Làng nghề trong Chiến lược mới phòng, chống dịch Covid-19

LNV - Ngày 11/10/2021, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Nghị quyết số 128/NQ-CP ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Đây là một văn bản quan trọng thể hiện bước chuyển hướng có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phòng, chống Covid-19 ở nước ta, đáp ứng kịp thời kỳ vọng của nhân dân ta.
Từ “Zero Covid” sang “Sống chung với Covid”

Theo các chuyên gia, thế giới sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn virus SARS-CoV-2 cũng tức là thực hiện “Zero Covid – không còn Covid” như những tuyên bố lâu nay. Virus SARS-CoV-2 sẽ luôn tồn tại như một loại vi trùng, vi khuẩn và có thể sẽ trở thành một dạng virus gây đại dịch cúm như những loại virus khác từng ảnh hưởng đến con người. Như vậy, cuộc chiến chống Covid-19 của thế giới đang bước sang giai đoạn mới: Thay vì theo đuổi mục tiêu “diệt sạch virus” đặt ra trước đây, đã có nhiều quốc gia thay đổi chiến lược ứng phó từ cố gắng dập tắt dứt điểm sang sống chung an toàn với dịch bệnh, đồng thời thực hiện các biện pháp giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất, kinh doanh. Để sống chung an toàn với Covid-19, cần phải phối hợp các giải pháp về vắcxin, tăng cường hệ thống y tế, thực hiện các biện pháp linh hoạt ứng phó với dịch bệnh tùy theo mức độ lây lan, chính quyền đảm bảo thông tin đầy đủ và mỗi công dân tự đề cao trách nhiệm cá nhân.

Ở nước ta, gần hai năm qua, công cuộc phòng, chống dịch Covid-19 đã đạt được những kết quả quan trọng. Chúng ta đã rút ra được những kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn phòng, chống dịch; Năng lực ứng phó của hệ thống y tế từng bước được nâng lên; Diện bao phủ vắcxin nhất là đối với nhóm người có nguy cơ cao, các đô thị lớn tăng nhanh giúp chúng ta chủ động hơn trong phòng, chống dịch, chuyển sang giai đoạn mới.


Xuất phát từ thực tiễn, trong Nghị quyết 128/CP-NQ ngày 11/10/2021, Chính phủ đã xác định công tác phòng, chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân, khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội; Chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Mục tiêu đề ra là: bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; Hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do Covid-19; Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, phấn đấu trong năm 2021.

Một số hoạt động cần được làng nghề quan tâm

Trước tình hình mới, để quán triệt Nghị quyết 128/CP-NQ ngày 11/10/2021, các làng nghề cần triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo bốn cấp độ dịch mà Chính phủ đã quy định (tương ứng các màu xanh, vàng, cam, đỏ), tập trung vào những công việc trọng tâm của từng cơ sở.

Điều quan trọng là các làng nghề cần có tư duy mới, suy nghĩ đột phá mới; Cần vượt lên chính mình, không thỏa mãn với những thành tựu đã đạt được, mà phải có ý chí, khát vọng vươn lên mạnh mẽ, nhanh chóng tiếp thu và vận dụng những thành tựu của Cách mạng 4.0, đưa làng nghề phát triển lên một tầm cao mới. Ý chí mới, tư duy mới, khát vọng mới ấy cần được thể hiện rõ rệt và đem lại hiệu quả cao trong mọi hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trong làng nghề cả nước ta. Dưới đây, xin nhấn mạnh thêm về một số hoạt động mà các làng nghề cần quan tâm trong tình hình mới.
Trước hết là phân tích nhu cầu của thị trường, xác định sản phẩm chủ lực. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đại dịch Covid-19 hoành hành trong thời gian qua đã gây ra những xáo trộn rất lớn trong toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới. Do tác động của dịch bệnh, các nước đều phải cơ cấu lại các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa; mỗi gia đình cũng đang điều chỉnh các nhu cầu trong đời sống.

