Làng nghề gỗ Tam Sơn: Cơ hội và thách thức
Sự phát triển của làng nghề gỗ Tam Sơn được ghi nhận từ sau những năm 1990
Đến làng gỗ Tam Sơn, khách hàng có thể dễ dàng tìm và mua được một sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ ưng ý. Các sản phẩm được làm hết sức khéo léo, tỉ mỉ và cầu kỳ kể từ khâu chọn nguyên liệu, khâu làm đồ ngang (xẻ gỗ thành tấm theo kích cỡ đã định trước) rồi đến khâu chạm khắc cũng như phun sơn hoàn thiện.
Đặc biệt, sản phẩm đồ gỗ của Tam Sơn chủ yếu được làm theo mẫu mã cổ xưa nên có sức hút rất lớn đối với khách hàng. Những sản phẩm được tạo ra không những có độ bền cao mà còn mang tính thẩm mỹ, có giá trị nghệ thuật độc đáo, điều đó được thể hiện rõ nét qua từng đường nét chạm trổ, những hoa văn tinh tế, sinh động.
Sản phẩm của Tam Sơn được làm từ đôi bàn tay khéo léo của những người thợ có tâm với nghề. Những người thợ trong làng lớp trước truyền lại kinh nghiệm cho lớp thế hệ đi sau lưu giữ những tinh hoa của nghề truyền thống. Với họ thì sản phẩm là đứa con tinh thần, là niềm đam mê nên được chăm chút tỉ mỉ, chính xác đến từng chi tiết trang trí, chạm khắc.
Để có được sản phẩm hoàn chỉnh, quá trình sản xuất được chia làm 4 công đoạn: chọn gỗ, phác thảo bố cục tạo hình, đục thô và cuối cùng là chạm tinh. Mỗi công đoạn đều có những vai trò riêng, trong đó, bước tạo hình được xem là công đoạn khó nhất, tạo nên nét đặc trưng của nghề.
Với những nghệ nhân thì khi cầm chiếc dùi trên được ví như là khâu thổi hồn cốt cho bức tượng thông qua việc bố trí cân xứng vị trí khuôn mặt, chân tay, trang phục... Cùng một mẫu, một loại gỗ nhưng qua mỗi bàn tay người thợ lại cho ra những sản phẩm có giá trị khác nhau, tùy thuộc vào trình độ cũng như năng khiếu của người thợ.
Để làm được một sản phẩm tốt, thì việc lựa chọn chất liệu phải được ưu tiên hàng đầu. Gỗ được xử lý qua nhiều công đoạn phức tạp nên đảm bảo sản phẩm sử dụng có độ bền tới hàng chục năm mà nhìn vẫn như mới. Người dùng sẽ không phải lo lắng về tình trạng cong vênh dù tác động của thời, đặt ngoài trời mà không sợ nứt hỏng, không bị mối mọt tấn công, thậm chí sản phẩm còn toát ra được mùi thơm dễ chịu đặc trưng.
Đặc biệt, năm 2006, nhờ cụm công nghiệp làng nghề công nghệ cao Tam Sơn được tỉnh Bắc Ninh quy hoạch và triển khai xây dựng có tổng diện tích hơn 12 ha, đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và người dân Tam Sơn có mặt bằng mở rộng sản xuất, kinh doanh. Cùng với các chính sách hỗ trợ của các ban ngành chức năng, Tam Sơn đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực học tập, nâng cao trình độ tay nghề, trình độ quản lý, chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Từ năm 2010 đến 2015, có thể được coi là thời kỳ hoàng kim của làng nghề gỗ mỹ nghệ Tam Sơn. Nhờ doanh thu khủng từ các sản phẩm gỗ nội thất, các chủ cơ sở tại Tam Sơn dần có nguồn vốn để mở rộng kinh doanh, có những cơ sở trong làng đạt mức quy mô đến 5 tỷ đồng. Giá trị sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ trên địa bàn xã năm 2018 ước đạt 341 tỷ đồng, góp phần đưa thu nhập bình quân của người dân trong xã đạt 37,2 triệu đồng/người/năm.
Hiện sản phẩm của làng nghề không chỉ được thị trường trong nước ưa chuộng mà còn được thị trường nước
Bên cạnh những thuận lợi, làng nghề gỗ Tam Sơn đứng trước nhiều thách thức cũng giống như nhiều làng nghề gỗ khác, đặc biệt là sau đại dịch covid- 19.
Cơ chế thắt chặt và suy thoái kinh tế của một số nước đã tác động trực tiếp đến thị trường đồ gỗ mỹ nghệ, khiến hàng gỗ của Tam Sơn cũng như các làng nghề khác bị ứ đọng lại, gặp khó khăn trong việc tiêu thụ.
Hiện nay, việc sản xuất đồ gỗ tại Tam Sơn vẫn chủ yếu theo mô hình hộ gia đình nên các sản phẩm không đồng đều cả về chất lượng và số lượng. Điều này kéo theo giá cả hàng hóa không bền vững, thậm chí không giữ được mức giá chung. Hơn nữa, đặc tính sản xuất nhỏ lẻ cũng khiến chính quyền địa phương cũng khó kiểm soát về mặt giá cả, an ninh, ô nhiễm môi trường.
Cùng với quá trình phát triển, hệ thống máy móc ra đời như máy đục, máy gọt… thay thế cho phương pháp gọt thủ công khiến lượng hàng hóa nhiều lên nhưng vẫn thiếu cái “hồn”, cái “tâm” của người thợ, chưa đạt giá trị tương xứng với thương hiệu làng nghề. Trong khi đó, nguồn gỗ như gỗ hương, gỗ trắc, gỗ gụ… cũng khan hiếm dần, không còn đa dạng như trước khiến giá nguyên liệu tăng, giá hàng hóa đội lên mỗi năm, càng kén chọn người mua.
