Phú Yên: Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba
Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa
Làng nghề đan lát Vinh Ba ở thôn Vinh Ba, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa tồn tại hàng trăm năm nay và được UBND tỉnh Phú Yên công nhận làng nghề theo Quyết định số 2421, ngày 20/12/2007. Sản phẩm chủ yếu của làng nghề là mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ như vĩ phơi bánh tráng, mảnh, giỏ thưa, giỏ đựng trái cây, giỏ cắm hoa...
Làng nghề đan lát Vinh Ba ở thôn Vinh Ba, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa |
Những năm qua, xã Hòa Đồng hỗ trợ xây dựng nhà trưng bày sản phẩm làng nghề; xây dựng đường bê tông vào làng nghề, trong đó có huy động đóng góp của Nhân dân, với kinh phí xây dựng 1,2 tỷ đồng. Năm 2024, đầu tư xây dựng đường giao thông làng nghề với số tiền hơn 800 triệu đồng, từ nguồn ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Hiện nay, tổng số hộ dân đang sinh sống trên địa bàn thôn Vinh Ba là 904 hộ, trong đó số hộ tham gia đan lát là 200 hộ, chiếm tỷ lệ 22,13%. Tổng doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2024 khoảng 5,4 ty đồng, thu nhập bình quân của người lao động từ 3 triệu đến 3,5 triệu đồng/người/tháng. Thị trường tiêu thụ của Làng nghề đan lát Vinh Ba được mở rộng tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Nha Trang, TP. Quy Nhơn và các địa phương trong tỉnh Phú Yên. Dự kiến quý 4 năm 2024, làm thủ tục sản phẩm OCOP 3 sao cho sản phẩm làng nghề.
Chia sẻ với phóng viên, Chủ tịch UBND xã Hòa Đồng Đinh Ngọc Sum, cho biết: Đảng ủy, UBND xã và Nhân dân xác định Làng nghề đan lát Vinh Ba có vai trò vị trí hết sức quan trọng, góp phần phát triển ngành nghề nông thôn gắn với việc xây dựng nông thôn mới; tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho Nhân dân địa phương. UBND xã chủ động xây dựng kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở và bà con Nhân dân duy trì và phát triển làng nghề.
Tước tre để làm ra các sản phẩm đan lát |
Thời gian tới, UBND xã Hòa Đồng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách khuyến khích phát triển làng nghề gắn việc bảo vệ môi trường sinh thái; vận động Nhân dân trồng tre dọc các sông, suối, những khu vực có nguy cơ sạt lở, nhằm bảo vệ đất và có nguyên liệu để tiếp tục duy trì làng nghề; quảng bá tiếp thị sản phẩm, khuyến khích cơ sở ngành nghề nông thôn đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị hiện đại công nghệ truyền thống theo phương châm kết hợp giữa công nghệ tiên tiến với công nghệ truyền thống.
Chú trọng xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm làng nghề; triển khai làng nghề phù hợp với điều kiện của địa phương về nguyên liệu, lao động, cơ sở hạ tầng và khả năng phát triển. Đặc biệt là phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, nhất là những sản phẩm có chất lượng cao, mang tính truyền thống đặc trưng của làng nghề gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Bảo tồn, phát triển làng nghề
Chúng tôi về thăm Làng nghề đan lát Vinh Ba vào những ngày cuối tháng 8, mặc dù đã qua tiết trời mùa thu nhưng dải đất miền Trung vẫn nắng nóng như thiêu đốt với nhiệt độ ngoài trời 35 độ trở lên. Thế nhưng, chúng tôi vẫn thấy bà con làng nghề ngồi cặm cụi đan từng giỏ mây, tước từng cây tre để làm ra những sản phẩm đan lát từ bàn tay khéo léo, chăm chỉ của người thợ.
Làm nghề đan lát đòi hỏi người thợ phải chịu khó, chăm chỉ, khéo tay |
Ông Võ Ngọc Linh (70 tuổi) ở thôn Vinh Ba, xã Hòa Đồng là hộ dân làm nghề đan lát, chia sẻ: Tôi làm nghề đan lát khi mới mười mấy tuổi, theo gia đình học nghề đan lát rồi làm cho đến bây giờ. Hai vợ chồng tôi, mỗi tháng làm được 30 vĩ phơi bánh tráng, kiếm được khoảng 2 đến 3 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nguồn thu nhập không cao, nhưng vợ chồng tôi tuổi cao sức yếu làm công việc này là phù hợp với sức khỏe.
