Hà Nội: 36°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 34°C Thừa Thiên Huế

Làng hoa, cây kiểng Tây Nam Bộ vào vụ Tết

LNV - Trồng hoa và cây kiểng (cảnh) là nghề gắn bó lâu đời với nhiều người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thời điểm này, nông dân tại các làng hoa nổi tiếng bậc nhất vùng như: Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp); Cái Mơn (tỉnh Bến Tre); Tân Mỹ Chánh (tỉnh Tiền Giang) đang tất bật cho vụ sản xuất phục vụ dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.


Ông Phạm Văn Màu (bên trái) ở Chợ Lách, Bến Tre truyền nghề trồng hoa, cây kiểng cho con trai. (Ảnh HOÀNG TRUNG)


Ở miền Tây Nam Bộ, có làng hoa hình thành và phát triển đến nay đã hơn 100 năm. Dù lắm nỗi nhọc nhằn nhưng bà con trồng hoa, cây kiểng vẫn thủy chung với nghề với niềm tin mang lại cái đẹp cho đời, cái giàu có cho người và sự phồn thịnh cho xứ sở…

Đời người, đời hoa

Chúng tôi đến thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trong một buổi trưa nắng gắt. Giữa trưa, chủ những ruộng hoa và những người làm công vẫn miệt mài làm việc. Chị Nguyễn Thị Thủy, ngụ ấp Khánh Nghĩa, xã Tân Khánh Đông, thành phố Sa Đéc đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề trồng hoa. Chị Thủy kể hồi còn là học sinh đã cùng cha mẹ trồng hoa. Tết năm nay, gia đình chị Thủy xuống giống năm công (sào) hoa thọ, hoa trang.

Chị Thủy tâm sự: “Theo nghề này cực lắm. Hoa trồng trên giàn, mình bơi xuồng theo các giàn chăm sóc hoa dưới trời nắng thì cây mới phát triển tốt, ngày ngày, phải tỉ mẩn từng chút một. Vất vả đó, nhưng nghề này đã thấm vào máu thịt, không thể nào bỏ được, dù có một thời gian tôi từng chuyển nghề khác”.

Có thâm niên hơn 20 năm trồng hoa, ông Trần Văn Hậu, 64 tuổi, ngụ xã Long Thới, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre tất bật gần như quanh năm. Tết năm nay, ông đang chăm sóc 1.500 giỏ hoa cúc mâm xôi.

Ông Hậu cho biết: “Để trồng cúc mâm xôi tôi phải chuẩn bị trước 6 tháng để gieo hạt, chăm sóc kỹ lưỡng để hoa ra đúng dịp Tết. Trước đây, cứ độ 25 tháng Chạp là tôi cùng vợ chuyển hoa xuống ghe để chở ra chợ Tết bán đến đêm 30 Tết, khi mọi người đón Giao thừa mới trở về nhà. Ăn Tết được vài ngày lại tất bật chuẩn bị phân bón, cây giống trồng cho mùa Tết năm sau”...

Từ tờ mờ sáng, gia đình bà Nguyễn Thị Diễm Kiều, ngụ ấp Hội Gia, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã có mặt tại ruộng hoa để bắt đầu một ngày lao động.

Bật đèn pin rọi một vòng ruộng hoa, bà Kiều cho hay: “Nghề trồng hoa đã gắn bó với gia đình từ thời ông nội, cha và bây giờ đến tôi”. Hằng ngày, bà Kiều cùng bốn nhân công chăm sóc trực tiếp từ 6 giờ sáng cho đến chập tối. Để hạn chế sâu, bệnh hại, một, hai ngày, bà Kiều lại phun xịt thuốc trừ sâu, bệnh. Có hôm, gần nửa đêm bà mới về nhà nghỉ ngơi và khoảng 4, 5 giờ sáng hôm sau lại phải bắt đầu ra ruộng hoa…

Theo nhiều bậc cao niên tại các làng hoa, từ lúc hình thành cho đến nay, nhiều gia đình có đến bốn, năm thế hệ gắn bó với nghề trồng hoa, cây kiểng. Như nhiều nghề khác, với nghề trồng hoa, cây kiểng, nhất là sản xuất vụ Tết, có những vụ thắng đậm, cũng có khi thất bát. Để sang một bên những thăng trầm của thị trường, niềm vui của người trồng hoa luôn trọn vẹn khi trao cho khách hàng những chậu hoa đẹp mà mình đã vất vả tạo ra…

Gìn giữ và trao truyền

Các lão nông trong vùng kể rằng, làng hoa xuất hiện trên đất Mỹ Tho (Tiền Giang) từ trước năm 1975 và ban đầu chỉ vài trăm chậu. Hiện, làng hoa đã phát triển hơn một triệu chậu hoa các loại.

Ông Nguyễn Văn Phước, 82 tuổi, ngụ ấp Hội Gia, xã Mỹ Phong là một trong những người đầu tiên trồng hoa số lượng lớn ở thành phố Mỹ Tho. Lớn tuổi, ông Phước không còn trực tiếp trồng nhưng vẫn là “cố vấn” cho các con. Gia đình ông Phước có bảy người con thì đến sáu người theo nghiệp trồng hoa của ông và rất thành công.

