Lạng Sơn: Làng nghề đan lát truyền thống Chi Lăng
Đến thôn Khảo Bàn, xã Chi Lăng trong tiết trời se lạnh của những ngày giáp tết, chúng tôi không khó bắt gặp hình ảnh những cụ già, phụ nữ, thanh niên ngồi đan, vót tre. Đó là những công việc bình dị hằng ngày, nhưng cũng là cách mà người dân nơi đây gìn giữ nghề truyền thống qua nhiều năm.
Ghé thăm nhà chị Lương Thị Chuyên, làm đan lát lâu năm tại thôn Khảo Bàn tiếp chúng tôi, nhưng chị vẫn tranh thủ thời gian để đan lát. Đôi tay chị thoăn thoắt đưa những lát nan vào khung, vừa uốn vừa đan, chẳng mấy chốc chiếc mẹt đã thành hình.
Nghề đan lát truyền thống của người dân Chi Lăng góp phần xây dựng nông thôn mới.
Chị Chuyên cho biết: “Tôi đã gắn bó với nghề hơn 10 năm qua, nghề đan lát như một phần cuộc sống của tôi. Những ngày nông nhàn, tôi có thể làm được từ 3 đến 5 cái mẹt, với giá bán trung bình từ 35 đến 100 nghìn đồng/chiếc tùy kích cỡ khách hàng đặt, một tháng tôi có thể thu về hơn 1 triệu đồng. Nhờ vậy cũng có thêm chút thu nhập cho gia đình”.
Bà Lộc Thị Thủy, thôn Khảo Bàn với đôi bàn tay khéo léo, vừa nhanh tay lên vòng cho chiếc sàng, bà vừa tâm sự: “Gia đình tôi đã duy trì nghề đan lát này từ lâu, cả chồng và các con tôi đều làm nghề này, vừa đan sàng vừa đan mẹt, trung bình mỗi ngày gia đình tôi đan được 5 – 6 cái sàng (giá giao động từ 35 đến 40 nghìn đồng/cái) và khoảng 10 cái mẹt. Mỗi phiên chợ gia đình thu nhập khoảng 2 triệu đồng từ bán sản phẩm”.
Bà Thủy cho biết thêm: “Nguyên liệu để làm ra một chiếc mẹt gồm: vầu, tre, nứa. Để có được những chiếc mẹt đẹp phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi kinh nghiệm và sự khéo léo từ khâu tìm loại tre thích hợp. Đầu tiên phải chọn những cây thẳng, có màu xanh, không quá già hoặc quá non và thưa đốt để khi đan không bị gãy, dễ lên vòng. Cây mang về đốn khúc, chẻ nhỏ, chuốt trơn tru rồi đan thành hình mẹt, sau đó uốn vòng, sau khi đan xong chúng tôi sẽ phơi sản phẩm dưới nắng từ 1 đến 2 tiếng, thành phẩm đạt yêu cầu là phải chắc chắn, tròn đều và có màu xanh nhạt”.
Vừa nói bà Thủy vừa nhanh tay tháo một chiếc mẹt treo gần phía cửa bếp xuống cho chúng tôi xem: “Cái mẹt này nhà tôi dùng được hơn 10 năm nay rồi mà còn tốt lắm, cũng vì sản phẩm tốt và bền nên sản phẩm của chúng tôi vẫn được nhiều nơi ưa chuộng”.
Được biết, ban đầu đan lát không phải là công việc chính của những người dân nơi đây, người dân trong xã chủ yếu làm ruộng, họ tận dụng thời gian rảnh sau mùa vụ để đan lát tạo ra những vật dụng trong gia đình. Tuy nhiên về sau, các sản phẩm này được ưa chuộng, người tìm mua rất nhiều, nên từ đó hình thành nhu cầu mua bán trên thị trường và chuyên biệt hóa trong sản xuất. Cứ như vậy, nghề đan lát truyền thống tại xã Chi Lăng đã gắn bó với đời sống người dân nơi đây từ đời này sang đời khác.
Để bám trụ với nghề đan, người dân phải cần cù, khéo léo và “thổi hồn” vào cây tre, nứa, vầu để tạo ra những sản phẩm vừa chứa đựng giá trị văn hóa truyền thống, vừa góp phần nâng cao thu nhập cho bà con. Ông Hà Văn Lợi, trưởng thôn Khảo Bàn cho biết: Toàn thôn có trên 90 hộ thì có khoảng 30 hộ làm nghề đan lát. Những ngày nông nhàn, bà con tụ họp, vừa trò chuyện vừa tranh thủ hoàn thành những sản phẩm đan lát truyền thống. Trước đây, người dân đan lát chủ yếu phục vụ nhu cầu của gia đình, bắt đầu từ năm 2010 trở lại đây, phong trào đan lát phát triển mạnh và sản phẩm bắt đầu trở thành hàng hóa.
Hiện nay, nhiều làng nghề truyền thống đã và đang dần bị mai một. Tuy nhiên, nghề đan lát ở đây vẫn luôn được “truyền lửa”. Điều đó không chỉ gìn giữ những giá trị truyền thống mà còn góp phần mở ra hướng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Các sản phẩm đan lát không chỉ được người dân trong và ngoài huyện ưa chuộng mà còn được thương lái ở các tỉnh khác đến thu mua và bán lại cho các tư thương Trung Quốc.
Ông Nguyễn Văn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND xã Chi Lăng, huyện Tràng Định cho biết: Xã Chi Lăng hiện có hiện có 878 hộ; trong đó có hơn 120 hộ với khoảng 400 lao động làm nghề truyền thống đan lát. Những hộ dân làm nghề này chủ yếu tập trung ở 3 thôn: Khảo Bàn, Bản Mạy và Nà Pàng. Sản phẩm đan lát của bà con làm ra đến đâu bán hết đến đó. Tuy nhiên, người dân chủ yếu bán sản phẩm tại các phiên chợ nên giá cả chưa ổn định. Thời gian tới, từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của chương trình xây dựng nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền xã sẽ có kế hoạch thành lập Hợp tác xã Đan lát để duy trì nghề truyền thống, giúp bà con yên tâm về đầu ra của sản phẩm. Bên cạnh đó, xã tiếp tục khuyến khích và động viên bà con mở rộng, phát triển hơn nữa nghề đan lát, giúp nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho lao động trên địa bàn, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.
Những trăn trở của người dân làng nghề. Để giữ nghề và sản phẩm của làng nghề ngày càng tiến xa hơn nữa về mẫu mã và sản phẩm thì không chỉ cần đôi bàn tay khéo léo, niềm đam mê sáng tạo, mà họ rất cần sự quan tâm của các cấp, ngành chức năng, trong hỗ trợ về vốn, tạo thương hiệu, liên kết sản xuất… Đây sẽ là động lực giúp làng nghề xã Chi Lăng tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo.
Bài và ảnh Tuyết Mai
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới
15:03 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt
10:42 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 OCOP

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh
15:04 Nông thôn mới

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn
15:03 Tin tức

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao
15:03 Nông thôn mới