Làng mộc Thiết Úng: Phát triển du lịch theo mô hình làng nghề ven đô
Hàng chục xưởng mộc, hàng trăm gian hàng bày bán tượng Phật, rồng, phượng cùng những chuyến xe ra vào tấp nập đã tạo nên cảnh sầm uất ở làng mộc Thiết Úng. Không ít khách du lịch tìm đến đây bởi với họ, sản phẩm gỗ mỹ nghệ ở làng Thiết Úng có sự hài hòa, sinh động và phù hợp với nhu cầu cuộc sống ngày nay.
Một tác phẩm trong quá trình hoàn thiện.
Trước đây, các sản phẩm chạm khắc gỗ của làng nghề Thiết Úng được bày bán nhiều ở các phố Hàng Trống, Hàng Khay, Hàng Quạt... Phố Hàng Khay chuyên bán các loại khay, chén, tráp, hộp trầu, hộp đựng trang sức. Còn phố Hàng Trống, Hàng Quạt là nơi vừa sản xuất vừa bán các sản phẩm như sập gụ, tủ chè, án thư, tràng kỷ...
Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Truyền - đời thứ 4 trong một gia đình có nghề chạm khắc gỗ ở Thiết Úng, nét độc đáo trong một tác phẩm phải được thể hiện ở thần thái và các chi tiết. Từ nụ cười, đôi mắt của tượng đều phải toát lên được sự hài hòa, sinh động. Thần thái của nhân vật làm tăng giá trị của tác phẩm, quyết định ranh giới giữa một tác phẩm nghệ thuật với một sản phẩm vô hồn.
Ngày nay, sản phẩm của làng nghề mộc Thiết Úng gồm hai loại chính là hàng nội thất và hàng mỹ nghệ. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thời hội nhập, Thiết Úng đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm làng nghề. Ngoài chắt lọc tinh hoa nghề truyền thống, các nghệ nhân và thợ giỏi của làng còn kết hợp với xu hướng hiện đại, tạo nên những sản phẩm chất lượng cao, hình thức đẹp.
Gìn giữ và phát triển
Từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sản phẩm của làng nghề Thiết Úng được quảng bá và xuất sang thị trường các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc ngày một nhiều hơn. Do lượng hàng xuất khẩu nhiều nên một số hộ gia đình, công ty từng bước ứng dụng công nghệ cao, vận hành các loại máy đục, máy hạ nền thông qua máy tính để tăng tính chính xác cho sản phẩm.
Theo ông Lê Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh, làng Thiết Úng hiện có 95% hộ gia đình làm nghề, 9 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội, trong đó có 2 người được công nhận danh hiệu Bàn tay vàng. Trong làng có khoảng 200 thợ cả có thâm niên nghề trên 20 năm, 872 thợ tham gia vào nghề chạm khắc gỗ; khoảng 100 doanh nghiệp, 4 công ty tư nhân và 1 HTX cổ phần đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trong và ngoài xã.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Truyền cho biết, người thợ Thiết Úng hiện còn giữ được hơn 100 mẫu mã đẹp được lưu truyền qua các thế hệ. Ngoài ra, để phát triển du lịch và đa dạng hóa sản phẩm làng nghề, phục vụ nhu cầu của khách hàng, người thợ Thiết Úng có thể tạo ra bất kỳ sản phẩm nào theo mẫu phác họa hoặc qua sự miêu tả đặc điểm của khách hàng. Nhiều sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm như con giống, bút, móc khóa, lịch để bàn... được các nghệ nhân làng Thiết Úng sáng tạo để phục vụ nhu cầu của du khách. Đặc biệt, sản phẩm quà tặng bằng gỗ được khắc chữ, tên, logo hay hình ảnh bằng máy khắc hiện đại đang được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.
Để bảo tồn và phát triển nghề chạm khắc Thiết Úng, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Cụm sản xuất tập trung làng nghề xã Vân Hà. Chắc chắn, sau khi Cụm sản xuất tập trung làng nghề được hoàn thành, Thiết Úng sẽ càng có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề truyền thống. Nhằm quảng bá cho du lịch làng nghề, huyện Đông Anh đã và đang triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, định hướng để Thiết Úng phát triển du lịch theo mô hình làng nghề ven đô, qua đó tạo sức hút để du khách đến với làng ngày một nhiều hơn.
Việt Trang/theo HNM
Tin liên quan
Tin mới hơn

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 Tin tức

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 Văn hóa - Xã hội

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 Làng nghề, nghệ nhân