông, cuộn chỉ sợi và xem các bà, các chị dệt vải, nhuộm chàm, may thêu áo mới. Lớn lên, khi có gia đình riêng, tôi và nhiều chị em trong bản vẫn duy trì nghề truyền thống này cho đến nay, vẫn tự trồng bông trong nương vườn của gia đình, dệt vải và nhuộm chàm.
Mặc dù trải qua nhiều công đoạn trong suốt cả một năm để có những tấm vải thơm mùi chàm dùng may áo mới cho cả gia đình nhưng chị Hoàng Thị Thiết và nhiều phụ nữ Dao tuyển ở bản Mo vẫn miệt mài, cần mẫn theo nghề. Để dệt ra một tấm vải may quần áo từ vật liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường, phải qua nhiều công đoạn, kỳ công và phải kiên trì mới làm được. Từ trồng cây bông, đến thu hái quả bông về, ban đầu phải tách hạt, sau đó dùng các dụng cụ truyền thống để bật bông cho tơi, rồi vê thành ống, se thành chỉ, cuộn vào các suốt chỉ, dàn thành mành rồi cho vào khuông dệt, lúc đó mới đều tay đưa thoi để dệt vải.
Chị Hoàng Thị Thiết chia sẻ thêm: Sau khi đã dệt thành tấm vải sợi bông, người Dao tuyển còn dùng cây lá chàm, ngâm cho vải chuyển thành màu chàm, phơi khô, sau đó mới dùng may áo, may quần… Để tạo thành chàm nhuộm màu cho vải cũng là một công đoạn hết sức công phu, nếu không khéo tay, không có kinh nghiệm sẽ khó tạo nước chàm ngâm vải. Vải sợi bông sau khi ngâm chàm chừng 1 đến 2 giờ đồng hồ, đem hong ngoài nắng nhẹ rồi mới mang về may váy áo. Dù biết là kỳ công và tốn công sức mới làm được một bộ váy áo truyền thống của dân tộc mình, nhưng chúng tôi vẫn muốn bảo tồn và giữ gìn, bởi khi mặc bộ trang phục nguyên bản, chúng tôi có cảm xúc và tự hào về bản sắc của dân tộc mình hơn...
Đến bản Mo, chúng tôi gặp đồng bào Dao tuyển vẫn duy trì việc mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình và vẫn giữ nghề trồng bông dệt vải. Tuy nhiên, bà con Dao tuyển ở bản Mo luôn mong có sự hỗ trợ để khôi phục nghề truyền thống và trong tương lai sẽ phát triển thành làng nghề. Cùng với du lịch sinh thái (quế, chè) thì làng nghề truyền thống của đồng bào Dao tuyển ở bản Mo cũng là hướng phát triển để tạo thêm sức hấp dẫn cho bản vùng cao nơi đây…
Bài, ảnh: Lê Thanh Cường
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng
09:55 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống
10:35 | 12/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
11:19 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề
09:00 | 06/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa
15:14 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng
09:00 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8
11:42 | 04/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống
10:27 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống
10:26 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp
11:01 | 29/08/2024 Tin tức
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 Nghiên cứu trao đổi
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 Làng nghề, nghệ nhân