Làng nghề điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên
Ông Nguyễn Thế, nhà nghiên cứu văn hóa Dân gian Huế, chia sẻ: "Theo một số văn bản để lại, làng Mỹ Xuyên hình thành từ thế kỷ 15, khi triều Nguyễn xây dựng cung điện đã trưng tập các thợ giỏi của miền Bắc vào để xây dựng cung điện Triều Nguyễn. Khi họ đến trạm Mỹ Xuyên họ tập trung những người thợ trẻ nhỏ tuổi để giúp việc cho số thợ chuẩn bị vào làm cho cung đình. Sau khi xây dựng xong cung điện Hoàng Thành Huế thì họ trở về đất Bắc, một số ở lại để dạy những người học trò tại Mỹ Xuyên, trong đó có nhiều người đã lập gia đình tại đây. Từ đó hình thành làng nghề điêu khắc Mỹ Xuyên".
Các nghệ nhân đang thao tác tại cơ sở Nguyễn Đức Phi
Những sản phẩm mỹ nghệ của họ làm cho nhiều công trình kiến trúc và đồ dùng cao cấp đạt tới giá trị tuyệt phẩm. Trước kia làm ăn cá thể, những người thợ điêu khắc với đồ nghề gọn nhẹ để trong cái tráp nhỏ, họ xách theo đến những nơi được mời để hóa thân cho những đoạn ngà voi và gỗ qúy, thành những đồ vật bền và có cuộc sống vượt cả thời gian. Nghề điêu khắc ở đây không có trường dạy. Những người thành thạo trực tiếp kèm cặp người học nghề qua thực hành.
Để trở thành một người thợ điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên thì phải hội tụ đủ các yếu tố đó là năng khiếu, ý tưởng, tính trừu tượng cùng đôi bàn tay khéo léo và tính mỹ thuật cao trong trạm khắc, khâu đánh bóng tạo hình bức tượng khi đang còn hình thô giáp. Từ những khúc gỗ thô kệch, người thợ phải tạo ra cả một thế giới hình khối nhưng mang được cái hồn, cái thần thái của nhân vật trên sản phẩm. Trên từng nhân vật sẽ là những loại gỗ khác nhau được người thợ sử dụng như một quy chuẩn của nghề.
Nhiều sản phẩm của Mỹ Xuyên đã giành huy chương vàng, bạc tại các triển lãm trong tỉnh và toàn quốc. Thị trường của họ rất rộng, có mẫu hàng phải ký hợp đồng hàng nghìn sản phẩm. Họ chạm người, chạm thú, chạm đồ vật... cái gì cũng sống động. Xưa kia vật liệu chính là ngà voi, ngày nay thường là gỗ rất hiếm quí. Từ thớ gỗ vô tri họ đã làm ra những rồng, phượng, ngựa, voi, mèo... những thuyền rồng, anh hùng tương ngộ... về những ông Di Lặc, tiên đánh cờ, người đi câu, người úp nơm, người cầm chùi... cả những anh hùng như Phù Ðổng Thiên Vương... Kỹ thuật chạm lọng, chạm chìm, chạm nổi, chạm xếp lớp, chạm sâu, chạm cạn, chạm chấm phá, chạm khảm (gỗ trên gỗ)...là những nét độc đáo của thợ Mỹ Xuyên. Phần lớn những ngôi nhà Rường nổi tiếng của Huế có sự tham gia của người thợ Mỹ Xuyên trong phần chạm khắc. Mỗi đề tài lại có nhiều cách thể hiện, cũng là ngựa của một nơi sản xuất mà có hàng chục dáng hình khác nhau, con nào cũng sống động lạ thường.
Trải qua hơn 200 năm hình thành và phát triển, đến nay làng nghề điêu khắc gỗ truyền thống Mỹ Xuyên đã mang lại những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc biệt và văn hóa kiến trức. Hàng năm, Hội tế Tổ nghề điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên ở Phong Điền được tổ chức vào ngày 5 tháng Giêng, thu hút đông đảo nghệ nhân làng nghề tham gia.
Xuân Mạnh (TH)
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức
Tin khác

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
10:09 | 02/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang
09:52 | 30/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đại hội Đại biểu Hội Kỷ lục gia Việt Nam nhiệm kỳ III (2025–2030): Đoàn kết - Sáng tạo - Thống nhất hành động
18:46 Tin tức

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
16:15 Nông thôn mới

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 Tin tức

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam
16:13 Tin tức