Kết quả khảo sát của Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) và các hiệp hội gỗ tại các làng nghề công bố trong báo cáo “Tác động của đại dịch Covid-19 tới các làng nghề gỗ" mới đây cho thấy, hiện năng lực sản xuất của các hộ dân đã giảm tới 62%, gần 38% còn lại mới được phục hồi sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách trong thời gian trở lại đây. Hiện tại, lực lượng lao động tại các làng nghề bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là nhóm lao động tự do từ các nơi khác tới làm thuê cho các hộ tại đây. Đầu ra sản phẩm của các hộ giảm khoảng 76%, thu nhập của hộ giảm cũng gần 90%, nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất giảm 68% do không tiêu thụ được sản phẩm đầu ra.
Cùng với đó, chi phí nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất tăng, giãn cách làm cước vận chuyển và giá phụ liệu tăng bình quân khoảng 20-25%, trong khi chi phí gỗ nguyên liệu đầu vào tăng khoảng 5-10%.
Hiện còn thiếu các tổ chức đại diện hiệu quả cho các hộ tại các làng nghề và Tam Sơn cũng không nằm ngoài điều này. Vì vậy đã làm cho kết nối giữa làng nghề và các cơ quan liên quan, bao gồm các cơ quan quản lý, hiệp hội gỗ, các tổ chức phát triển lỏng lẻo. Sự lỏng lẻo này hình thành cách hiểu chưa đúng về vai trò và vị thế của các hộ làng nghề và làm mất cơ hội tiếp cận với các nguồn lực phát triển cho hộ.
Làng nghề Tam Sơn cũng đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường, mất an toàn lao động. Sản phẩm của làng được làm từ gỗ, phải trải qua các công đoạn xẻ gỗ, bào, phay, đục, phun sơn... trong quá trình làm người lao động phải tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, tiếng ồn, mùi hóa chất từ sơn, đánh bóng sản phẩm.
Việc áp dụng máy móc vào sản xuất tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, nếu như người làm không nắm vững nguyên lý, cách sử dụng, chú trọng tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn.
Chính vì vậy để tiếp tục phát triển bền vững, đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường thì Tam Sơn rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cơ sở ban ngành địa phương và trung ương mới có thể khẳng định thương hiệu của nghề gỗ Tam Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung, mang sản phẩm đến với bạn bè năm châu.
Thanh Hoa
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bảo tồn các làng nghề trước nguy cơ mai một
13:57 | 02/10/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng bánh Trung thu truyền thống hơn 100 năm tuổi nghề ở ven đô
16:19 | 29/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân dành hơn 70 năm thổi hồn cho rằm Trung thu thêm sáng
20:25 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Trì (hà Nội): Liên hoan “bàn tay vàng” Làng nghề truyền thống Bánh Trung thu
20:22 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Dương: Làng nghề bánh đa Lộ Cương thiếu lao động
20:21 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững
20:20 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghệ nhân giữ hồn cốt của một làng nghề truyền thống
20:19 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Sơn mài Hạ Thái vươn ra thế giới
20:18 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Ngôi làng giữ lửa nghề làm hương đen hàng trăm năm trên đất Kinh Bắc
20:17 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hội thi thủ công mỹ nghệ tiếp nhận sản phẩm đến hết ngày 30-9
08:36 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề mộc Thủ Độ
08:48 | 27/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Người phụ nữ nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm
08:47 | 27/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tình yêu với hoa khô
20:26 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân nâng tầm giá trị sản phẩm lụa Vạn Phúc
08:45 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làm giàu từ gìn giữ và phát triển nghề làm rượu cần
08:45 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam
15:34 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một
09:00 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến
08:56 | 21/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng
13:51 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

“Xóm thủ công” ở phố Hội
13:48 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Bánh tráng trộn - Món ăn đường phố sài gòn
14:50 Văn hóa - Xã hội

Khuyến công Thái Bình hỗ trợ phát triển kinh tế xanh trong sản xuất
14:49 Khuyến công

Khuyến công tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển
14:49 Khuyến công

Bắc Giang: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch khuyến công
14:48 Khuyến công

Xã Cấp Dẫn (Phú Thọ): Nỗ lực thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng nông thôn mới
14:48 Nông thôn mới










