Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 25°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 21°C Thừa Thiên Huế

Làng nghề nón lá Hạ Thôn trăm tuổi ở Quảng Bình

LNV - Dựa trên khuôn mẫu của nón bài thơ xứ Huế, dưới bàn tay khéo léo của những người nông dân, nón lá trăm tuổi Hạ Thôn (Quảng Bình) được người dân nơi đây cải tiến để trở thành mặt hàng có thương hiệu, được khách hàng trong và ngoài tỉnh tin dùng.


Nón lá Hạ Thôn có 2 loại, nón lá xanh và nón lá dừa. Nón lá xanh là nón lá được dựa trên khuôn mẫu của nón bài thơ Huế, cải tiến mang đặc trưng nón Hạ Thôn. Để làm ra loại nón này, người Hạ Thôn sẽ xếp 3 lớp lá trên 16 vành rồi chằm nón (hay còn gọi là khâu nón). Loại thứ 2 là nón lá dừa, công đoạn làm ra sản phẩm cũng tương tự nhưng khác hơn là người thợ sẽ xếp một lớp lá nón bên trong và một lớp lá dừa bên ngoài.


Ðể làm ra một chiếc nón lá hoàn hảo, người thợ phải bỏ ra khá nhiều thời gian và công sức, tỉ mỉ trong từng khâu mua nguyên vật liệu, phơi lá, ủi lá, làm vành... đến may nón.



Lá mua về được mang đi luộc rồi phơi nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển sang màu trắng bạc, phẳng mà không giòn, không rách. Sau khi lá phơi khô sẽ được hơ trên nồi nóng, người thợ sẽ dùng khăn ướt kéo đi kéo lại để miết cho phẳng. Đây là công đoạn quyết định hình thức, chất lượng của nón lá.



Sau khi làm lá xong, người thợ sẽ tiến hành xếp lá vào khung. Khung nón được làm từ những thanh nứa khô và dẻo sau đó được vót nhỏ, uốn thành những vòng tròn có đường kính khác nhau và lần lượt từ thấp đến cao, nan lớn rồi nan nhỏ để dựng thành khung nón có hình chóp nhọn.



Để làm nên một chiếc nón bền, đẹp, đòi hỏi người khâu phải có đôi tay khéo léo giữ cho các lớp lá không rách và giúp chiếc nón được phẳng, không tạo nên nếp nhăn hoặc lồi lõm.


Công đoạn cuối cùng là nức vành và may móc quay nón. Người làm sẽ vót một đến hai cọng nan trúc có thân dẹp gọi là cây tiến, cặp vào vành nón số 16 để khi nức, vành nón được tròn và chắc chắn, nón sử dụng được lâu bền. Chỉ màu được buộc khéo léo vào hai bên vành nón để móc quay nón. Đến đây, một chiếc nón lá Hạ Thôn thành phẩm đã ra đời.



Ngồi tỉ mỉ khâu từng sợi chỉ, bà Đặng Thị Miên (SN 1964, xã Quảng Tân, TX Ba Đồn) cho biết: “Ở làng Hạ Thôn hầu như từ trẻ đến già, từ đàn bà đến đàn ông, người nào cũng biết làm nón. Nghề may nón tuy vất vả, tốn nhiều thời gian, công sức nhưng là nghề chính mang lại thu nhập cho người dân. Mỗi người có thể kiếm được từ 50.000 - 60.000 đồng/ngày từ nghề làm nón. Người dân nơi đây thường làm nón vào thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập ngoài việc làm nông”.



Đến nay, làng nón lá Hạ Thôn đã có khoảng 1.000 hộ tham gia hoạt động sản xuất nón lá. Mỗi chiếc nón này được bán ra thị trường với giá giao động từ 15.000 - 20.000 đồng tùy thời điểm. Nơi đây cũng có 10 đại lý thu mua nón cho bà con để đi tiêu thụ ở các thị trường trong cả nước, cung cấp khoảng từ 150.000 – 200.000 chiếc nón ra thị trường trong và ngoài tỉnh mỗi năm.


Ông Phan Thanh Tâm, Chủ tịch UBND xã Quảng Tân cho hay, nhằm phát huy sản phẩm làng nghề của địa phương, chúng tôi đang xây dựng hướng đến nón lá Hạ Thôn trở thành sản phẩm OCOP. Dự kiến sẽ được công nhận vào cuối năm 2022, đầu năm 2023.

