Những làng nghề truyền thống nổi tiếng xứ Huế
Nghề làm nón lá Huế
Nhắc tới con người Huế, những cô gái Huế, không thể không nhắc đến chiến nón lá trắng tinh, dịu dàng e ấp bên tà áo dài tím. Nghề làm nón lá ra đời cách đây cũng đã từ rất lâu rồi, có lẽ là từ thời của những vị vua.
Tính đến nay Huế được cho là một trong những nơi sản xuất nón lá lớn nhất của cả nước.
Du khách đến đây có thể tham quan các làng nghề nổi tiếng như: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa. Đây không chỉ là một sản phẩm đơn thuần mà còn là cả một tác phẩm nghệ thuật, đòi hỏi người nghệ nhân phải thật khéo léo, tỉ mỉ và kiên trì.
Làng nghề đúc đồng
Làng Đúc đồng ở Huế ra đời có nguồn gốc từ tổ chức của những thợ thuyền cùng nghề Đúc thời Chúa Nguyễn, từ đầu thế kỷ 17. Theo gia phả của dòng họ Nguyễn - Kinh Nhơn, thủy tổ của nghề này là cụ Nguyễn Văn Lương, quê làng Đồng Xá, Siêu Loại (tỉnh Bắc Ninh ngày nay), khi xây dựng Huế thành Kinh đô, các chúa Nguyễn đã trưng tập thợ khéo cả nước về đây làm những công trình, vật dụng phục vụ nhu cầu của cung đình. Làng Đúc đồng ở Huế xưa kia là làng Dương Xuân, hầu hết dân làng làm nghề Đúc đồng nên từ lâu quen gọi là Phường Đúc (hay Phường thợ đúc). Phường Đúc gồm có 5 xóm là: Trường Đồng, Kinh Nhơn, Bổn Bộ, Giang Dinh, Giang Tiền nhưng chỉ có Kinh Nhơn và Bổn Bộ là hai làng nghề đúc đồng lớn nhất và có danh tiếng.
Các nghệ nhân hiện nay ở phường Phường Đúc và phường Thủy Xuân cũng rất tài hoa và khéo léo không kém gì ông cha đã cho thấy sự phát triển liên tục của làng nghề cũng như sự liên tục ở đỉnh cao về kỹ thuật và nghệ thuật của làng Đúc Huế.
Ngoài các sản phẩm truyền thống đặc trưng (đồ thờ cúng) như: Lư đồng, bát hương, tam sự, ngũ sự, chuông, cồng, chiêng… Các sản phẩm lưu niệm tinh xảo bằng đồng cũng được sản xuất phục vụ người yêu văn hóa trưng bày và khách du lịch như: Tượng danh nhân, trống đồng, bình hoa, các biểu tượng văn hóa tiêu biểu của Huế và đất nước.
Làng nghề gốm Phước Tích
Làng gốm Phước Tích thuộc Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các sản phẩm truyền thống độc đáo của Phước Tích như: lu, chum, ghè, thạp, thống, om, bùng binh, tu huýt.
Làng cổ Phước Tích được thành lập năm 1470 dưới thời Hồng Đức. Vì làng không có ruộng, dân làng lấy nghề làm gốm là chính để mưu sinh. Chính vua Gia Long đặt tên cho làng là Phước Tích.
Gốm Phước Tích được làm từ đất sét và nung theo phương pháp truyền thống. Các sản phẩm gốm Phước Tích nổi tiếng khắp nơi, không chỉ bởi độ bền mà còn đặc biệt bởi không có cái nào giống cái nào, có màu sắc khác nhau. Các sản phẩm sau khi nung mặc dù không tráng men nhưng vẫn có lớp men nổi bên ngoài, không bị thẩm thấu.
Ở thời kỳ hưng thịnh, gốm làng Phước Tích được đem đi buôn bán khắp các tỉnh miền Trung. Bờ sông Ô Lâu có đến 12 bến nước tượng trưng cho 12 con giáp. Cả làng có hơn 10 lò gốm đỏ lửa suốt ngày đêm đem lại sự giàu có và tiếng tăm qua bao thế hệ.
Do chiến tranh loạn lạc nên làng gốm bị gián đoạn nhiều lần. Đến sau năm 1975, gốm Phước Tích bắt đầu đỏ lửa trở lại sau thời gian dài ngừng hoạt động. Năm 1986 thì gốm Phước Tích lại đóng cửa. Sau đó, nghề gốm hoạt động trở lại đến khoảng năm 1989 thì bắt đầu xuống dốc. Năm 1995, lò gốm cuối cùng trong làng cũng “tắt lửa”.