Nước ta cũng vậy; đây chính là thời điểm đẩy nhanh cơ cấu lại sản xuất, tập trung nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, đáp ứng yêu cầu của thị trường đang thay đổi. Mỗi cơ sớ sản xuất, kinh doanh, mỗi làng nghề cũng cần tìm hiểu nhu cầu mới của thị trường (trong nước và ngoài nước) để có biện pháp đáp ứng. Riêng đối với thị trường nước ngoài, cần tìm hiểu kỹ những thị hiếu của các thị trường trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà nước ta đã ký kết: mỗi nước đều có văn hóa tiêu dùng riêng biệt, có phân khúc thị trường khác nhau, lại có những nước đang có những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đồng dạng sẵn sàng cạnh tranh với chúng ta. Vì vậy, mỗi cơ sở làng nghề cần soát xét lại danh mục sản phẩm, có thể giảm số lượng mà tăng chất lượng, nâng bản sắc và thẩm mỹ của sản phẩm. Thay vì làm ra nhiều sản phẩm khi nguồn nguyên liệu, vốn liếng khó khăn, hãy tập trung chế tác những tác phẩm tinh xảo, những sản phẩm chủ lực, tạo nên thương hiệu riêng của cơ sở. Riêng đối với du lịch làng nghề là một tiềm năng lớn, cũng cần được đầu tư và khai thác theo quan điểm mới, cách làm mới, để mỗi sản phẩm du lịch làng nghề là một điểm du lịch văn hóa mà du khách có thể trải nghiệm, tìm hiểu chiều sâu về nghề thủ công nước ta, những tinh hoa văn hóa mang bản sắc địa phương thậm chí của mỗi nghệ nhân, đem lại những cảm xúc khó quên cho du khách.

Hai là, nâng cao chất lượng khâu thiết kế. Thực tiễn cho thấy khâu thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm làng nghề có ý nghĩa cục kỳ quan trọng đối với mỗi cơ sở làng nghề, song lâu nay chưa được coi trọng đúng mức. Mẫu mã thường là theo mẫu sẵn có hoặc sao chép trên thị trường, hoặc làm theo đặt hàng, rất thiếu sáng tạo, gây cảm giác nhàm chán trong mắt người tiêu dùng. Trong tình hình mới, đương nhiên không thể bằng lòng với những mẫu mã, kiểu dáng sẵn có, mà cần những đổi mới cần thiết. Có thể khẳng định rằng sau đại dịch, kinh tế sáng tạo sẽ là nền kinh tế lớn mạnh; Các nghệ nhân, thợ thủ công cần tập trung vào thiết kế sáng tạo, coi đây là cách duy nhất để bảo tồn và phát triển làng nghề. Mỗi sản phẩm phải thể hiện tinh hoa văn hóa của làng nghề, tài năng, trí tuệ và sức sáng tạo của nghệ nhân, có sức hút với người tiêu dùng và khách tham quan. Muốn vậy, mỗi làng nghề phải là một “vườn ươm”, một không gian sáng tạo cho những tài năng.

Điều đáng mừng là thời gian gần đây, đã có nhiều nghệ nhân trẻ tuối được học tập bài bản, giàu sức sáng tạo, đã tạo nên những sản phẩm có giá trị mỹ thuật, kỹ thật cao. Đó là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ thể hiện sự sáng tạo của nghệ nhân với nhiều ý tưởng mới trong thiết kế song vẫn tiếp nối những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, của từng làng nghề. Những sản phẩm này đã thể hiện rõ nét tiềm năng sáng tạo không có giới hạn của nghề thủ công, với những sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang bản sắc văn hóa Việt Nam, mặc dù đang có những sản phẩm sản xuất hàng loạt đang phổ biến trên thị trường.

Ba là, tham gia tạo việc làm cho người lao động từ các khu công nghiệp trở về quê hương. Đây là một tình huống mới mà các làng nghề cần nắm bắt và có hướng xử lý. Từ tháng 8, 9/2021 đến nay, do khó khăn vì dịch Covid-19, đã có khoảng trên 1 triệu lao động từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An trở về quê ở miền Trung, Tây Nguyên và một số tỉnh miền Bắc. Thời gian tới, chắc sẽ có nhiều người trở lại làm việc tại các đơn vị cũ, nhưng cũng có một số ở lại quê nhà. Các làng nghề chúng ta ở những nơi này cần trợ giúp họ bằng những biện pháp thích hợp. Với người có nghề, họ có thể vào làm việc tại những cơ sở thuận với nghề của họ; Người chưa có nghề hoặc chưa tìm được nghề phù hợp, thì nên giúp đào tạo nghề, đưa họ vào làm việc trong làng nghề hiện có hoặc phát triển các cơ sở công nghiệp mới. Có thể coi đây là cơ hội để tái cơ cấu lao động nông thôn, hình thành các đô thị, phát triển kinh tế nông thôn.

