Làng nuôi rắn Lệ Mật
Đến hẹn, 23/3 âm lịch, làng Lệ Mật, xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) lại tổ chức hội làng tưởng nhớ vị Thành hoàng đã có công đánh thắng thủy quái lập ra “Thập tam trại”(13 trại) ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa.
Múa Giảo long - nghi thức không thể thiếu trong Lễ hội làng Lệ Mật.
Nếu hỏi người Lệ Mật, nghề nuôi rắn có từ bao giờ, thì chẳng ai có thể trả lời được, hầu hết họ đều cho rằng cứ đời này, qua đời khác, người làng cứ "cha truyền, con nối" với cái nghề độc đáo này.
Bao đời nay, ở Lệ Mật vẫn tương truyền câu chuyện về ông tổ nghề của mình. Theo đó vào thời nhà Lý, công chúa con vua Lý Nhân Tông đang dạo chơi trên sông Thiên Đức chợt sóng gió nổi lên, thủy quái xuất hiện, bắt công chúa. Nhà vua thương con, cử nhiều tướng tài đi diệt thủy quái nhưng không ai làm được. Có chàng trai họ Hoàng sống ở làng Trù Mật võ nghệ cao cường lại có tài bơi lội xin vua cho đi. Cuộc chiến đấu sôi sục cả lòng sông, với sự mưu trí, dũng cảm, chàng trai đã diệt được thủy quái. Nhà vua ban thưởng cho chàng trai họ Hoàng quan tước, vàng bạc nhưng chàng không nhận chỉ xin về lập ấp ở phía Tây thành Thăng Long, biến nơi hoang vu thành 13 làng trại trù phú. Sau khi "khai làng lập ấp", chàng quay về củng cố làng cũ. Sau này, chàng mất, dân làng lập đình thờ chàng, suy tôn là Thành hoàng. Theo gương chàng, dân chúng làng Lệ Mật ngoài việc nhà nông còn phát triển thêm nghề bắt rắn, nuôi rắn và nghề rắn cũng bắt nguồn từ đó.
Bình rượu ngâm rắn tại nhà truyền thống của làng Lệ Mật.
Ban đầu, người lệ Mật nuôi rắn để làm thuốc, rồi thì theo đà phát triển của kinh tế thị trường, người làng bắt đầu chuyển sang kinh doanh nhà hàng chuyên ẩm thực về rắn. Thịt rắn vốn được coi là một vị thuốc, vì thế, các món ăn được chế biến từ rắn nhanh chóng được thực khách xa gần biết đến và ưa chuộng. Nghề rắn của Lệ Mật cũng trở nên nhộn nhịp và phồn thịnh dần lên theo thời gian. Suốt một thời gian dài, nghề bắt và nuôi rắn đã trở thành nghề chính của nhiều gia đình trong làng. Cũng từ nghề này, mà nhiều gia đình trong làng Lệ Mật phất lên được, có của ăn, của để. Thương hiệu rắn Lệ Mật hay làng rắn Lệ Mật đã vang xa khắp trong Nam, ngoài Bắc. Khách các nơi tìm về Lệ Mật, khách du lịch nước ngoài cũng tìm về đây để xem, để thưởng thức ẩm thực từ rắn.
Bỏ nghề vì không đủ điều kiện phát triển
Có những thời điểm, mỗi ngày Lệ Mật đón hàng trăm nghìn du khách trong nước và quốc tế đến thăm quan, mua sắm và ăn uống…Nhờ rắn mà làng Lệ Mật cổ xưa giờ cũng "thay da đổi thịt" thành phố xá hiện đại, với những căn nhà khang trang, biệt thự mọc lên san sát…Thế nhưng, niềm vui của người làng nghề cùng sự tấp nập ấy, giờ đã trở thành dĩ vãng.
Hàng thủ công mĩ nghệ từ da rắn được du khách yêu thích chọn mua.
Tìm về Lệ Mật trong tiết trời Hà Nội khá lạnh, những tưởng mùa này, các thực khách sẽ kéo tới đây rất đông, bởi mùa lạnh là thời điểm lý tưởng để thưởng thức những món ngon từ thịt rắn. Vậy nhưng, thực tế lại trái với suy nghĩ và hình dung của chúng tôi. Cả dãy phố Việt Hưng (làng Lệ Mật) trước đây vốn rất nhiều nhà hàng về đặc sản rắn, nhưng nay chỉ còn lại lác đác và theo chia sẻ của người dân thì cũng bởi dịch bệnh COVID -19 nên khách giờ cũng thưa vắng, chứ không còn đông đúc như xưa.
Vào sâu trong làng, hỏi thăm vào những gia đình nuôi rắn, chúng tôi nhận được những cái lắc đầu. Những người mà chúng tôi hỏi thăm đều cho biết, hiện nay trong làng gần như không còn hộ nào chăn nuôi nữa cả, người làng gần như bỏ nghề hết. Chỉ có những nhà nào kinh doanh nhà hàng thì có nuôi nhốt một ít, nhưng chủ yếu cũng là nhập từ nơi khác về nhốt để phục vụ kinh doanh chứ không chăn nuôi thực sự như trước đây.
Về vấn đề này, dân làng nghề Lệ Mật cho biết, hiện tại số thành viên còn rất ít, những tất cả đều hoạt động nhỏ lẻ và mang tính cầm cự, làm vì yêu nghề chứ chưa thực sự hiệu quả và mang lại giá trị kinh tế lớn. Nhiều hộ dân rất muốn phát triển và theo nghề nhưng không có quỹ đất. Nhiều gia đình chỉ có 80m2 mà vừa ở, vừa nuôi rắn thì không thể phát triển được. Do đó, nhiều người làng đã phải bỏ nghề.
Cái khó và cái thiếu hiện nay của những người làm nghề ở Lệ Mật chính là quỹ đất để phát triển chăn nuôi. Muốn phát triển, muốn có thu nhập từ nghề thì phải đầu tư phát triển chăn nuôi và kết hợp với việc làm thuốc, ẩm thực, thủ công mỹ nghệ và du lịch…. Người dân mong các cấp chính quyền quan tâm đến làng nghề, tạo điều kiện cấp cho làng nghề một khu đất để người dân có thể phát triển và tiếp tục gìn giữ nghề truyền thống của quê hương.thống của quê hương.
Bài, ảnh: Doãn Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết
10:20 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả
09:17 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
14:41 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030
10:08 Nông thôn mới
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:01 OCOP
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 Văn hóa - Xã hội
Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn
09:57 Khuyến công
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 Làng nghề, nghệ nhân