Làng nghề thêu truyền thống Đông Cứu
Và muốn thêu một bộ khăn chầu, áo ngự để hầu đồng thì cũng không nơi nào có thể làm đẹp hơn những nghệ nhân ở Đông Cứu. Đó cũng chính nguyên nhân hàng trăm năm qua làng vẫn giữ nguyên được truyền thống làng nghề với nhiều kĩ thuật thêu cổ mà chẳng nơi đâu có được.
Danh xưng “làng thêu rồng phượng” được gắn liền với làng nghề thêu long bào, áo mão cho quan tước, quý tộc cho các triều đại phong kiến Việt Nam. Tuy nhiên, trong cơn lốc của thời buổi kinh tế thị trường, nghề thêu long bào ở làng Đông Cứu có thời điểm dần bị mai một, người dân cũng bắt buộc phải chuyển sang làm các mặt hàng thị trường với những sản phẩm phục vụ lễ hội như làm hia, hài, lọng, tán, nhất là trang phục của giới hầu đồng.
Một buổi hầu đồng muốn thành công ngoài phần âm nhạc không thể không nhắc đến trang phục hầu đồng. Bởi chính những bộ sắc phục lộng lẫy sẽ góp phần làm cho người có “căn” nhà Thánh và người trực tiếp tham gia nghi lễ cảm thấy hứng khởi hơn.
Trong quan niệm dân gian thường có 36 giá đồng tương ứng với 36 giá Thánh sẽ có 36 bộ trang phục dành riêng cho mỗi giá. Các bộ trang phục hết sức phong phú, đa dạng nhưng dù thế nào vẫn có sự thống nhất về kiểu cách, màu sắc, phục sức đi kèm. Để có thể làm nên những bộ trang phục này, người thợ thêu phải am tường, tuân thủ các kĩ thuật thêu, các hoạ tiết thêu, từ vảy rồng sẽ khác vảy ra như thế nào, đi kèm với hình rồng thường sẽ là mây với những chấm tròn to nhỏ khác nhau ra làm sao.
Một bộ trang phục hầu đồng bao giờ cũng có 5 màu sắc cơ bản như xanh, đỏ, trắng, vàng, lam. Nhưng để tạo ra các màu sắc khác, các thợ thêu cần phải biết phương pháp nhuộm và phối màu.
Khi nói đến việc may vá thêu thùa người ta thường nghĩ đến những người phụ nữ nhưng ở thôn Đông Cứu thì những người đàn ông lại tỏ ra khéo léo hơn. Ở đây, nam, phụ, lão, ấu ai cũng biết thêu thùa. Họ khéo đến mức, chỉ cần vẽ phác thảo những đường mẫu nổi vần vện trên vải bằng bụi phấn mờ là người thợ có thể cầm kim thêu liền. Mỗi bản vẽ mẫu đều có hồn riêng thể hiện bản sắc, dấu ấn phong cách của từng người thợ.
Nhiều năm qua khi văn hoá tín ngưỡng thờ Mẫu được cộng đồng quan tâm, đặc biệt là từ khi Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, việc phục dựng trang phục cổ đã trở thành hướng mới để làng nghề thêu Đông Cứu phát triển.
Bây giờ, dù công nghệ thêu bằng máy đã rất phát triển nhưng nhiều khách hàng vẫn thích các sản phẩm thêu tay hơn, bởi theo họ những sản phẩm thủ công có nét độc đáo, hấp dẫn mà không loại máy nào có thể thay thế được.
Cuối năm 2016, nghề thêu Đông Cứu được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cùng với tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, thì hướng phát triển nghề thêu may trang phục truyền thống của người làng Đông Cứu càng có điều kiện phát triển hơn.
Việc khôi phục những mẫu thêu cổ không chỉ là một công việc mang lại lợi nhuận đơn thuần, nó còn giúp bảo tồn các di sản. Đây cũng là một hướng phát triển quan trọng của làng Đông Cứu. Hiện nay các làng nghề truyền thống thường gặp khó khăn vì nghề mai một, nhưng làng Đông Cứu luôn tạo sự thay đổi để vươn lên làm giàu từ chính nghề truyền thống của quê hương.
Bài, ảnh: Ninh Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng
17:58 | 28/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Tin khác
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngành văn hóa Bình Định bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
23:33 Văn hóa - Xã hội
Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam qua lăng kính nghệ thuật thực cảnh "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn"
15:52 Văn hóa - Xã hội
Nguyễn Phương Trà đoạt vương miện Queen Kid international 2024
15:37 Văn hóa - Xã hội
Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao
15:00 OCOP
Thừa Thiên Huế: Phát huy tiềm năng du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới
11:21 Tin tức