Làng nghề làm miến, bánh đa thôn Phượng (Nam Định): Khẳng định thương hiệu trên thị trường
Theo những người thợ làm bánh đa thôn Phượng thì: “Để cho ra lò một chiếc bánh đa hoàn hảo phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp. Trước tiên phải biết đến cách xay gạo thành bột. Bột phải nhuyễn, mịn và được sàng lọc hết những hạt bụi, bẩn. Sau đó người làm bánh phải căn lượng bột gạo cho chuẩn để trộn bột nở vào”. Anh Hùng, một người làm bánh đa lâu năm ở thôn Phượng chia sẻ: “khâu quan trọng là tráng bánh, đòi hỏi kĩ thuật đặc biệt khéo léo của người thợ mà không phải ai cũng làm được, tráng nhẹ tay, bánh phẳng, đều phụ gia, đường kính khoảng 40cm”. Bánh tráng xong được đem phơi hai lần cho khô kiệt. Và khâu cuối cùng là quạt để tạo hình dáng cho bánh. Người thợ thôn Phượng quạt bánh thủ công bằng than hoa nên chiếc bánh nở đều, đầy đặn, không bị méo mó, cháy sém như những loại bánh đa khác. Bánh đa thôn Phượng nhìn thật giải dị nhưng ăn lại rất giòn, ngon có vị thơm, béo, bùi của vừng rang, xốp nở phồng to của những chiếc bóng trên bề mặt. Những hộ sản xuất bánh đa tiêu biểu của thôn như hộ các ông: Vũ Văn Hán, Vũ Văn Nhiệm, Phạm Văn Khang, Phạm Văn Hào…
Làng nghề làm miến, bánh đa thôn Phượng nâng cao thu nhập cho người dân.
Không chỉ nổi tiếng với nghề làm bánh đa, thôn Phượng còn được biết đến với nghề làm miến. Với những bí quyết làm miến độc đáo, được truyền qua nhiều đời đã tạo nên sợi miến ngon đặc biệt, làm nên thương hiệu “miến thôn Phượng”. Việc làm miến trải qua nhiều công đoạn: Bột sau khi sơ chế, được tráng thành bánh, hấp chín rồi đem phơi dưới nắng mặt trời, sau đó thu về dùng máy cán thành sợi. Để sản phẩm được thơm ngon, giòn và dai, người làm miến thôn Phượng phải phơi thêm một nắng nữa. Cũng nhờ bí quyết ủ bột, trộn tỷ lệ hợp lý lại luôn khắt khe trong khâu chọn nguyên liệu, phơi miến nên khi ăn, sợi miến vừa mềm lại có độ giòn tự nhiên, mùi thơm, sợi đẹp, để vài tháng không bị mốc hỏng. Người dân thôn Phượng sản xuất hai loại miến là miến gạo và miến dong. Để làm ra 1 tấn miến gạo cần 1,2-1,3 tấn gạo; làm 1 tấn miến dong cần 1,6-1,8 tấn bột dong. Cách đây khoảng chục năm, do làm miến thủ công, sản xuất manh mún nên thu nhập của người làm miến thấp, nhiều hộ phải bỏ nghề. Những năm gần đây, một số hộ làm nghề đã chủ động đầu tư máy móc, thiết bị như: máy xay bột, tráng miến, cắt miến, năng suất cao hơn; mỗi cơ sở có thể sản xuất 200-300kg miến/ngày.
Là một người gắn bó với nghề làm miến gạo lâu năm, ông Phạm Văn Hùng cho biết, năm 2005, ông đã đầu tư hơn 40 triệu đồng mua máy, trung bình mỗi ngày gia đình ông sản xuất được 200kg miến gạo, gấp 4 lần so với sản xuất thủ công, mỗi năm thu nhập 60-70 triệu đồng. Một trong những hộ sản xuất miến dong lớn nhất thôn là hộ ông Mai Văn Hựu, mỗi tháng, gia đình ông thu mua khoảng 15 tấn bột dong ở một số tỉnh miền núi như: Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang… Bột dong sau khi nhập về được chế biến, lọc lấy tinh bột và cho vào những bể ngâm để “rửa bột”. Công đoạn rửa bột cần cẩn thận và mất nhiều thời gian, bởi bột càng sạch thì miến càng dai và ngon. Ông Hựu cho biết, nghề làm miến dong không khó nhưng phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Những hộ làm miến tiêu biểu trong thôn như các ông: Ngô Văn Hùng, Phạm Văn Khánh, Phạm Văn Nhừ, Phạm Văn Long, Mai Văn Hiếu, Đoàn Văn Ước…
Hiện nay, sản phẩm miến, bánh đa của thôn Phượng không chỉ được tiêu thụ trong tỉnh mà còn được tiêu thụ ở các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Quảng Ninh và một số tỉnh phía Nam. Bánh đa thôn Phượng đã trở thành một đặc sản, một món ăn dân dã, bình dị nổi tiếng trong và ngoài tỉnh. Từ khi nghề làm miến, bánh đa khởi sắc, bộ mặt thôn Phượng ngày càng được đổi mới. Nhà cao tầng ngày càng nhiều, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa, hầu hết các gia đình đều sắm được đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Hiện toàn thôn có gần 40 hộ sản xuất, trong đó có 10 hộ sản xuất miến dong, 10 hộ sản xuất miến gạo và gần 20 hộ sản xuất bánh đa, tạo việc làm cho gần 200 người có thu nhập từ 3-5 triệu đồng/người/tháng.
Thôn Phượng đã được UBND tỉnh Nam Định ra quyết định và cấp giấy công nhận làng nghề truyền thống năm 2013. Đây chính là động lực để người dân thôn Phượng tiếp tục xây dựng, gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.
Bài và ảnh Mạnh Công
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ
09:35 | 05/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Phú Xuyên từng bước khai thác tiềm năng du lịch làng nghề
15:37 | 04/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả
08:29 | 26/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Tài hoa của nghệ nhân
09:19 | 25/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bến Tre: Ý tưởng điêu khắc độc đáo từ cây, trái quê hương
09:18 | 25/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết
10:03 | 21/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
15:00 | 20/01/2025 OCOP
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới
15:00 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết
14:59 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc
09:44 Tin tức
Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025
09:42 Tin tức
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên
09:40 Văn hóa - Xã hội
Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao
09:36 Nông thôn mới
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ
09:35 Làng nghề, nghệ nhân