Ngày nay, làng Phước Tích được đưa vào hoạt động du lịch, một số lò gốm hoạt động trở lại để phục vụ khách tham quan. Sản phẩm gốm ngày càng cải tiến về mẫu mã và chất lượng bởi những nghệ nhân và một số người trẻ với ước muốn làm sống dậy nghề gốm nổi tiếng ở làng.
Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên
Làng Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghề làm hoa giấy Thanh Tiên xuất phát từ tín ngưỡng dân gian. Tục xưa, hoa giấy được trang trọng tôn trí ở những nơi như: Trang Ông, Trang Bà, Am cảnh và Ông táo. Hàng năm thay thế một lần vào Tết nguyên Đán, hoa mới được thay thế, hoa cũ hạ xuống “Duống” và đốt đi gọi là “Tẩu”. Cứ như thế, hoa giấy Thanh Tiên từ bao đời nay đã trở thành một nét văn hóa trong tín ngưỡng dân gian của người dân xứ Huế và đã lan tỏa ra các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Đà Nẵng cũng như những nơi có người Huế cư ngụ mỗi khi Tết đến, Xuân về.
Có được cái tên làng Hoa giấy Thanh Tiên ngày nay chính là sự sáng tạo của nhiều người dân trong làng qua bao đời làm hoa giấy. Với óc tưởng tượng phong phú và bàn tay khéo, nghệ thuật, họ đã mô phỏng các loại hoa có ở tự nhiên như: Hoa Bìm Bìm (Loa kèn), hoa Cúc đơn, hoa Cúc kép, hoa Mắm nêm, hoa Tường vi, hoa Quỳ và sau đó là hoa Sen.
Sản phẩm thường được trang trí ở bàn hay những nơi thờ tự trong nhà. Trang trí hoa giấy tạo nên nét ấm cúng, trang nghiêm, không những vậy nó còn mang lại nét đẹp đậm đà bản sắc dân tộc.
Nghề đan lát Bao La
Làng Bao La nằm ven bờ Bắc trung lưu sông Bồ, hướng ra biển Đông, gồm xóm Chùa, Đình, Hóp, Đông, Cầu và xóm Chợ, thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền.
Là một làng quê nổi tiếng nghề đan lát sản phẩm tre với các loại vật dụng gần gũi trong gia đình làng quê như thúng mủng, rổ rá, giần sàng, nong, nia… Ngày nay Bao La cũng bắt đầu nổi tiếng sản xuất hàng mây tre đan với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Hợp tác xã Mây tre đan Bao La.
Không ai biết nghề đan lát xuất hiện ở làng Bao La có từ khi nào, chỉ biết rằng nói đến nghề đan thúng mủng thì Bao La là làng nổi tiếng từ xưa đến nay của cả vùng đất Huế.
Mặc dù là một nghề phụ nhưng nghề đan lát đã thu hút mọi lứa tuổi lao động trong gia đình và trong thôn xóm.
Ngày nay, cùng với công việc đồng áng, bà con làng Bao La vẫn tiếp tục bắt tay vào nghề đan tre truyền thống của mình, một nghề mà sự nổi tiếng đã gắn liền với tên gọi làng Đan lát Bao La.
Cơ chế thị trường và cuộc sống hiện đại đã làm cho nghề đan lát truyền thống của làng Bao La dần mai một, nhưng cũng chính vì thế mà bây giờ ở làng lại xuất hiện nhiều sản phẩm mây tre đan mỹ nghệ mang dáng dấp hiện đại với các kiểu, loại bàn ghế bằng tre, kết bằng mây, giỏ xách, các kiểu lẵng hoa, các loại giá treo đèn trang trí... và một số mặt hàng phục vụ du lịch.
Theo thời gian, truyền thống nghề đan lát của làng cũng phải thay đổi theo, nhưng cái thay đổi này bắt nguồn từ lòng yêu nghề, gắn bó với nghề làm động lực chính để gắn kết những bàn tay và khối óc của cả làng trong quá trình tìm ra một hướng đi mới cho sản phẩm đan lát Bao La.
Làng nghề tranh làng Sình
Phú Mậu, Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế ngoài nỗi tiếng bởi vật làng Sình còn có nghề truyền thống đó là tranh làng Sình.
Tranh làng Sình gồm hơn 50 đề tài, chia thành 3 nhóm chủ đề chính là tranh nhân vật, tranh đồ vật và tranh súc vật. Tranh này đặc biệt ở chỗ là không dùng bút hay màu để vẽ mà dùng khuôn vẽ, một bức tranh hoàn thiện sẽ cần rất nhiều khuôn màu in lên giấy. Tranh làng Sình là dòng tranh chính phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của người dân Huế từ bao đời nay, xuất hiện trong các dịp cúng bái, lễ tết. Sau khi cúng xong thì được đốt đi, hoá cho ông bà, tổ tiên.