Điều cần nhấn mạnh là về lâu dài, cần những biện pháp thiết thực mở mang các nghề thủ công nhằm khuyến khích lao động địa phương có quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu ngay tại quê hương, không nhất thiết phải “tha phương cầu thực”, thậm chí ra nước ngoài làm những công việc nặng nhọc, vất vả để mong “đổi đời” song rất dễ lâm vào những thảm cảnh khi đi lao động “chui”, như tình trạng 59 lao động người Việt chết trong container ở Anh mấy năm trước. Trong toàn cầu hóa ngày nay, chúng ta có thể hợp tác lao động với nước ngoài, song phải là những chuyên gia có trình độ, kiến thức khoa học kỹ thuật, những công nhân bậc cao làm rạng danh đất nước, con người Việt Nam, chứ không nên đưa đi những lao động giản đơn.

Bốn là, ứng dụng công nghệ số trong các cơ sở làng nghề. Cùng với xu hướng công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu như hiện nay, các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang không ngừng thực hiện quá trình công nghệ số. Theo các chuyên gia, công nghệ số là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang áp dụng công nghệ mới như: Dữ liệu lớn (Big Data), internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud), trí tuệ nhân tạo (AI),… trong phương thức tổ chức, điều hành, quản trị cơ sở. Theo nghĩa hẹp, công nghệ số có thể hình dung bằng khái niệm “Văn phòng không giấy tờ”. Có thể nêu những lợi ích của công nghệ số đem lại cho cơ sở như sau:

- Tiết kiệm các chi phí (thời gian, tiền bạc), nâng cao năng suất nhân viên: Chuyển đối số sẽ giúp cơ sở tiết kiệm nhiều mặt, ví dụ họp trực tuyến có thể giảm thời gian đi lại, bớt giấy tờ, chi phí hội họp... , giúp quá trình thông báo, xử lý, đưa ra quyết định được thực hiện một cách nhanh chóng.

- Nâng cao mức độ an toàn cho các hoạt động: Cơ sở sử dụng nền tảng số hóa, không dùng giấy tờ, thì có thể triển khai và lưu giữ tài liệu, tư liệu, số liệu an toàn, chính xác và bảo đảm chất lượng, không lo bị mất mát, hủy hoại hoặc bị sửa chữa.

- Tăng cường công khai, minh bạch trong quản trị cơ sở: đây là lợi ích quan trọng nhất, vì khi các hoạt động của cơ sở đều được số hóa, các khoản thu chi của cơ sở sẽ công khai, minh bạch, dễ dàng thanh tra, kiểm tra, khắc phục tham ô, lãng phí cũng như khắc phục bệnh thành tích, làm ít nói nhiều, thổi phồng ưu điểm, dấu diếm khuyết điểm.

Những lợi ích nói trên sẽ tăng chất lượng, hiệu quả rõ rệt trong quản trị cơ sở. Các cơ sở làng nghề có thể ứng dụng công nghệ số trước hết trong một số khâu rồi mở ra một cách toàn diện. Ví dụ như: Trong thiết kế mẫu mã sản phẩm; Trong điều khiển các chế độ sản xuất (lò nung, lò sấy); Trong tổ chức và quản trị cơ sở; Hội họp; Trong bồi dưỡng, đào tạo nhân lực; Trong liên kết chuỗi giá trị; Trong quảng cáo, truyền thông hàng thủ công mỹ nghệ; Trong ứng dụng thương mại điện tử; quảng bá sản phẩm du lịch... Cũng xin nhấn mạnh: Dù là xu hướng chung và có nhiều lợi ích, song công nghệ số chỉ là một loại công cụ có tính kỹ thuật, việc ứng dụng vẫn phụ thuộc vào con người; Để ứng dụng có hiệu quả thật sự, rất cần người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu tiếp thu, học hỏi và ứng dụng công nghệ mới, nhất là có phẩm chất liêm chính, chí công vô tư, tận tâm vì công việc chung.

