Làng nghề làm nón lá Huế – Nét đẹp văn hoá truyền thống
Nón là vật dụng phổ biến dùng để che nắng, che mưa của các bà, các mẹ. Không chỉ có thế, nón lá còn là một món phụ kiện đối với phụ nữ nhờ vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh tao. Vậy, nón Huế xuất
hiện từ bao giờ.
Nghề làm nón lá ở Huế đã hình thành và phát triển từ hàng trăm năm nay. Nón Huế có nguồn gốc từ làng quê Tây Hồ thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Người thợ làm nón chăm chút từng đường kim mũi chỉ.
Những chiếc nón bài thơ đã dần trở nên quen thuộc, gần gũi trong đời sống thường ngày, đặc biệt là nón bài thơ. Nó không chỉ là chiếc nón đơn thuần, mà là một kiệt tác nghệ thuật chỉ riêng những nghệ nhân nón Huế mới làm ra được.
Để tạo nên một chiếc nón lá duyên dáng và tinh tế, các nghệ nhân làm nón phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, chằm hoàn thiện chiếc nón đến bước cuối cùng là đánh bóng bảo quản. Cùng với đôi bàn tay khéo léo là tình yêu nghề trong chính mỗi người nghệ nhân.
Một chiếc nón lá đơn sơ, mộc mạc tưởng chừng như rất đơn giản. Nhưng để có những chiếc nón ưng ý, người làm nón phải qua 15 công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự kỳ công, tinh tế. Từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, đến chằm để hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là đánh bóng bảo quản. Có lẽ vì thế mà nón Huế được nhiều khách du lịch ưu ái lựa chọn hơn so với nón ở những vùng miền khác.
Nguyên vật liệu chính của nón là lá cây Bồ Qui Diệp hái trên rừng. Người làm thường chọn những lá non, có màu xanh nhẹ, rồi đem phơi sương qua đêm để màu lá dịu lại. Sau đó là nức vàng và ủi lá. Lá phẳng, láng, có màu trắng xanh là đẹp nhất.
Tiếp theo là chuẩn bị khung chằm nón gồm 6 cây sườn chính là bố trí 16 nan tre đã được vót nhỏ, mỏng để uốn quanh hình chóp.
Để hình thành được chiếc nón lá đẹp thì thợ làm nghề sẽ làm 2 lớp lá và ở giữa những chiếc nón là các câu thơ hoặc danh lam thắng cảnh và cô gái Huế. Khi lợp lá lên khung thì phải đòi hỏi người thợ làm nghề phải có bàn tay khéo léo để những lớp lá không bị chèn lên nhau, giúp nón mỏng và thanh.
Điều làm nên thương hiệu nón Huế chính nằm ở khâu chằm. Khi hoàn tất, người làm sẽ thêm chóp được làm bóng để làm duyên. Bước cuối cùng là phủ dầu nhiều lần, phơi nắng để nón vừa đẹp vừa bền.
Nón lá là sản phẩm thủ công mỹ nghệ đầu tiên được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý vào tháng 8/2010.
Mỗi năm, Huế sản xuất ra hàng triệu chiếc nón, không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân, mà còn là món quà lưu niệm ý nghĩa cho du khách khi đến Huế. Nhiều người thích thú khi được những nghệ nhân làm nón lưu ảnh, lưu tên của mình trên chiếc nón bài thơ mang về làm kỉ niệm.
Huế có rất nhiều làng nghề nón nổi tiếng có tên tuổi như Dạ Lê, Đốc Sơ, Phú Cam, Triều Tây, Kim Long, Sịa, … nổi tiếng nhất là làng nghề Tây Hồ. Làng Tây Hồ, Phú Vang nằm bên dòng sông Như Ý, cách thành phố Huế 12km về phía Đông. Nơi đây không chỉ có những phụ nữ mới biết đan nón mà ngay cả những người đàn ông cũng giúp lên khung và chuốt vành nón.
Nón lá Tây Hồ là một sản phẩm mang tính thương mại và là biểu tượng du lịch của thành phố Huế. Trải qua bao năm tháng, làng nghề nón lá Tây Hồ vẫn giữ được giá trị văn hoá đất nước Việt Nam nói chung và giá trị truyền thống của nón lá Huế nói riêng.
Bên cạnh đó, những nghệ nhân làng nghề ngày càng sáng tạo về mẫu mã và màu sắc. Những chiếc nón vốn đã đẹp, nay còn được “gửi gắm” lên những lời hay ý đẹp, những câu thơ trữ tình, những cảnh đẹp thiên nhiên càng tăng thêm tính nghệ thuật cho chiếc nón Huế.
Nón lá Huế không chỉ phục vụ cho nhu cầu che đội của các cô, các bà, nón lá trở thành mặt hàng lưu niệm được du khách ưa chuộng. Nhiều người thích thú khi được người thợ nón lưu ảnh, lưu tên của mình trên chiếc nón bài thơ mang về làm kỉ niệm.
Bài và ảnh: Bình Nguyên
Tin liên quan
Tin mới hơn
Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả
08:29 | 26/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Tài hoa của nghệ nhân
09:19 | 25/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bến Tre: Ý tưởng điêu khắc độc đáo từ cây, trái quê hương
09:18 | 25/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết
10:03 | 21/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
15:00 | 20/01/2025 OCOP
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới
15:00 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết
14:59 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Trải nghiệm vườn nho kẹo trĩu quả tại Cần Thơ
11:13 Khuyến nông
Quảng bá di sản làng nghề Hà Nội
11:10 Du lịch làng nghề
Kẹo lạc Phố Hiến – hương vị quê nhà trên bàn trà ngày tết
10:00 Văn hóa - Xã hội
Thanh Oai về đích huyện nông thôn mới nâng cao
09:12 Nông thôn mới
Từ chiếc võng chuối mộc mạc đến sản phẩm du lịch hấp dẫn
09:00 Văn hóa - Xã hội