Bài và ảnh Đăng Khôi

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá

Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá

LNV - Đàn ông Trạch Xá khéo may - Tay đo, tay thước suốt ngày chỉ kim. Quả thực, hiếm có làng quê nào như làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa - nơi hầu hết đàn ông trong làng đều làm nghề may áo.
Làng nghề nước mắm Nam Ô

Làng nghề nước mắm Nam Ô

LNV - Cứ mỗi dịp gần Tết, người dân làng nước mắm Nam Ô lại tất bật chuẩn bị đủ sản lượng nước mắm phục vụ cho khách hàng trong và ngoài thành phố đến mua làm quà biếu và tiêu dùng. Từ đầu ngõ, nghe thoang thoảng hương vị mắm đặc trưng, quyện trong không gian thân thuộc giữa làng chài cổ.
Nữ nghệ nhân giữ lửa nghề rối nước

Nữ nghệ nhân giữ lửa nghề rối nước

LNV - Nữ Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) duy nhất của phường rối nước hơn 300 năm tuổi, bà Nguyễn Thị Thỏa (sinh năm 1965 ở thôn Đào Thục, xã Thục Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) luôn giữ trong mình ngọn lửa đam mê với nghề và nỗ lực để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa đặc sắc của quê hương.
Làng nghề bánh nổ Điền Trang

Làng nghề bánh nổ Điền Trang

LNV - Bánh nổ, món ăn dân dã chỉ có ở Quảng Ngãi này từ lâu đã thành đặc sản. Khi tiếng búa đóng vào chày vang khắp cả làng Điền Trang, xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa chính là chuông báo, Tết sắp đến.
Giữ gìn và phát triển nghề dệt truyền thống lâu đời Na Sang

Giữ gìn và phát triển nghề dệt truyền thống lâu đời Na Sang

LNV - Bản Na Sang, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, (tỉnh Điện Biên) là nơi người dân tộc Lào sinh sống lâu đời. Từ xưa, người Lào quan niệm phụ nữ phải biết dệt vải, “biết dệt vải mới lấy được chồng!”. Bởi vậy nghề dệt vải truyền thống người Lào Na Sang được lưu giữ, truyền dạy và phát triển cho tới ngày nay.
Làng quất cảnh lớn nhất miền Trung vào vụ Tết

Làng quất cảnh lớn nhất miền Trung vào vụ Tết

LNV - Với truyền thống hơn 100 năm trồng quất cảnh, nông dân xã Cẩm Hà, TP Hội An đã chuẩn bị 71.000 chậu quất phục vụ Tết Ất Tỵ.

Tin khác

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

LNV - Nhiều năm trở lại đây, làng đá mỹ nghệ Ninh Vân, thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ như một trong những làng nghề truyền thống có bước phát triển vượt bậc. Kế thừa những giá trị tinh hoa do cha ông để lại, các nghệ nhân chạm khắc đá nơi đây, qua bao thế hệ, không ngừng sáng tạo và hoàn thiện tay nghề. Chính nhờ sự đam mê và tài năng đó, họ đã tạo ra những tuyệt tác độc đáo, góp phần đưa thương hiệu nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân không chỉ vang danh trong nước mà còn vươn xa ra thế giới.
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng

Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng

LNV - Hồn đất thăng hoa qua bàn tay người thợ
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

LNV - Làng nghề bánh tráng Long Bình, ở khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân là một trong ba làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Phú Yên hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện cho làng nghề được phục hồi và phát triển.
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết

Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết

LNV - Những ngày này, làng nghề đèn lồng truyền thống Hội An (Quảng Nam) đang bước vào giai đoạn nhộn nhịp nhất trong năm. Nhiều cơ sở tất bật ngày đêm sản xuất những chiếc đèn lồng để phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế

Thách thức bảo tồn nghề nón Huế

LNV - Hai câu thơ: "Ai ra xứ Huế mộng mơ / Mua về chiếc nón bài thơ làm quà" của tác giả Nguyễn Khoa Điềm là một trong những câu thơ nổi bật trong thơ ca dân tộc, phản ánh một cách tinh tế về vẻ đẹp và bản sắc văn hóa của vùng đất Huế. Những từ ngữ giản dị nhưng đầy sức gợi, "xứ Huế mộng mơ" đã khắc họa được hình ảnh của một mảnh đất yên bình, thơ mộng, nơi có những giá trị văn hóa lâu đời, đặc biệt là những làng nghề truyền thống như nghề làm nón lá.
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống

Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống

LNV - Làng nghề vùng Bắc Bộ từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, gắn liền với quá trình truyền nghề qua nhiều thế hệ. Những tinh hoa từ nghề xưa không chỉ là sản phẩm thủ công mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần quan trọng trong sự phát triển bền vững của các làng nghề trong thời đại ngày nay.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

LNV - Ngày 20/12/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Làng nghề Việt Nam – Cơ quan của Trung ương Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam tổ chức kỉ niệm 13 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (22/12/2011 – 22/12/2024). Tổng kết công tác năm 2024 – Triển khai công tác năm 2025.
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

LNV - Năm Căn, vùng đất tận cùng của Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng ngập mặn xanh mướt mà còn được biết đến với nghề làm than đước. Nghề thủ công này đã gắn liền với cuộc sống của người dân địa phương, góp phần tạo nên một nét đẹp riêng biệt của vùng đất này.
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

LNV - Làng nghề đan lưới Vân Trình, với hơn 500 năm lịch sử, không chỉ là nguồn sinh kế bền vững cho hơn 800 lao động mà còn là niềm tự hào văn hóa, gắn liền với linh hồn và bản sắc của người dân Thừa Thiên Huế.
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội

Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6275/QĐ-UBND về công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống, Làng nghề truyền thống” Hà Nội.
Nghề trồng nấm ở An Giang

Nghề trồng nấm ở An Giang

LNV - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3983 công nhận Nghề thủ công truyền thống nghề làm muối Sa Huỳnh thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa

Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa

LNV - Nghề thêu truyền thống có mặt ở nhiều nơi, nhưng để đạt đến mức độ tinh xảo, điêu luyện, không thể không nhắc đến làng nghề thêu ở Mỹ Đức (Hà Nội) – nơi được coi là ‘cái nôi’ của nghệ thuật thêu. Với sự kết hợp độc đáo giữa hội hoạ và thêu, nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng, cùng chồng là một hoạ sĩ, đã sáng tạo ra một phương pháp thêu mới lạ. Để có được thành công này, bà đã trải qua hàng năm trời nghiên cứu, cải tiến, và không ngần ngại từ bỏ hàng trăm bức tranh thêu tay tỉ mỉ.
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ

Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ

LNV - Từ những hạt lạc tròn mẩy, mật mía ngọt ngào, gừng tươi cay nồng, những người nghệ nhân đã khéo léo đem nấu và kết hợp cùng bánh đa tạo nên món Cu đơ Ông bà Thư Viện thơm ngon nức tiếng – xứng tầm là đặc sản xứ Nghệ.
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

LNV - Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hà Nội tổ chức phiên chợ nông sản tiêu biểu và sản phẩm OCOP chào Xuân Ất Tỵ 2025

Hà Nội tổ chức phiên chợ nông sản tiêu biểu và sản phẩm OCOP chào Xuân Ất Tỵ 2025

LNV - Từ ngày 22 đến 27-12, tại 33 Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình, Hà Nội), Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức "Phiên chợ nông sản tiêu biểu, chất lượng cao và sản phẩm OCOP" mừng Xuân Ất Tỵ 2025.
Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá

Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá

LNV - Đàn ông Trạch Xá khéo may - Tay đo, tay thước suốt ngày chỉ kim. Quả thực, hiếm có làng quê nào như làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa - nơi hầu hết đàn ông trong làng đều làm nghề may áo.
Làng nghề nước mắm Nam Ô

Làng nghề nước mắm Nam Ô

LNV - Cứ mỗi dịp gần Tết, người dân làng nước mắm Nam Ô lại tất bật chuẩn bị đủ sản lượng nước mắm phục vụ cho khách hàng trong và ngoài thành phố đến mua làm quà biếu và tiêu dùng. Từ đầu ngõ, nghe thoang thoảng hương vị mắm đặc trưng, quyện trong không gian thân thuộc giữa làng chài cổ.
Nữ nghệ nhân giữ lửa nghề rối nước

Nữ nghệ nhân giữ lửa nghề rối nước

LNV - Nữ Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) duy nhất của phường rối nước hơn 300 năm tuổi, bà Nguyễn Thị Thỏa (sinh năm 1965 ở thôn Đào Thục, xã Thục Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) luôn giữ trong mình ngọn lửa đam mê với nghề và nỗ lực để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa đặc sắc của quê hương.
Làng nghề bánh nổ Điền Trang

Làng nghề bánh nổ Điền Trang

LNV - Bánh nổ, món ăn dân dã chỉ có ở Quảng Ngãi này từ lâu đã thành đặc sản. Khi tiếng búa đóng vào chày vang khắp cả làng Điền Trang, xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa chính là chuông báo, Tết sắp đến.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động