Trên đây là một số hoạt động xin được nhấn mạnh để thiết thực quán triệt, thi hành Nghị quyết 128/CP-NQ ngày 11/10/2021 của Chính phủ. Để các cơ sở, các làng nghề thực hiện các hoạt động có hiệu quả, rất cần sự trợ giúp của các cơ quan nhà nước, các ngành liên quan và các tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đoàn thể nhân dân. Riêng với Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, xin đề nghị: (i) Tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền vận động cư dân làng nghề nâng cao ý thức, tự giác tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; Tiếp tục vận động các cơ sở làng nghề vừa phòng, chống dịch bệnh, khắc phục những hậu quả do dịch bệnh gây ra, vừa duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh,... phát huy tinh thần sáng tạo, vai trò trung tâm và chủ thể của lao động làng nghề trong phòng, chống dịch, thực hiện mục tiêu kép; (ii) Chủ động phối hợp với chính quyền các cấp giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc ngay tại cơ sở, tham gia tuyên truyền, vận động và giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cũng như các gói cứu trợ an sinh xã hội tại địa phương.

CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

LNV - Người Khơ Mú ở Việt Nam thường được các dân tộc khác gọi là: Xá Cẩu, Tày Hạy. Với tổng số dân vào khoảng trên dưới 56.542 người, họ cư trú ở các vùng rẻo cao, vùng giữa thuộc các vùng Tây Bắc và Thanh Nghệ của Việt Nam.
Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

LNV - Dưới tác động của toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, việc khai thác tiềm năng của các làng nghề trong lĩnh vực du lịch không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống mà còn tạo động lực phát triển cho công nghiệp văn hóa - một ngành kinh tế mũi nhọn theo chiến lược phát triển của Thủ đô.
Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

LNV - Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đang mở ra kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp tư nhân, trong đó có doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các làng nghề thủ công, tạo đà bứt phá nhờ khoa học công nghệ. Nghị quyết này không chỉ là định hướng chiến lược về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, mà còn là “cầu nối vàng” giữa các viện nghiên cứu, nhà khoa học với cộng đồng doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

LNV - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong phát triển sản xuất, kinh doanh, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động ứng dụng, chuyển đổi dữ liệu và quy trình sản xuất từ thủ công sang số hóa, tự động hóa. Đồng thời, tích cực sử dụng mạng xã hội, xây dựng website, tham gia các sàn thương mại điện tử để đưa các sản phẩm làng nghề vươn dài ra thị trường thế giới.
Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

LNV - Xây dựng mô hình “chuyển đổi xanh”, khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm phát thải chất độc hại đang được coi là hướng mở có tín hiệu khả quan, để giải “bài toán khó” ô nhiễm môi trường làng nghề vốn vẫn là mối lo chung của không ít địa phương từ nhiều năm nay. Dẫu vậy, việc triển khai các giải pháp này vẫn là điều không dễ...
Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

LNV - Du lịch làng nghề (DLLN) là một loại hình du lịch khá mới mẻ tại Việt Nam, nó mang lại một số lợi ích thiết thực như: giúp đa dạng hóa các loại hình du lịch; khôi phục, phát triển một số làng nghề có nguy cơ bị mai một, thất truyền; góp phần phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong làng nghề và gia đình xung quanh làng nghề; quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa mỗi vùng miền. Tuy nhiên, khi phát triển DLLN cũng gặp không ít khó khăn, thách thức cần phải có giải pháp tháo gỡ. Trong bài viết này, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp DLLN tiếp tục phát triển để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.

Tin khác

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

LNV - Làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước. Bảo vệ, phát triển các làng nghề truyền thống cần sự chung tay từ chương trình của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ của địa phương cho đến sự nỗ lực thích ứng với thời cuộc của chính các làng nghề.
Những yếu tố sống còn của làng nghề

Những yếu tố sống còn của làng nghề

LNV - Hệ thống sản xuất trong các làng nghề mang hình thái đặc trưng và bản sắc riêng biệt của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam từ lâu đời. Làng nghề không chỉ là một khu vực sản xuất có những đóng góp quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân nông thôn mà còn chứa đựng trong đó những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

LNV - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các làng nghề không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khai thác tiềm năng của làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng của đất nước. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt ra những thách thức đặc biệt là bảo tồn và phát triển về không gian kiến trúc.
Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

LNV - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Tuy nhiên, khi bước vào thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, để giữ vững được thị trường trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế, các doanh nghiệp và làng nghề phải tìm ra cách tiếp cận hiệu quả hơn thông qua chiến lược marketing xuất khẩu.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

LNV - Sáng 30 tháng 6/2025 tại thành phố Hải Phòng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về dự lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện thành
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa hai nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Giao diện di động