Lào Cai: Nghề làm cày của người Mông Bắc Hà
Nghề làm cày tay của người Mông được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Nghề làm cày tay của người Mông có từ bao giờ không ai nhớ nổi, chỉ biết rằng chiếc cày là vật dụng quen thuộc và rất quan trọng của mỗi gia đình. Chẳng vậy mà theo tục của người Mông, ngày Tết vẫn có nghi lễ cúng thần cày. Thường trong mỗi hộ người Mông có 2 chiếc cày, 1 dùng cày nương và 1 dùng cày ruộng. Cách làm 2 loại cày này có khác nhau đôi chút.
Để hiểu rõ về nghề làm cày tay truyền thống của người Mông, chúng tôi tìm đến khu bán nông cụ ở chợ phiên Bắc Hà. Chỗ bán cày nằm biệt lập ở góc cuối cùng của khu bán nông cụ và người mua - bán ở đây đa số là đàn ông. Có một điều đặc biệt là họ đến đây để trao đổi với nhau về giá cả rất ít, chủ yếu hỏi han xem cày làm bằng gỗ gì, loại dùng để cày nương hay cày ruộng và cày cho loại trâu yếu hay khỏe, tầm vóc của người sử dụng…
Ông Tráng A Dín, 70 tuổi, người Mông ở thôn Tẩn Chư, xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà - một thợ làm cày tay có tiếng - kể: Nghề làm cày rất vất vả, cần sự tỉ mỉ và có bí quyết riêng nên trong một xã hoặc một vùng chỉ có một số người làm được. “Nói đúng ra đây là nghề gia truyền, như tôi đây được ông nội truyền nghề làm cày tay từ nhỏ. Theo tôi biết thì ở vùng cao Bắc Hà giờ chỉ còn 3 xã là Tả Van Chư, Cốc Ly và Bản Phố có hộ chuyên làm cày tay gia truyền” - ông Dín nói.
Theo tập tục từ lâu đời, hằng năm, vào dịp cuối đông, khi cây cối trên rừng cứng cáp vì không hút nhiều nước thì những thợ làm cày người Mông bắt đầu lên rừng tìm gỗ làm cày. Muốn có cày tốt thì việc chọn gỗ rất quan trọng, gỗ làm cày chủ yếu là cây dâu rừng (tù nhăng - tiếng Mông), gỗ chẩn, sến, trai hoặc nghiến…, những loại gỗ này cứng nhưng dẻo dai. Tuy nhiên, thợ làm cày thích dùng gỗ dâu rừng hơn cả vì loại gỗ này nhẹ, chịu được mưa nắng và bền khi ngâm lâu dưới nước.
Nhiều người dân vùng cao vẫn sử dụng cày tay để làm đất.
Chiếc cày có 2 bộ phận quan trọng là bắp cày và thân cày cần hình khối và độ cong nhất định nên khi đi lấy gỗ, người làm cày phải lựa chọn trước khi chặt sao cho vừa không phải đẽo gọt nhiều, vừa đảm bảo độ nông sâu cho mỗi loại cày.
Để làm ra chiếc cày, người thợ phải thành thạo các kỹ thuật đục, khoan, đẽo. Điểm đặc biệt nhất của nghề làm cày là không có công thức, không dùng mực thước, người thợ chỉ dùng kinh nghiệm làm “công cụ” đo và định chuẩn chiều dài, chiều cao.
Cày ruộng thường được làm to, dài hơn, có độ bám đất sâu hơn; cày nương thì ngắn hơn, nhỏ hơn và nhẹ để khi cày có thể linh hoạt chuyển hướng lưỡi cày tránh đá, tránh gốc cây…
Sau khi làm khung cơ bản, người thợ dựng đứng cày để đo chiều cao và chiều dài lấy chuẩn. Theo kinh nghiệm thì chiều cao từ lưỡi cày lên đến tay cầm cứ gần thắt lưng người là vừa, còn chiều dài thì cày ruộng dài khoảng hơn sải tay người lớn, cày nương ngắn hơn một chút. Khi lắp các bộ phận lại sao cho bắp cày, thân cày, lưỡi cày là một đường thẳng là chuẩn. Giá bán mỗi chiếc cày từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng, cộng thêm chiếc lưỡi cày bằng gang giá khoảng 250 - 300 nghìn đồng/cái.
Cần nói thêm rằng, người dân đi mua cày ở chợ phiên không bao giờ có lưỡi lắp sẵn, sau khi chọn được thân cày ưng ý họ mới đi mua lưỡi cày phù hợp với sức vóc của người cày và trâu nhà, rồi mang về lắp. Việc đúc lưỡi cày gang cũng là thợ có nghề làm.
Nếu muốn biết thêm về nghề làm cày, du khách hãy đến chợ văn hóa Bắc Hà, chợ phiên xã Cốc Ly, chợ phiên xã Lùng Phìn (Bắc Hà). Thời điểm này đang là mùa cày nương, làm ruộng vụ mới nên muốn thử cày tay, du khách có thể trải nghiệm cày bừa với người dân nơi đây.
Bài, ảnh: Tùng Lâm
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân