Làng may đo đệ nhất Hà Thành
Học may đồ Tây từ nhỏ
Ngay từ đầu thế kỷ XIX, nhiều cửa hàng may đo complet-veston đã xuất hiện trên các phố Hàng Hòm, Hàng Gai ở Hà Nội. Đặc biệt, chủ nhân của những hiệu may đồ Tây đình đám khi ấy lại là một người có xuất thân từ nông dân ở mạn Phú Xuyên, Hà Tây (cũ). Các cửa hàng may Toàn Thuận Anh, Toàn Thuận Em, Thuận Thịnh đều của ông chủ người làng Từ Thuận, Phú Xuyên. Đó là thời kỳ hưng thịnh của nghề may complet-veston, bởi nhu cầu của quan chức người Pháp và giới thượng lưu Việt rất lớn.
Ông Đào Văn Dự, năm nay 78 tuổi thuộc thế hệ thứ 3 ở làng Từ Thuận học may complet-veston nhớ lại: “Đầu những năm 50 của thế kỷ trước, tôi, ông Nguyễn Hòa, Nguyễn Lai và và 1 số chàng trai khác đã rời làng lên Hà Nội học may. Khi đó tôi mới 14 tuổi thôi. Cũng bởi đất làng chúng tôi cấy hái khó khăn lắm, nên thời ông, bố đã tha hương đi kiếm ăn khắp nơi rồi.”
Ông Dự kể lại: “Đến lúc chúng tôi ra cửa hàng Toàn Thuận Em ở 73 Hàng Gai học việc thì đồ Complet-veston đã suy tàn, bởi khi đó kháng chiến chống Pháp, dân mình làm gì có tiền mặc đồ Tây. Nhưng để giữ cái nghề truyền thống của quê hương chúng tôi vẫn quyết tâm chịu khổ, chịu đói để học nghề.”
Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm complet - veston ở Từ Thuận.
Suốt từ năm 1946-1986, đất nước bước vào hai cuộc kháng chiến, rồi sau đó là thời kỳ bao cấp khó khăn, nên những bộ âu phục bị lãng quên. Những hiệu may của người Từ Thuận nổi tiếng khu Phố Cổ lâm vào tình cảnh lay lắt, phải đóng cửa, ngừng hoạt động vì không có khách hàng.
Cũng như nghệ nhân Đào Văn Dự, một nghệ nhân khác là Nguyễn Hòa (năm nay 80 tuổi) cũng day dứt và trăn trở với thời kỳ nghề may complet-veston của người Từ Thuận gặp khó khăn.
Nghệ nhân Nguyễn Hòa nhà thiết kế tài hoa nhất Từ Thuận.
Ông Hòa hiện nay là một nghệ nhân, nhà thiết kế “đỉnh” nhất đất Từ Thuận. Ông tâm sự: “Từ Thuận không có thế hệ chúng tôi ra Hà Nội học nghề của cha, ông thì chắc chắn sẽ chẳng có những hiệu may, cùng đội ngũ thợ lành nghề đông đảo như hiện nay. Học được nghề ở khu Phố Cổ, tuy may đo bị tạm lắng, nhưng chúng tôi đã vác kéo, vác thước đi xin làm thuê ở khắp mọi nơi cứ miễn là còn tiệm may Âu Phục tồn tại”.
Làm thuê dù chỉ được trả bằng mấy bữa ăn, nhưng chúng tôi đều quyết làm để giữ nghề và dần dần nâng cao trình độ. Sau đó ông Hòa và một số thanh niên khác đã về Từ Thuận phục hồi lại nghề may complet-veston. Để duy trì nghề, ông Hòa, ông Dự… giữ lấy mấy cái kéo, cuộn vải phân phối và cái máy khâu trong nhà để thỉnh thoảng mở ra thiết kế cho đường kéo, vạch phấn thêm tinh tế.
Phải đến những năm 1988-1990, ông Hòa, ông Dự mới vận động, kêu gọi con cháu phục lại lại được nghề may complet-veston. Từ đó các hiệu may Âu phục như: Đức Thuận, Thuận Toàn, Minh Ký…đã ra đời ngay giữa làng quê.
Nghệ nhân Dự bên gia phả 4 đời họ Đào làm nghề may complet -veston.
Khi đó thế hệ thứ 4 gồm các thanh niên nam nữ mà hiện nay đang độ tuổi 40-50 đã cùng nhau kéo đến cửa hàng của ông Hòa học việc. Cũng từTừ Thuận, các ông Hòa, Dự, Lai đã mở nhiều lớp chuyên nghiệp cho các bạn trẻ ở cả xã Vân Từ, Phú Xuyên.
Ông Hòa cho biết: “Dân chúng tôi ở đây tuy thuần nông, nhưng lạ một cái là bọn trẻ rất thích học cắt may thời trang. Có lớp chúng tôi mở được một thời gian ngắn đã thu hút gần 100 học viên toàn xã, trong đó hầu hết vẫn là dân Từ Thuận đến học. Nhiều bạn trẻ hiện nay có tay nghề cao, không chỉ làm đồ comple-veston nam giới mà còn cắt cả áo dài, đầm váy cho nữ giới.”
Hiện đại hóa để phát triển
Hiếm có một làng nghề nào tập trung nhiều ông chủ (nghệ nhân) hoành tráng, tài hoa như làng nghề may ở Từ Thuận. Ông Nguyễn Mạnh Duy, hiện là hội trưởng hội làng nghề Từ Thuận tự hào cho biết: “Từ Thuận có 155 hộ thì hiện có đến 140 hộ làm nghề này hoặc tham gia vào một công đoạn nào đó trong việc may đo complet-veston. Có tới hơn 90% số người trong độ tuổi lao động đang làm complet-veston.”
Theo ông Duy, hiện nay có gần 30 ông chủ mở xưởng may đo ra mặt đường với số vốn hàng chục tỷ đồng, gia đình nào cũng có xe con đắt tiền, nhà kiểu biệt thự sang trọng. Bây giờ người Từ Thuận không còn may complet-veston theo kiểu một cửa hàng kiếm tất cả công đoạn như thế hệ ông Hòa, ông Dự nữa.
May đo ở Từ Thuận hiện nay đã thực hiện theo quy trình công nghiệp. Những chiếc complet-veston được phân thành nhiều công đoạn. Các hộ dân sẽ làm chuyên môn hóa một công đoạn nào đó.
Chúng tôi vào nhà anh Lê Ngọc Thanh nằm ở giữa làng, được chứng kiến cảnh 3 thành viên trong gia đình đang ngồi bên máy khâu. Vào ngày nghỉ cuối tuần, hay những buổi nghỉ học, cô con gái đang học cấp 3 của anh rất hào hứng học việc từ chính người bố của mình. Anh Thanh cho biết: “Tôi có thể thiết kế cắt, may được hoàn chỉnh một bộ quần complet-veston. Nhưng ở làng bây giờ chẳng mấy ai làm từ A-Z như thế, vừa lâu lại không cho thu nhập cao. Chính vì thế gia đình tôi giờ chỉ chuyên nhận may phần giáp thân và giáp cổ, sau đó chuyển các cho các gia đình khác làm công đoạn hoàn thiện tiếp theo. ”
Dù chỉ làm một công đoạn nhưng anh Thanh vẫn dạy cho con gái cắt và may hoàn chỉnh được một bộ complet-veston. Theo anh, nếu con gái đi lấy chồng thì cũng có cái nghề trong tay, có thể mở tiệm để kiếm sống. Với 2 lao động chính và cô con gái học việc, thu nhập hàng tháng của gia đình anh Thanh dao động 15-16 triệu. Anh tâm sự: “Ở làng này thu nhập như gia đình tôi đáng kể gì. Nhân công có tay nghề chuyên làm một công đoạn nào đó có thu nhập từ 8-10 triệu/tháng. Còn các ông chủ có xưởng và phòng trưng bày sản phẩm ngoài mặt đường mới đích thực là những đại gia, giầu có”
Hiện nay, tất cả công xưởng may đo đều kiêm luôn vai trò truyền nghề cho những người trẻ trong làng muốn theo học. Lương của các bạn trẻ vừa học, vừa làm được chủ xưởng trả từ 4-5 triệu/tháng.
Chúng tôi có nhắc tới 1 thương hiệu may nổi tiếng ở Hà Nội đó là công ty may đo thời trang cao cấp Toàn Thắng, 137 Tây Sơn, Đống Đa. Ông Dự nghe thấy tên ấy cười khà khà và cho biết: “Ông chủ của công ty ấy là Đào Mạnh Thắng, anh em họ với tôi đó. Sau thời chiến tranh nghề may complet –veston ở Hà Nội hết việc thì Toàn Thắng chính là thương hiệu hiếm hoi của dân Từ Thuận còn trụ lại được đến hôm nay”.
Từ Thuận hiện nay số công xưởng hay gọi đúng hơn là các công ty chuyên may Complet-veston cao cấp cỡ Toàn Thắng nhiều vô số kể. Riêng 3 người con của ông Hòa là Nguyễn Mạnh Duy, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Trường đã có xưởng trưng bày và tiêu thụ sản phẩm ở khắp các tỉnh phía Bắc như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hải Phòng, Hòa Bình… Nhiều sản phẩm của Từ Thuận đã được xuất khẩu sang Châu Âu.
Trải qua một thế kỷ, Từ Thuận đã sản sinh ra nhiều nhà thiết kế ( nghệ nhân) cắt may trứ danh. Mỗi khi mùa cưới về, Từ Thuận ngày nào cũng như trẩy hội. Người dân sắp làm đám cưới ở khắp mọi nơi lặn lội, tấp nập về đây thuê, mua đồ cho chú rể, cô dâu, cho đội bưng tráp và quan viên hai họ…Những bộ complet-veston giá 500-600 ngàn bình dân cho đến các bộ hơn 10 triệu cao cấp, làng may Từ Thuận đều có thể đáp ứng khách hàng.
Bài và ảnh Nguyễn Thị Hường
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
14:45 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó
19:53 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội
16:00 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường
15:14 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn
15:13 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao
08:27 | 31/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu
22:37 | 30/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển
11:29 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế
11:28 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
09:35 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 Làng nghề, nghệ nhân

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:55 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 Làng nghề, nghệ nhân