Làng nghề truyền thống miền núi phía Bắc lao đao bởi đại dịch Covid -19
Bản Lác, huyện Mai Châu (Hòa Bình), là nơi gắn liền với khu du lịch cộng đồng nổi tiếng của người dân tộc Thái. Nhiều năm trở lại đây, nhờ có hoạt động du lịch, nên nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Thái được khôi phục, phát huy và trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn đặc biệt với du khách xa gần, tăng thêm thu nhập cho bà con.
Cơ sở Bảo trợ xã hội Thuận Hòa, là một trong nhiều cơ sở dệt thổ cẩm thành công tại Bản Lác. Cơ sở tạo việc làm ổn định cho trên 40 lao động là phụ nữ, thanh niên DTTS và người khuyết tật trên địa bànhuyện Mai Châu.
Dệt thổ cẩm tại Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông tại Mèo Vạc
Nhưng kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020, hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt năm 2021, khi tình hình dịch bệnh phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, hoạt động du lịch bị đóng băng, cơ sở cũng phải dừng hoạt động.
Bà Vì Thị Thuận, dân tộc Thái, chủ cơ sở cho biết, do hàng làm ra chủ yếu bán cho khách du lịch và khách nước ngoài, nên khi có dịch bệnh, bà đã cố gắng duy trì cơ sở, một phần cũng mong muốn tạo việc làm cho những lao động là người DTTS và người khuyết tật tại địa phương. Mặc dù tháng 7/2020, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có hỗ trợ cơ sở 10 triệu đồng để duy trì hoạt động trong thời gian dịch bệnh, nhưng hàng làm ra không bán được nên bà phải "đóng cửa" tạm dừng hoạt động...
HTX miến đao Giới Phiên phơi miến trên các dàn đan bằng tre, sản phẩm sạch được khách hàng ưa chuộng.
Hiện nay, những lao động trong cơ sở của bà đang thất nghiệp, có người năng động hơn thì đi làm thêm ở các khu công nghiệp. Ngay bản thân bà cũng phải nuôi thêm tằm để có tiền sinh hoạt. Bà Thuận đang chờ đợi ngày tháng dịch bệnh qua đi, cơ sở lại có thể đón lao động trở về làm việc.
Theo khảo sát, hầu hết các cơ sở thêu, dệt thổ cẩm ở vùng DTTS, tại các địa điểm du lịch đều rơi vào hoàn cảnh tương tự. Một số cơ sở cũng chủ động tìm giải pháp thích ứng, nắm bắt thị trường phục vụ người dân địa phương, song cũng không mấy khả quan.
Điều trăn trở khác, đó là thời gian qua, việc khôi phục các nghề truyền thống như: Đan lát, may, dệt thổ cẩm, nghề làm gốm... được nhiều địa phương triển khai, bước đầu thu được những tín hiệu tích cực cho phát triển du lịch. Thì nay, dịch bệnh bùng phát, mọi kế hoạch đã bị ngưng trệ, nhiều hộ dân không còn kiên trì giữ nghề nên chuyển sang làm nghề khác.
Cầm chừng để giữ thợ
Trong bức tranh "buồn" về các nghề, làng nghề giữa đại dịch, thì cũng có một số nghề như chế biến lương thực, thực phẩm, nghề thuốc đông y... truyền thống tại các vùng DTTS và miền núi, dù là hoạt động cầm chừng, những vẫn duy trì được sản xuất kinh doanh.
Hợp tác xã (HTX) miến đao Giới Phiên của xã Giới Phiên (TP. Yên Bái), nổi tiếng với sản phẩm miến đao. Những năm trước, trung bình đến tháng 9, là HTX đã bán ra khoảng 60 - 70 tấn miến. Nhưng năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sản lượng bán ra chỉ trên 30 tấn, giảm tới 50 - 60%.
Ông Nguyễn Văn Toàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX miến đao Giới Phiên cho biết, để duy trì sản xuất, ông đã dùng nguồn vốn gia đình và vay thêm ngân hàng để bảo đảm việc sản xuất kinh doanh. Với việc thị trường đóng băng như thế này, ông chưa thể tìm ra phương án nào tốt nhất.
Theo ông, lượng mua giảm, thị trường tiêu thụ giảm; muốn mở rộng thị trường tới các địa phương khác cũng khó, bởi việc di chuyển, tiếp thị khó khăn. Ông Toàn cũng cho biết, cũng có mấy lần chính quyền đặt vấn đề hỗ trợ, tuy nhiên đến nay, HTX vẫn chưa nhận được nguồn hỗ trợ.
Tương tự, dù nỗ lực tìm giải pháp, việc sản xuất kinh doanh của các làng nghề gỗ cũng không mấy khả quan. Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trends thông tin, Việt Nam hiện có khoảng trên 300 làng nghề gỗ, với hàng nghìn hộ gia đình và hàng trăm nghìn lao động đang tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các biện pháp giãn cách nhằm kiểm soát dịch Covid-19 trong thời gian gần đây, đã có tác động rất lớn tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ làng nghề gỗ.
“Theo khảo sát, năng lực sản xuất của các hộ đã giảm 62%, 38% còn lại là phần mới được phục hồi sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách, trong một vài tuần trở lại đây. Khoảng 46% số hộ tại các làng đã quay trở lại sản xuất, tuy nhiên các hoạt động này chỉ mang tính chất “cầm chừng” với mục đích “làm để giữ thợ” và “lấy công làm lãi” mà không có lợi nhuận”, ông Phúc chia sẻ.
Có thể thấy rằng, các nghề truyền thống tại vùng DTTS và miền núi vốn đã khó khăn trong việc tìm đầu ra của sản phẩm, nay càng khó khăn hơn bởi đại dịch Covid-19. Việc khôi phục sản xuất kinh doanh các nghề, phụ thuộc vào thành quả chống dịch bệnh, do đó, người dân cần tiếp tục nâng cao ý thức và chung tay cùng chính quyền địa phương, Đảng, Chính phủ trong việc kiểm soát dịch Covid-19.
Bài, ảnh: Văn Hoa
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức