Làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn sống lay lắt qua ngày nhờ du lịch
![]() |
Bà Huỳnh Thị Tám - Chủ cơ sở sản xuất giỏ trạc ở Ấp 6, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn |
Nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn đã có từ lâu đời, gắn liền với lịch sử, văn hóa và quá trình định cư của người dân nơi đây. Trước đây, ở xã hầu như ai cũng biết đan giỏ trạc. Việc đan giỏ trạc đến với họ một cách tự nhiên, gần gũi như hoạt động trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Đặc điểm của nghề này là “cha truyền con nối”, nhưng không theo một nguyên tắc hay một quy định cụ thể nào. Họ có thể học từ những người thân trong gia đình, cũng có thể học từ bà con chòm xóm, rồi làm nhiều thành quen tay và cứ thế trở thành một người thợ đan lá.
Ban đầu, người dân chỉ đan những sản phẩm đơn giản để đựng rau, củ, trái cây, cá, trứng... Về sau, do nhu cầu ngày một tăng cao, nên nhiều hộ đã nghiên cứu để sản xuất thêm các mặt hàng khác từ tre, trúc để làm ra giỏ hoa, đồ mỹ nghệ, các sản phẩm trang trí nội thất... mang tính thẩm mỹ. Nhưng sản phẩm đặc trưng, gắn bó lâu đời nhất với người dân vẫn là những loại giỏ trạc.
Nguyên liệu chủ yếu của nghề đan giỏ trạc là cây trúc, nứa và mun để làm vành. Các nguyên liệu được mua xã Phước Hiệp, Phước Mỹ (huyện Củ Chi) và từ tỉnh Lâm Đồng.
Để làm ra một chiếc giỏ trạc phải qua 7 công đoạn, như: Cưa - Chẻ nang – lách nang – gày – xoay khoanh lên – đương nang hông – vô vành – xỏ miệng là hoàn thiện. Trong đó, công đoạn chẻ nang là khó nhất.
Từ những nguyên liệu rất mộc mạc, đơn sơ, qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân, đã biến thành những sản phẩm rất hữu ích cho cuộc sống của con người, trở thành một nét văn hóa, một ngành nghề đặc trưng, tiêu biểu mang lại thu nhập cao cho người dân ở xã Xuân Thới Sơn ít nhất cho đến đầu những năm 2000.
Dù quá trình làm ra thành phẩm chiếc giỏ khá kì công, nhưng giá thành của sản phẩm rất thấp. Bà Đỗ Thị Lan, 60 tuổi cho biết, giá mỗi chiếc giỏ tùy từng loại, nhỏ nhất là 10.000 đồng/cái, và lớn nhất là 100.000 đồng/cái. Nhưng số lượng giỏ lớn làm không nhiều, chỉ khi có người đặt mới làm.
Vào thời hoàng kim, mỗi năm làng nghề đan giỏ trạc xuất khẩu hơn 100.000 sản phẩm giỏ trạc ra nước ngoài. Thế nhưng, giờ những người thợ đan giỏ trạc phải chạy chợ để bán từng sản phẩm.
Hiện nay, xã Xuân Thới Sơn chỉ còn khoảng 200 hộ còn theo nghề đan giở trạc. Mỗi hộ chỉ có 1-2 người tận dụng thời gian nhàn rỗi đan giỏ để kiếm thêm thu nhập. Những hộ chuyên làm nghề đan giở trạc rất ít.
![]() |
Mặc dù đầu ra khó khăn, nguồn nguyên liệu tăng giá, người dân làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn vẫn tiếp tục gìn giữ nghề truyền thống. Dù nghề đan giỏ trạc không còn nhộn nhịp như xưa, nhưng đối với người dân ở Xuân Thới Sơn, trong mỗi sản phẩm thủ công luôn chứa đựng giá trị truyền thống đáng lưu giữ.
Ông Phùng Văn Ngọc, một người con của làng nghề đan giỏ trạc chia sẻ, bà con xã Xuân Thới Sơn vẫn tiếp tục gìn giữ nghề đan giở trạc truyền thống thổ lộ "Rất mừng là đang khi đầu ra sản phẩm của làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn ngày càng khó khăn, thì thông qua con đường du lịch, những sản phẩm của làng nghề đã có đầu ra tốt hơn. Làng nghề đan giỏ trạc truyền thống là một tài nguyên văn hóa để phát triển du lịch".
Xác định rõ vai trò, giá trị của làng nghề, UBND TP đã ban hành Quyết định số 3891/QĐ-UBND phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tại TP giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020, trong đó giao UBND huyện Hóc Môn xây dựng và triển khai dự án bảo tồn và phát triển làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn.
Tin liên quan

Làng đan lát Thọ Đơn hàng trăm năm tuổi
12:35 | 01/07/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Bảo tồn các làng nghề trước nguy cơ mai một
13:57 | 02/10/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng bánh Trung thu truyền thống hơn 100 năm tuổi nghề ở ven đô
16:19 | 29/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân dành hơn 70 năm thổi hồn cho rằm Trung thu thêm sáng
20:25 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Trì (hà Nội): Liên hoan “bàn tay vàng” Làng nghề truyền thống Bánh Trung thu
20:22 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Dương: Làng nghề bánh đa Lộ Cương thiếu lao động
20:21 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững
20:20 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghệ nhân giữ hồn cốt của một làng nghề truyền thống
20:19 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Sơn mài Hạ Thái vươn ra thế giới
20:18 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Ngôi làng giữ lửa nghề làm hương đen hàng trăm năm trên đất Kinh Bắc
20:17 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hội thi thủ công mỹ nghệ tiếp nhận sản phẩm đến hết ngày 30-9
08:36 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề mộc Thủ Độ
08:48 | 27/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Người phụ nữ nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm
08:47 | 27/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tình yêu với hoa khô
20:26 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân nâng tầm giá trị sản phẩm lụa Vạn Phúc
08:45 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làm giàu từ gìn giữ và phát triển nghề làm rượu cần
08:45 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam
15:34 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một
09:00 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến
08:56 | 21/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng
13:51 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

“Xóm thủ công” ở phố Hội
13:48 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Bánh tráng trộn - Món ăn đường phố sài gòn
14:50 Văn hóa - Xã hội

Khuyến công Thái Bình hỗ trợ phát triển kinh tế xanh trong sản xuất
14:49 Khuyến công

Khuyến công tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển
14:49 Khuyến công

Bắc Giang: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch khuyến công
14:48 Khuyến công

Xã Cấp Dẫn (Phú Thọ): Nỗ lực thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng nông thôn mới
14:48 Nông thôn mới










