Làng nghề Đồng Quỹ (Nam Định): Sức sống của nghề đúc đồng truyền thống
Ông Phương cho biết: Để làm ra sản phẩm đồ thờ từ đồng phải trải qua nhiều công đoạn khắt khe và còn có bí quyết gia truyền. Đầu tiên nghệ nhân phải tạo mẫu “cốt” bằng đất sét hoặc gỗ; sau đó chọn đất để làm khuôn. Đất được chọn làm khuôn là loại đất sét được lấy ở cánh đồng thôn Đồng Quỹ với đặc tính dẻo, mịn, chịu nhiệt tốt. Sau khi chọn được đất sét, nghệ nhân phơi khô, tán nhỏ, ngâm nước trộn với bột giấy bao xi măng theo tỷ lệ phù hợp sau đó giã nhuyễn bằng cối. Nghệ nhân đắp hỗn hợp đất sét vào “cốt” mẫu tạo thành khuôn 2 nửa, sau đó rút “cốt” mẫu ra và dùng đất cùng bột chịu nhiệt làm cốt bên trong. Tiếp đó khuôn được nung chín, để nguội rồi chỉnh sửa lau nhẵn, quét sơn chịu nhiệt nung lại 1 lượt ở nhiệt độ 500 độ C, ghép khuôn thành 1 khối. Công đoạn chọn đồng để đúc cũng đòi hỏi sự cẩn thận bởi tùy từng sản phẩm lại chọn một loại đồng khác nhau như đồng vàng, đồng tam thất… Đồng sau khi đã chọn được nấu chảy ở nhiệt độ trên 1.000 độ C và được rót vào khuôn. Sau khi khuôn nguội, nghệ nhân dỡ khuôn lấy sản phẩm ra mài, giũa, đục theo mẫu.
Sản phẩm hạc thờ được sản xuất tại làng nghề Đồng Quỹ.
Do đặc thù đúc các loại hạc thờ có nhiều chi tiết nhỏ, khó nên công đoạn chế tác được làm rất cẩn trọng. Ông Phương chia sẻ: Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh túy và thanh cao nên khi chế tác phải hiểu được ý nghĩa của biểu tượng. Hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm - dương. Trên đầu hạc thường đội đèn nến thể hiện sự tôn thờ ánh sáng chân lý, ánh sáng giác ngộ, xua đi bóng đen đêm tối… Các sản phẩm hạc thờ của ông Đỗ Văn Phương có chiều cao đa dạng từ 40cm đến 1m, được xuất bán ở nhiều địa phương trên cả nước. Cùng với thu nhập ổn định cho gia đình, cơ sở chế tác hạc thờ của ông Phương còn tạo việc làm cho 7 lao động với mức lương trung bình 6 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay 2 con trai của ông Phương đều theo nghề chế tác hạc thờ gia truyền.
Ở thôn Đồng Quỹ, anh Đỗ Văn Nam là một trong những người tiên phong trong việc phục hồi và phát triển nghề đúc đồng truyền thống. Anh Nam cho biết: Kỹ thuật đúc đồng truyền thống của Đồng Quỹ đòi hỏi sự tỉ mỉ, chăm chút từng công đoạn. Với các pho tượng, từ cách chọn đất xây lò, nhóm lửa, chọn đồng đến làm khuôn, nấu chảy các mẻ đồng… đều phải được thực hiện thận trọng, chuẩn xác. Sản phẩm tượng đúc sau khi được hoàn thiện phải thể hiện được thần thái của nhân vật. Người thợ làm nghề vừa phải nắm chắc kỹ thuật, vừa không ngừng tìm hiểu, bổ sung kiến thức tích lũy kinh nghiệm tạo thành bí quyết làm nghề.
Ông Nguyễn Văn Kha (53 tuổi) ở thôn Đồng Quỹ là một trong những người nắm giữ nhiều bí quyết về đúc đồng, gò đồng và mài giũa, “tỉa” sản phẩm đồ thờ bằng đồng. Ông cho biết: Việc chế tác đồ thờ và tượng thờ phải am hiểu các nguyên tắc tín ngưỡng, tôn giáo liên quan, để khi tạc bức tượng có hồn, thể hiện được sắc thái riêng của người được thờ phụng. Vì thế, ngoài đôi bàn tay tài hoa, người thợ làm đồ thờ tự phải gửi gắm tâm đức, tâm hồn và tâm linh của mình trong khi chế tác. Để tạo ra những bức tượng Phật, tượng Thánh..., người thợ làng nghề phải hiểu cội nguồn sâu xa của từng sản phẩm, phẩm chất tâm hồn của vị Phật, vị Thánh được dân tôn thờ. Với những bức tượng đồng là danh nhân như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hay các vị Thành hoàng làng, người thợ phải tìm đọc nhiều tài liệu về cuộc đời của các nhân vật được tạc tượng để có thêm cảm xúc thể hiện tác phẩm.
Hiện nay nghề đúc đồng truyền thống đã mở rộng ra các thôn khác trong xã Nam Tiến, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. Cùng với giá trị kinh tế, điều đáng mừng nghề chế tác đồ thờ ở Đồng Quỹ vẫn được gìn giữ bởi những người thợ trẻ.
Bài và ảnh Viết Dư
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ
09:35 | 05/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Phú Xuyên từng bước khai thác tiềm năng du lịch làng nghề
15:37 | 04/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả
08:29 | 26/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Tài hoa của nghệ nhân
09:19 | 25/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bến Tre: Ý tưởng điêu khắc độc đáo từ cây, trái quê hương
09:18 | 25/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết
10:03 | 21/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
15:00 | 20/01/2025 OCOP
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới
15:00 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết
14:59 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc
09:44 Tin tức
Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025
09:42 Tin tức
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên
09:40 Văn hóa - Xã hội
Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao
09:36 Nông thôn mới
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ
09:35 Làng nghề, nghệ nhân