Tranh dân gian làng Sình từ lâu đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của vùng đất cố đô. Tranh làng Sình không chỉ được đánh giá cao về nghệ thuật tạo hình tranh dân gian mà nó còn gắn liền với văn hóa tâm linh của xứ Huế.
Làng Hương Thuỷ Xuân
Cách trung tâm Tp Huế khoảng 7km, làng hương Thuỷ Xuân là một ngôi làng ẩn mình bên đồi Vọng Cảnh cùng dòng sông hương thơ mộng. Lúc đầu làng này chủ yếu bán hương phục vụ cho nhu cầu của người Huế. Từ những bó hương 2 màu được đem phơi bên vệ đường. Sau dần vì nằm trên con đường chính dẫn lên các đồi, lăng ở Huế. Các nghệ nhân làm Hương ở đây đã sáng tạo thêm nhiều màu sắc cho chiếc chông hương.
Những chiếc chông hương đầy màu sắc này đã thú hút rất nhiều khách du lịch lẫn người địa phương. Nó lung linh, rực rỡ dưới ánh nắng. Làm cho con đường Huyền Trân Công Chúa thêm phần cuốn hút và lãng mạn hơn. Làng hương Thuỷ Xuân trở thành địa điểm độc đáo chỉ có ở xứ Huế.
Làng kim hoàn Kế Môn
Cách thành phố Huế khoảng 40km, ngôi làng nằm ở xã Điền Môn, huyện Phong Điền. Làng thành lập vào khoảng thời gian cuối thế kỉ XVIII từ những người thợ từ phương Bắc đến định cư tại đây và truyền nghề. Những sản phẩm trang sức được làm ra được rất nhiều người ưa chuộng từ Hoàng Cung cho đến các thương gia. Nơi đây là một trong những làng nghề truyền thống Huế có tiềm năng lớn nhất.
Quá trình làm một sản phẩm rất tinh xảo và cầu kỳ; thể hiện được sự khéo tay và sáng tạo của các nghệ nhân. Làng kim hoàn Kế Môn tạo ra chủ yếu là đồ trang sức thủ công như: vòng, nhẫn, dây chuyền, khuyên tai, vòng lắc… Qua thời gian, làng nghề này còn phát triển, tiếp tục tạo ra các sản phẩm có giá trị đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Liễn Làng Chuồn
Chuồn là tên nôm của làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, là làng nông nghiệp nhưng có nhiều người học cao đỗ đạt làm quan to trong triều. Tính hiếu học đã ảnh hưởng đến nghề làm liễn.
Từ nhu cầu tinh thần của con người, nghề làm liễn ra đời. Viết chữ đẹp, cảm nhận nét đẹp của cái chữ trong liễn và thường được treo vào những ngày tết với mong muốn may mắn, phúc lộc. Nó trở thành một nghề được ưa chuộng lúc bấy giờ và rất được quý trọng.
Đến nay, tuy liễn không được ưa chuộng như trước nhưng sự hiện diện của liễn làng Chuồn vẫn rất rõ nét. Khi đi thăm Tết nhà họ hàng, người thân vẫn thấy đâu đó vài tấm liễn treo ở trong nhà. Liễn làm từ những loại giấy đặc biệt cùng với cách in độc đáo riêng. Treo liễn ở phòng khách để ngắm ngía như là một lối chơi, một cách thưởng thức thẩm mĩ. Vì vậy bức liễn vẫn mang một giá trị tinh thần rất lớn đối với văn hoá của dân tộc.
Tin liên quan
Phú Yên: Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba
13:28 | 02/10/2024 OCOP
Long An: Giữ gìn nghề chế tác kim hoàn truyền thống
14:14 | 31/07/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề đan lát của người Tày ở Cao Bằng
09:56 | 07/05/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi
10:23 | 03/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam
13:30 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trăm năm kể chuyện nghề rèn
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt
15:06 | 27/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững
09:38 | 27/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ
10:32 | 25/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai
09:42 | 25/09/2024 OCOP
Bình Định bảo tồn và phát triển làng nghề
11:11 | 24/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp sẽ tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024
11:04 | 24/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề chằm nón lá
09:23 | 23/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh và sạch
09:23 | 23/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre
14:01 | 20/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội tụ tinh hoa làng nghề tại “Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 – 2024”
13:13 | 20/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn
13:54 | 18/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề
11:06 | 18/09/2024 OCOP
Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
14:59 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
14:45 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống
09:50 | 17/09/2024 Du lịch làng nghề
Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu
09:43 | 17/09/2024 Kinh tế
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)
09:39 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững
11:05 Đào tạo nghề
Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới
11:01 Nông thôn mới
Người nông dân Chăm HRoi của tỉnh Phú Yên được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
10:57 Bạn đọc và tòa soạn
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
10:53 OCOP
Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi
10:23 Làng nghề, nghệ nhân