Làng nghề đá mỹ nghệ non nước
Trước đây, các nghệ nhân chỉ sử dụng các nguồn đá trong nước như đá của Thanh Hóa, Thái Nguyên, Bình Định nay do yêu cầu thị hiếu thẩm mỹ ngày càng nâng cao, các cơ sở điêu khắc đá phải nhập khẩu nhiều loại đá có chất lượng cao của nhiều nước như Ấn Độ, Myanmar, các nước Trung Đông về để chế tác theo yêu cầu của khách hàng.
Anh Lê Thanh Chiến (truyền nhân của cố nghệ nhân Lê Bền) đang tạc tượng Champa.
Đến với làng đá, bạn không khỏi thán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá, mỗi tác phẩm đều thể hiện nét tài hoa, tinh tế của các nghệ nhân. Tác phẩm thường có đủ loại hình thù của vạn vật, đặc sắc nhất là tượng các vị Phật, vị Thánh, Chúa, thần Vệ Nữ, tượng Champa, các con vật như kỳ lân, rồng, sư tử và các đồ lưu niệm, trang sức bằng đá…và những tượng vũ nữ uyển chuyển trong điệu Apsara, tượng thần Indar, Siva, bò Nadin, chim thần Garuda và không thể không nhắc đến là tượng Yoni và Linga. Khi ngắm nhìn những bức tượng đậm nét Chămpa này, du khách ngỡ mình như đang đứng giữa lòng khu tháp cổ Mỹ Sơn với những cổ tháp phủ bụi thời gian đầy nét rêu phong, u tịch.
Du khách đến đây thường rất thích mua hàng lưu niệm bằng đá làm quà, đối với những sản phẩm nhỏ, nhẹ, bạn có thể xách tay nhưng đối với những sản phẩm kích thước lớn, cồng kềnh bạn có thể đặt mua trước và chủ các cơ sở bán hàng sẽ có nhân viên giao đến địa chỉ theo yêu cầu. Một số “nghệ nhân” có trang Web riêng, khách có thể giao dịch, chọn sản phẩm, gửi tiền ứng vào tài khoản, sản phẩm được gửi đến địa chỉ theo yêu cầu của bạn, dù là ở nước ngoài.
Một số hình ảnh trưng bày đá mỹ nghệ trên đường Sơn Trà - Điện Ngọc - Ngũ Hành Sơn
Ông Võ Đức Huy, Trưởng ban quản lý Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước cho hay “Kế hoạch xây dựng ý tưởng “làm du lịch làng nghề” đã có nhưng để hiện thực hóa ý tưởng này, cần sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành; hỗ trợ kinh phí, biện pháp để quản lý tốt môi trường, nước thải, bụi phát tán; đường giao thông nội bộ thông thoáng; bố trí khu trưng bày tượng đẹp, sản phẩm đẹp; hình thành khu dịch vụ, thương mại; đẩy mạnh quảng bá, truyền thông để thu hút và hướng khách du lịch đến với làng nghề...”
Anh Lê Thanh Chiến (48 tuổi, là truyền nhân của cố nghệ nhân Lê Bền, có cơ sở điêu khắc đá tại số 71 đường Huyền Trân Công Chúa) cho hay, đối với tượng Champa, bức lớn nhất và đẹp có giá khoảng 20 triệu, bức trung bình có giá khoảng 5-10 triệu đồng, bức nhỏ khoảng 3 triệu đồng.
Ông Huỳnh Quang Trung, Chủ tịch UBND phường Hòa Hải cho hay, làng nghề có khoảng 500 cơ sở sản xuất, thu hút hơn 1.500 lao động, tạo ra giá trị sản phẩm hằng năm đạt khoảng 700-800 tỷ đồng, thu nhập bình quân/lao động từ 7-10 triệu đồng/tháng, góp phần đáng kể ổn định kinh tế địa phương. đang từng bước nâng tầm về hình ảnh, thương hiệu, nâng cao đời sống của công nhân và người dân nơi đây; quan trọng nhất là giữ gìn và phát huy truyền thống làng nghề để chế tác những sản phẩm đá mỹ nghệ ngày càng tinh xảo.
Ông Võ Đức Huy, Trưởng ban quản lý Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước cho hay, ngày 2-8-2019, UBND thành phố phê duyệt mở rộng Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2 có tổng vốn đầu tư gần 45 tỷ đồng; qua đó nâng quy mô đầu tư phát triển làng nghề và tổ chức lại sản xuất, tránh phân tán, gây ô nhiễm môi trường ở khu dân cư.
Hiện nay, hoạt động điêu khắc đá ở Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước đã chuyển sang hình thức sản xuất đá công nghiệp với việc áp dụng máy móc hiện đại vào quá trình chế tác (nhất là những sản phẩm có kích thước lớn); hình thức gia công truyền thống không còn được duy trì nhiều, phần lớn được áp dụng cho các sản phẩm có kích thước nhỏ. Chính vì vậy, việc quy hoạch giai đoạn 2 sẽ bảo đảm nâng tầm quy mô nhằm tạo điều kiện cho người dân mở rộng hoạt động sản xuất, phù hợp với cơ chế thị trường…
Bài, ảnh: Tiên Sa
Tin liên quan
Tin mới hơn
Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả
08:29 | 26/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Tài hoa của nghệ nhân
09:19 | 25/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bến Tre: Ý tưởng điêu khắc độc đáo từ cây, trái quê hương
09:18 | 25/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết
10:03 | 21/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
15:00 | 20/01/2025 OCOP
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới
15:00 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết
14:59 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Trải nghiệm vườn nho kẹo trĩu quả tại Cần Thơ
11:13 Khuyến nông
Quảng bá di sản làng nghề Hà Nội
11:10 Du lịch làng nghề
Kẹo lạc Phố Hiến – hương vị quê nhà trên bàn trà ngày tết
10:00 Văn hóa - Xã hội
Thanh Oai về đích huyện nông thôn mới nâng cao
09:12 Nông thôn mới
Từ chiếc võng chuối mộc mạc đến sản phẩm du lịch hấp dẫn
09:00 Văn hóa - Xã hội