Làng nghề đúc tượng ông Công, ông Táo ở Thừa Thiên Huế
Những ngày cận Tết về nơi đây, từ xa đã nghe tiếng gõ lọc cọc phát ra từ những chiếc khuôn đúc, mùi khen khét từ đất sét nung tỏa ra khắp cả một vùng. Để làm ra những bộ ông Công, ông Táo, người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn từ chọn đất sét, nung đất đến tô màu, trang trí...
Bà Hoàng Thị Lượng (54 tuổi, một trong những người đúc tượng ông Táo tại làng Địa Linh) cho biết, nghề đúc tượng ông Táo tại làng Địa Linh không biết có từ khi nào, chỉ biết rằng nghề này được ông cha truyền lại cho con cháu.
Tượng ông Công, ông Táo ở làng nghề Địa Linh
Theo bà Lượng, mặc dù chỉ bán vào dịp cúng ông Công, ông Táo vào tháng Chạp hằng năm, thế nhưng việc đúc tượng ông Công, ông Táo thường được người dân trong làng bắt tay vào làm từ khoảng
tháng 3 hằng năm.
“Năm nay do mưa bão, lũ lụt triền miên nên việc làm tượng dồn cả vào cuối năm, cả nhà tôi đang tranh thủ thời gian, cố gắng hết sức để kịp đưa hàng ra thị trường”, bà Lượng cho biết.
Để có những bức tượng đúng chuẩn, người làng Địa Linh chọn nguyên liệu làm khuôn từ loại gỗ lim. Khi cho đất vào khuôn đúc phải ép thật chặt để tượng không bị méo. Lấy tượng khỏi khuôn cũng đòi hỏi phải thật khéo. Sau khi tượng rút bớt nước thì đem phơi. Nếu nắng đẹp, những bức tượng sẽ được phơi khoảng một ngày rồi cho vào lò nung.
Người dân làng nghề tất bật vào vụ
Bình quân mỗi lò, người thợ nung được khoảng 1.000 - 2.000 tượng. Sau khi ra lò, tượng sẽ được để nguội rồi trang trí, phân loại. Tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng mà tượng được tô màu, rắc kim tuyến cho đẹp mắt hoặc đơn giản chỉ quét thêm một lớp sơn. Do việc trang trí, đóng gói từng loại khác nhau mà giá thành mỗi loại vì vậy cũng khác, dao động từ 1.500 đến 7.000 đồng/tượng.
Chị Nguyễn Thị Hòa (38 tuổi, trú tại thôn Địa Linh, xã Hương Vinh) cho biết, cứ vào mỗi dịp Tết đến gia đình chị thường làm khoảng 30.000 – 40.000 tượng ông Táo để cung ứng ra thị trường. Thế nhưng, năm nay thời tiết không ủng hộ nên số lượng tượng làm ra không nhiều như mọi năm.
“Nghề làm tượng ông Công, ông Táo đòi hỏi sự tỉ mỉ và tốn nhiều công sức nhưng kinh tế mang lại không cao nên hiện tại trong làng Địa Linh chỉ còn rất ít gia đình giữ lại nghề truyền thống này”- chị Hòa tâm sự.
Người thợ tỉ mẩn vẽ từng đường nét, tô màu cho sản phẩm “2 ông, 1 bà”
Là người có nhiều năm gắn bó với nghề đúc tượng ông Táo, ông Võ Văn Nam (56 tuổi, làng Địa Linh) cũng chia sẻ, việc gia đình ông tiếp tục gắn bó với nghề này chỉ để nối nghiệp của người cha để lại, muốn giữ lại nghề truyền thống của gia đình, của địa phương.
“Rồi đây, không biết nghề truyền thống này có còn được lưu giữ, khi mà lớp trẻ hiện tại không mấy mặn mà với công việc nặng nhọc này, trong khi thu nhập lại không đáng là bao”, ông Nam trăn trở.
Ông Trương Đắc Giàu, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Vinh cho biết, nghề đúc tượng ông Công, ông Táo tại địa phương đã có từ lâu đời. Hiện nay tại làng Địa Linh chỉ còn 4 hộ theo nghề này. Tuy nghề đúc tượng ông Công, ông Táo thu nhập không cao nhưng phần nào cũng mang lại công ăn việc làm và thu nhập nhất định cho người dân địa phương, đặc biệt là góp phần duy trì nét văn hóa bản sắc của dân tộc. Mong rằng, nghề này vẫn được bà con địa phương duy trì và phát triển để làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của Thừa Thiên –Huế nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung.
Bài, ảnh: Nguyễn Quốc
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Chi cục PTNT tỉnh Thái Nguyên tham dự Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024
14:14 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hưng Yên: Làng nghề cây cảnh ảnh hưởng nặng sau mưa lũ
09:17 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ tại buôn Dơng Bắk
09:16 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Công nhận nghề truyền thống Hà Nội đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công
09:08 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi
10:23 | 03/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Trịnh Quốc Đạt làm việc với đơn vị trực thuộc tại thành phố Hải Phòng
15:12 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam
13:30 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trăm năm kể chuyện nghề rèn
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt
15:06 | 27/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững
09:38 | 27/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ
10:32 | 25/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai
09:42 | 25/09/2024 OCOP
Bình Định bảo tồn và phát triển làng nghề
11:11 | 24/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp sẽ tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024
11:04 | 24/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề chằm nón lá
09:23 | 23/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh và sạch
09:23 | 23/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre
14:01 | 20/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Âm nhạc huyền thoại của ABBA đến với nơi hội ngộ miền di sản
20:36 Tin tức
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 Khuyến nông
Bộ NN và PTNT giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”
17:00 Nông thôn mới
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 Văn hiến Hà Thành