Làng nghề mây tre đan Phú Vinh vượt qua khó khăn đại dịch Covid-19
Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung giới thiệu một sản phẩm túi xách mây tre đan
Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung, thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa cho biết, năm 2019 ông đứng ra thành lập Hiệp hội làng nghề mây tre Chương Mỹ gồm 61 doanh nghiệp lớn nhỏ trong xã. Cũng trong năm này, doanh thu từ sản phẩm mây tre đan đạt tới con số 190 tỷ đồng. Năm 2020 dự kiến đạt từ 200 đến 220 tỷ đồng, nhưng do dịch Covid-19 bất ngờ xảy ra, doanh thu giảm sút chỉ đạt từ 110 đến 120 tỷ đồng. Theo ước tính của Hiệp hội làng nghề mây tre Chương Mỹ, năm 2021 sẽ giảm doanh số đến 60%. Đây là con số mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cảm thấy “xót lòng”.
Mây tre đan Phú Vinh còn mang tính ứng dụng cao; Nhiều sản phẩm của doanh nghiệp Hoa Sơn đạt tiêu chuẩn OCOP
Một số nguyên nhân mà ông Trung phân tích liên quan đến thực trạng chung như chậm xuất khẩu, không xuất khẩu được do đối tác cũng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 không thể nhận đơn hàng. Cùng với đó là việc kiểm soát dịch bệnh tại Việt Nam làm rất nghiêm ngặt khiến cho việc khai thác nguyên liệu bị hạn chế, quá trình vận chuyển cũng khó khăn. Khi có dịch, bà con không thể sản xuất tập trung do tuân thủ các biện pháp giãn cách phòng, chống dịch, phải chuyển đổi sang sản xuất tại nhà, ảnh hưởng đến việc tham gia đóng góp về kỹ thuật,… chưa nói đến việc mua bán trong nước bị hạn chế vì nhiều lý do khác nhau.
“Tuy khó khăn là vậy nhưng các doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh, nhưng chỉ có thể đủ ăn, chứ không thể “lớn” hơn được nữa. Chúng tôi đang cố gắng xoay xở, giữ thăng bằng, tìm cơ hội, còn việc trở lại những khoảng thời gian như năm 2017-2019 thì chắc chắn không thể làm được lúc này”, ông Trung cho biết.
Là người đi tiên phong trong việc “phục dựng” lại làng nghề mây tre đan Phú Vinh, ông Nguyễn Văn Trung không khỏi trăn trở về những hướng đi mới để giữ được mức thu nhập ổn định cho bà con làm nghề, chờ đợi hồi phục trong thời gian tới.
Để có được thành tựu như ngày hôm nay, người dân “xứ mây” đã phải trải qua hàng chục năm gian nan thử thách, vì thế, dù không thể giữ vững con số xuất khẩu như trước đây, nhưng bằng những nỗ lực chưa từng có, các doanh nghiệp mây tre đan đang cố gắng bằng mọi biện pháp “giữ thăng bằng” để vượt qua đại dịch Covid-19.
Nghề mây tre đan ở làng Phú Vinh có từ thế kỷ 15, được bà con giữ gìn và phát triển, coi đó là nghề chỉ đứng sau nghề trồng lúa. Vào những năm 1970, làng nghề Phú Vinh đã có truyền thống thi tay nghề vào dịp giỗ tổ nghề. Họ nọ thi với họ kia, xóm nọ thi với xóm kia, nghệ nhân giỏi thi với nhau. Họ sáng tác ra những tác phẩm thủ công mỹ nghệ mang tính sáng tạo nghệ thuật ứng dụng cao, từ đó giúp cho làng nghề ngày càng hưng thịnh.
Nghề mây tre đan ở làng Phú Vinh có từ thế kỷ 15
Thấy rõ những tiềm năng phát triển của sản phẩm mây tre đan, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã được thành lập, tạo nên cho làng nghề Phú Vinh một thị trường sôi động, từ đó tạo việc làm ổn định cho người dân làng nghề, đồng thời cũng nâng cao chất lượng sản phẩm khi có sự cạnh tranh về mẫu mã, sự sáng tạo.
Theo ước tính của Hiệp hội làng nghề mây tre Chương Mỹ, năm 2021 sẽ giảm doanh số đến 60%
Lúc này, các doanh nghiệp bắt đầu nghĩ đến thương hiệu sản phẩm làng nghề. Theo ông Nguyễn Văn Trung, hiện nay với chủ trương của Nhà nước và của thành phố Hà Nội, doanh nghiệp Hoa Sơn do ông làm chủ đã tham gia sản phẩm OCOP. Năm 2019 có 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao, năm 2020 đã tham gia 7 sản phẩm, trong đó có 1 sản phẩm đang chờ được xét duyệt OCOP 5 sao.
Mây tre đan đã tạo được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu
Theo Hiệp hội làng nghề mây tre Chương Mỹ, do ảnh hưởng của Covid-19, hiện nay giá nguyên liệu tăng đến 25% trong khi giá xuất khẩu ra nước ngoài vẫn giữ nguyên. Chính vì vậy trong định hướng sắp tới, các doanh nghiệp đang cố gắng đi theo hướng chuyển đổi, sáng tác các mẫu mã mới và dùng nguyên liệu kết hợp, thay thế làm cân bằng giá thành sản xuất, tăng tính thẩm mĩ cho sản phẩm.
Trước đây bà con trồng mây, tre rất nhiều, nguồn khá dồi dào, nhưng nay do sự phát triển chung của xã hội, vùng nguyên liệu mây, tre bị phá dần. Trong khi đó, lực lượng sản xuất hàng mây tre đan ngày càng tăng do lợi ích kinh tế mà nó mang lại dẫn đến thiếu vùng nguyên liệu, không đảm bảo cho nhu cầu sản xuất. Việc thay thế nguyên liệu sản xuất là cần thiết, nhưng phải đảm bảo chất lượng và vẻ đẹp của sản phẩm.
Cùng với những khó khăn về vùng nguyên liệu, những năm gần đây, lực lượng lao động trẻ của làng nghề không muốn làm nghề truyền thống, rời làng đi làm những công việc khác gây nên sự thiếu hụt lực lượng có sức lao động cao. Chính vì vậy, Hiệp hội làng nghề mây tre Chương Mỹ cũng đang thử nghiệm các biện pháp nhằm lôi kéo lao động trẻ quay về địa phương bằng cách tăng thu nhập và nhiều chế độ đãi ngộ khác….
Bài, ảnh: Bảo Thoa - Lương Hằng
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức