Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Ghé thăm chợ nón làng Chuông

LNV - “Mồng mười đi chợ Chuông chơi/Xem đánh cờ người, xem thổi cơm thi”, ấy là câu ca từ xửa xưa mời gọi khách đến chợ Chuông. Cũng là chợ quê đấy, nhưng chợ Chuông mang trong mình những khác biệt lạ lùng.


Nón lá chợ Chuông.

Làng Chuông cách trung tâm Hà Nội chừng hai chục cây số, làng thuộc xã Phương Trung (Thanh Oai - Hà Nội). Nơi đây nổi tiếng có nghề làm nón lá vừa đẹp vừa bền từ vài trăm năm trước.

Theo các cụ trong làng, ngày xưa nón làng Chuông là sản vật cung tiến hoàng hậu, phi tần, công chúa trong cung đình. Ngày nay, nón làng Chuông cũng chẳng kém xưa, đã góp mặt cả trên thị trường quốc tế.

Trăm năm chợ nón


Chợ Chuông họp trong và ngoài đình chùa làng Chuông.

Bắt đầu từ những bàn tay khéo léo, và bắt nguồn từ những khóm tre làng mà thành chiếc nón lá để che mưa che nắng, che cả những bão tố bất an cho ngày cô dâu đội nón trên đầu.

Và từ đó, chợ Chuông hình thành. Không biết bao năm rồi, phiên chợ ấy vẫn đều đặn nếp cũ vào các ngày 4, 10, 14, 20 và 24 âm lịch.

Làng Chuông có một ngôi cổ tự, cổng tam quan bề thế dài rộng cao ráo và vững chãi như cổng thành. Trong và ngoài sân chùa chính là nơi họp chợ phiên của làng.

Các cụ bảo rằng, thường thì chốn thờ tự không phải nơi buôn bán ồn ào; riêng làng Chuông lại khác, chợ hoạt động ngay trong sân chùa.

Chợ làng Chuông họp từ rất sớm. Mới 6 giờ sáng, người khắp nơi đã tụ tập kín chợ. Chợ họp nhanh, ồn ào, náo nhiệt rồi nhanh chóng tan sau vài tiếng đồng hồ.

Người đi chợ phải đi từ rất sớm, kẻ muốn đến chơi cũng phải chạy đến từ sớm tinh mơ, để hưởng cái không khí náo nhiệt của chợ nón.

Những người đàn bà trong làng, từ lúc trời còn tối đất đã rục rịch chuyển nón ra chợ. Mỗi người vác trên vai vài chục chiếc nón lá trắng muốt.

Và cả những cụ già, họ chậm rãi đem theo những chiếc khung hay những xấp mo tre đến chợ để sửa nón cho khách.

Khi Mặt trời vừa lên cũng là thời khắc chợ bắt đầu mua bán. Những vị khách từ xa đến cũng không phải sốt ruột mua hàng kẻo hết nón đẹp. Bởi vì nón làng Chuông trăm cái như một, nên chỉ cần cầm vào đội thử và trả tiền.

Có những khách mua đến vài chục cái nón, cái để cho mình, cái làm quà cho người thân, cái để dành cho con trai đi lấy vợ. Cũng có những khách là thương lái đến mua sạch sành sanh nón lá của cả một góc chợ, chuyển ra xe tải đợi sẵn ngoài cổng.

Ở chợ Chuông, người ta rất ít khi bán những thứ không liên quan đến nón. Nhưng để mua bất kỳ một vật dụng gì mang tên “họ nhà nón” thì không bao giờ thiếu. Từ khung, mo tre, dây cọ, đến kim chỉ khâu nón đều có hết. Bởi thế, từ xa xưa người ta đã gọi đây là “chợ nón Chuông”.

Một tiểu thương tại chợ Chuông cho biết: “Ngoài phiên chính ra thì chợ còn họp vào các phiên xép, nhưng phiên xép thì không bán nhiều nón mà chỉ lác đác. Làng làm nghề nón nên khách đến mua đồ hầu hết vẫn là người làm nón”.


Mặt hàng trao đổi tại chợ chủ yếu là vật liệu làm nón.

Bí kíp nón Chuông

Ngày nay, cùng với xu thế cách tân nữ phục truyền thống, chiếc nón cũng được đa dạng hóa thêm, thị trường nón cũng được mở ra một hướng khác. Theo thống kê chưa đầy đủ thì ở làng Chuông có tới 85% hộ làm nón, sản xuất hàng triệu chiếc nón/năm.

Nón làm thủ công, một ngày có khi chỉ làm được 3 - 5 chiếc. Lá nón được lấy từ một loại cây họ nhà cọ, hoặc mo tre ở Hà Nam, Nam Định, Thái Bình. Lá nón phải trắng sáng hoặc có màu ngả xanh lá mạ thì mới đẹp.


Hiện, ở làng Chuông chỉ có người già làm nghề truyền thống.

Sau khi mua về, lá sẽ được vò trong cát cho mềm rồi đem phơi khoảng hai đến ba nắng. Sau đó, người thợ sẽ dùng chiếc giẻ bọc vào lưỡi cày hơ trên than củi để là cho lá phẳng mịn. Công đoạn này đòi hỏi sự cẩn thận, căn chỉnh nhiệt độ sao cho vừa phải để lá không bị cháy, đỏ. Nếu nhiệt không đủ, chiếc lá sẽ bị sống, không bóng đẹp.

Vòng nón ở làng Chuông được làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều. Nón làng Chuông có 16 lớp vòng, giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm mại.

Người khâu nón được ví như người thợ thêu. Bàn tay người thợ cầm kim đưa nhanh thoăn thoắt, mềm mại từng mũi khâu, thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài.

Khâu nón là công đoạn khó nhất, thể hiện sự tài tình khéo léo của người làm. Người thợ giỏi khi khâu phải bảo đảm lá không bị nát, không lộ chân kim, đường kim mũi chỉ đều tăm tắp, chặt chẽ, khi soi lên Mặt trời không thấy kẽ hở.

Chiếc nón hoàn tất khi kết thúc công đoạn làm nôi, tức phần buộc quai nón, tùy nón mà nôi pha màu, phối màu. Ðể tránh thấm nước, người thợ sẽ phết phía ngoài lớp dầu thông mỏng. Cái tài của người thợ làng Chuông là múi nối sợi móc được giấu kín, khi nhìn vào chỉ thấy những mũi khâu mịn màng.

Nghệ nhân Lê Văn Tuy cho hay: “Người xưa đã có câu ca: “Muốn ăn cơm trắng cá trê/Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông”. Nghề làm nón nơi đây được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, bởi vậy mà chất lượng nón rất tốt, mẫu mã đẹp. Giá cả thì tùy loại, có cái chỉ hơn trăm nghìn, nhưng có loại lên tới tiền triệu”.

Người cũ – nghề xưa


Chợ Chuông đã tồn tại hàng trăm năm nay.

Dù chợ nón làng Chuông từ xưa đã hình thành một hội chợ, vượt qua cả phiên chợ Đình ở thị trấn Vân Đình; và dù nghề khâu nón chuông đã là một nghề cổ được công nhận, được vinh danh, thậm chí được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận nhãn hiệu tập thể “Nón Chuông”.

Nhưng nguy cơ mai một, thất truyền nghề cổ đang là lo lắng của nhiều người làng Chuông. Đó là điều có thật, và đang diễn ra một cách phổ biến ở xã Phương Trung. Nếu như 20 năm trước, già trẻ - trai gái làng Chuông thi nhau làm nón, và nghề làm nón trở thành nghề chính; thì nay đã khác, lớp trẻ không ai mặn mà với nghề nữa.

“Nghề của làng có đến nay là hơn 300 năm. Nhưng đến nay, chỉ có những người cũ, tức là người già cả mới mặn mà với nghề. Lớp trẻ hầu hết đi ra thành phố tìm vận đổi đời và hầu hết không biết đến nghề của làng”, nghệ nhân Lê Văn Tuy cho hay.

Quả thật, ở ngay chợ Chuông cũng chỉ thấy những người làm nón và buôn bán nón là những người đã có tuổi. Vào các hộ làm nghề, khách lạ cũng chỉ thấy ông già bà lão ngồi bên hiên nhà khâu nón, rất hiếm và thậm chí là không thấy người trẻ làm nghề.

Cụ Phạm Trần Cảnh, một nghệ nhân nổi tiếng làng Chuông nói rằng: “Không mong gì lớp trẻ làm nghề này đâu. Người cũ thì làm nghề xưa, người mới thì làm nghề hiện đại. Nghề làm nón của làng cũng khó mong tồn tại lâu dài, vì không ai có quyền bắt người khác phải theo nghề làm nón”.

“Chợ nón làng Chuông mang trong mình cội rễ văn hóa lâu đời và cực kỳ phong phú. Điều đáng nói là chợ ở cạnh một ngôi chùa cổ, nên nếu xuất hiện một tầng văn hóa sâu hơn cái ta thường thấy, ấy là hội chợ Chuông phảng phất tín ngưỡng hội chùa” - PGS. Trần Lâm Biền.

Theo Giáo dục thời đại

Tin liên quan

Tin mới hơn

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá

LNV - Làng Giá nằm ở xã Yên Đỗ, Hoài Đức, Hà Nội. Nơi này có một thứ bánh nức tiếng gần xa, đó là bánh gai làng Giá đến nỗi có câu ca dao về bánh gai ở đây đã ra đời: “Bánh gai làng Giá thơm ngon. Con gái làng Giá tươi giòn sắc xuân”.
Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

LNV - Trong làn sóng phát triển nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa và thương mại hóa sản phẩm truyền thống, bánh tráng làng Tày Đam Rông đang dần khẳng định vị thế như một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của vùng cao phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Việc xác lập nhãn hiệu chứng nhận không chỉ bảo hộ sở hữu trí tuệ mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững.
Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

LNV - Vào một dịp cuối xuân, tôi đến thăm gia đình Nghệ nhân Đỗ Phi Thường. Nhà anh ở thôn 4, xã Chàng Sơn, huỵện Thạch Thất, Hà Nội (nay là xã Tây Phương, Hà Nội), địa danh này trước gọi là xóm Mã Lão, một xóm đã sinh ra nhiều người thợ mộc giỏi giang, nổi tiếng như cụ Cả Bỉnh, cụ Hai Thuyết, cụ Văn Kính, cụ Hai Xuân, Cụ cả Luân... góp phần làm đẹp và để lại cho đời nhiều tác phẩm nhà gỗ, đình, đền, chùa và những bức tranh, tượng tuyệt tác tồn tại đến ngày nay.
Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời

LNV - Nghề dệt lụa ở làng Đốc Tín, xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (nay là xã Hương Sơn, Hà Nội) đã có một thời gian phát triển mạnh mẽ.
Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị chuẩn bị cho Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.

Tin khác

Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

LNV - Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạ
Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

LNV - Các sản phẩm của làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng (Lào Cai) mang nét riêng khó trộn lẫn: Họa tiết tinh xảo, màu sắc rực rỡ, vừa truyền thống vừa hiện đại, là món quà lưu niệm hấp dẫn du khách.
Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

LNV - Được thiên nhiên ưu đãi chất đất đỏ độc đáo, Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng là thủ phủ gốm của miền Tây Nam bộ. Giữa biến động thời cuộc và sự mai một của làng nghề truyền thống, nơi đây hiện đang thắp lại ngọn lửa nghề bằng sự kết hợp giữa di sản và đổi mới, với vai trò tiên phong của những người nghệ nhân giàu tâm huyết.
Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

LNV - Nằm cách TP. Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam, làng hương Thủy Xuân (TP Huế) ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên dòng sông Hương thơ mộng. Nơi đây, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương trầm thơm trên đất thần kinh của người dân đã nức tiếng xa gần. Trong những năm trở lại đây, làng hương này còn trở thành địa điểm tham quan đặc sắc của du khách trong và ngoài nước.
Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

LNV - Với định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE xem việc đồng hành giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với cộng đồng địa phương.
Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì hội nghị.
"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

LNV - Nếu phải xác định một điểm khởi đầu cho hành trình chuyển đổi số tại huyện Phú Xuyên, thì đó không phải là hạ tầng, công nghệ hay những con số đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà chính là yếu tố con người - những người dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong.
Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm và đan lát của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) vẫn được gìn giữ bền bỉ qua nhiều thế hệ. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao, các sản phẩm thủ công còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống núi rừng và tâm hồn người Hrê. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những nghề xưa không chỉ sống lại mà còn trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng địa phương.
Mùa sen ở hồ Tây

Mùa sen ở hồ Tây

LNV - Vào dịp tháng 6 này, trên khắp các ao, đầm trồng sen ở khu vực hồ Tây (quận Tây Hồ) rộn ràng không khí thu hoạch, chụp ảnh với hoa. Sen trồng ở đây là sen bách diệp với bông to có 100 cánh, mùi thơm đượm mang một nét đặc trưng riêng của hồ Tây mà không nơi nào có được.
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.
Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

LNV - Theo UBND huyện Gia Lâm, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2738/QĐ-UBND, cho phép Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Dương Xá sử dụng địa danh “Dương Xá” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nông sản chế biến Dương Xá”.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

LNV - Trong số sáu cá nhân vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” vì những cống hiến đặc biệt trong gìn giữ và phát huy di sản nghề thủ công mỹ nghệ, tỉnh Quảng Nam vinh dự có hai đại diện: Ông Lê Đức Hạ (nghệ nhân gốm ở TX Điện Bàn) và ông Huỳnh Sướng (nghệ nhân mộc tại TP Hội An).
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh

Gia Lai – xứ sở cao nguyên bazan hùng vĩ, vừa chính thức “mở rộng vòng tay” đón biển xanh cát trắng sau khi hợp nhất với Bình Định. Sự kiện lịch sử này không chỉ tạo nên “tỉnh hai trong một” độc đáo, mà còn mở ra bức tranh du lịch đa sắc màu, từ rừng núi
Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo

Trường Đại học Quy Nhơn, Tập đoàn GEO (Cộng hoà liên bang Đức) và Công ty TNHH O-DOOR Việt Nam vừa diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về xây dựng và vận hành Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo tại tỉnh Gia Lai, trước
“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số

Trong nỗ lực giữ gìn và lan tỏa giá trị văn hóa các làng nghề truyền thống, Tạp chí Làng nghề Việt Nam đã hợp tác cùng nhóm sinh viên Trường Đại học FPT (TP. HCM) để triển khai dự án truyền thông mang tên “Mạch nghề”. Sự kết hợp này được kỳ vọng sẽ mở ra
Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp

LNV - Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đ
6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%

LNV - Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, 6 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 57 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu ước đạt 33,5 tỷ USD (tăng 14,3%) và nhập khẩu 23,5 tỷ USD (tăng 12,8%) so với cùng kỳ năm 2024.
Giao diện di động