Bà Lương Thị Mười (68 tuổi) ở thôn Vinh Ba, xã Hòa Đồng, cho biết: Làm nghề đan lát đòi hỏi phải chịu khó, chăm chỉ, khéo tay nên nghề này chỉ phù hợp với người già. Vì lớp trẻ hiện nay không chịu theo nghề, lo ngại khi lớp người làm nghề lớn tuổi qua đời sẽ không còn người kế nghiệp nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm tại địa phương.
Bà Lương Thị Vương (68 tuổi) ở thôn Vinh Ba, xã Hòa Đồng, bày tỏ: Gia đình tôi ba đời làm nghề đan lát và tôi đang là đời thứ 3. Dù gia đình giữ gìn nghề truyền thống đến đời thứ 3, nhưng thế hệ con cháu tôi lại không theo tổ nghiệp. Không biết lớp trẻ sau này có chịu kế cận nghề truyền thống cha ông mà giữ gìn những nét văn hóa cổ xưa cho thôn Vinh Ba hiện tại và tương lai, bởi việc khôi phục, bảo tồn, phát triển Làng nghề đan lát Vinh Ba là trách nhiệm thế hệ trẻ mai sau, là những người con sinh ra trên vùng đất Vinh Ba, Hòa Đồng.
Sản phẩm chủ yếu của làng nghề là mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ như vĩ phơi bánh tráng, mảnh, giỏ thưa, giỏ đựng trái cây, giỏ cắm hoa |
Nói về công tác bảo tồn, phát triển làng nghề, Chủ tịch UBND xã Hòa Đồng Đinh Ngọc Sum, chia sẻ: UBND xã Hòa Đồng xây dựng Kế hoạch khôi phục, bảo tồn, phát triển Làng nghề đan lát Vinh Ba năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, làng nghề, ngành nghề nông thôn, đẩy mạnh liên kết sản xuất, khuyến khích thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác để nâng cao năng lực sản xuất, chú trọng xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.
Chú trọng công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống; đồng thời phát triển thêm nghề mới phù hợp với địa phương để đa dạng hóa sản phẩm ngành nghề; giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân; quan tâm, chú trọng phát triển làng nghề gắn với du lịch và bảo vệ môi trường.
Tin liên quan
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề
09:10 | 21/11/2024 Khuyến công
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu, nâng cao năng lực marketing sản phẩm thủ công mỹ nghệ
14:17 | 21/11/2024 Nông thôn mới
Tạp chí Làng nghề Việt Nam và Viện nghiên cứu phát triển doanh nhân Việt Nam – ASEAN hợp tác chiến lược toàn diện
00:00 | 12/11/2024 Tin tức
Tin mới hơn
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
11:25 | 13/11/2024 OCOP
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
14:56 | 11/11/2024 OCOP
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao
14:20 | 06/11/2024 OCOP
TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
08:47 | 05/11/2024 OCOP
TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định
10:32 | 04/11/2024 OCOP
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Tin khác
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
14:27 | 31/10/2024 OCOP
Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP
14:21 | 31/10/2024 OCOP
Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP
09:48 | 30/10/2024 OCOP
Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề
09:25 | 25/10/2024 OCOP
Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP
09:23 | 25/10/2024 OCOP
Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao
09:21 | 25/10/2024 OCOP
Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam
09:20 | 25/10/2024 OCOP
Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch
09:20 | 25/10/2024 OCOP
Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao
19:57 | 21/10/2024 OCOP
Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề
11:12 | 14/10/2024 OCOP
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP
09:29 | 07/10/2024 OCOP
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương
09:16 | 07/10/2024 OCOP
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 | 05/10/2024 OCOP
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 | 04/10/2024 OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
10:53 | 03/10/2024 OCOP
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Xây dựng Nghị quyết quy định mức chi các hoạt động khuyến công
14:19 Khuyến công
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự
14:19 Nông thôn mới
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 Làng nghề, nghệ nhân