Với nhiều nông hộ như gia đình ông Phước, hiện, làng hoa Mỹ Tho khá trù phú, mở rộng gần cả xã Mỹ Phong, Tân Mỹ Chánh, phường 9... Sản lượng hoa Tết từ đây cung cấp cho thị trường hơn một triệu giỏ mỗi năm.

Làng hoa, cây kiểng Chợ Lách, tỉnh Bến Tre được xem là “Vương quốc hoa, cây kiểng” khi sản xuất hàng triệu sản phẩm phục vụ thị trường Tết. Theo nhiều nghệ nhân, làng hoa này hình thành cách đây hơn một thế kỷ. Hiện, ở Chợ Lách, có hàng nghìn nông hộ sản xuất hoa, cây kiểng quanh năm, tập trung nhiều vào dịp Tết Nguyên đán.

Người dân làng hoa Mỹ Tho (Tiền Giang) chăm sóc hoa Tết. (Ảnh NGUYỄN SỰ)


Gia đình ông Phạm Văn Màu, 58 tuổi, ở xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách đã có bốn thế hệ theo nghề trồng hoa, cây kiểng. Ông Màu cho biết: “Năm 14 tuổi, tôi đã học nghề trồng hoa, cây kiểng từ ông ngoại, các cậu, dì. Lúc đó, trồng các loại cây đơn giản như: Vạn thọ, mai vàng, mai chiếu thủy… đợi đến Tết chở ra chợ bán. Cách đây hơn chục năm, tôi bắt đầu chuyển sang trồng hoa giấy”.

Bình quân mỗi năm, gia đình ông Màu thu hơn một tỷ đồng từ hoa giấy. Hiện, toàn bộ 4.000 m2 đất của gia đình ông đều trồng hoa giấy bán quanh năm. Ông Màu đang truyền nghề lại cho con trai là Phạm Quốc Thái.

“Mấy năm trước em làm nghề thợ bạc tại Thành phố Hồ Chí Minh, cuộc sống cũng khá ổn định. Gần đây, cha em kêu về phụ giúp nên em quyết định nghỉ việc để về quê tiếp tục theo nghề trồng hoa, cây kiểng truyền thống của gia đình”, anh Phạm Quốc Thái cho biết.

Còn nghệ nhân Lê Gặp Em, 59 tuổi, ngụ xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách, gần như cả cuộc đời gắn với việc tạo dáng cây kiểng. Vườn cây linh sam, mai vàng, tùng, nguyệt quế… của ông được tạo dáng cẩn thận có giá hàng tỷ đồng.

Ông Lê Gặp Em cho biết: “Hơn một năm nay, tôi dành thời gian để hướng dẫn cho những người đam mê cây kiểng cách tạo dáng sao cho đẹp trên kênh YouTube. Đến nay, có khoảng 4.000 người được tôi hướng dẫn trực tiếp và qua mạng xã hội, hy vọng, họ sẽ tiếp nối truyền thống của làng hoa Chợ Lách nổi tiếng từ xưa đến nay”.

Theo những bậc cao niên ở làng hoa Sa Đéc, vùng đất này đã có năm thế hệ trồng hoa kiểng. Đầu tiên là những người trồng hoa kiểng ở Sa Đéc từ những năm cuối thế kỷ 19 đến năm 1930, được xem là thế hệ khai mở cho làng nghề. Lúc này, hoa kiểng chỉ mới đáp ứng nhu cầu gia đình, cá nhân riêng lẻ, chưa có điều kiện để đưa đi bán khắp nơi. Thế hệ thứ năm được xác định từ năm 1990 đến nay, có người gọi đây là “thế hệ vàng”. Giai đoạn này, việc sản xuất không ngừng tăng trưởng, tạo được những lợi thế cạnh tranh từ phát huy tiềm năng, lợi thế vốn có.

Cụ Trần Văn Bình, 72 tuổi, Chủ nhiệm Hội quán Làng hoa tại khóm Tân Mỹ, phường Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc cho biết, nghề trồng hoa, cây kiểng ở Sa Đéc luôn được bà con gìn giữ. Cụ Bình và nhiều người có thâm niên trong nghề được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Sa Đéc mời truyền đạt kinh nghiệm tại nhiều lớp học về cách trồng và chăm sóc hoa, cây kiểng bonsai...

“Quá trình truyền đạt, tôi thấy nhiều bạn trẻ, anh chị em nông dân đam mê nghề kiểng bonsai lắm. Mừng lắm, vì tôi cảm nhận được nghề này sẽ không bị mai một”, cụ Trần Văn Bình chia sẻ.

Liên tiếp ba năm nay, Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Sa Đéc tổ chức tri ân và tôn vinh nghề trồng hoa kiểng, góp phần “truyền lửa” đến thế hệ hôm nay và mai sau.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Sa Đéc Võ Thị Bình cho biết, thành phố đã quy hoạch xây dựng Làng hoa Sa Đéc trở thành khu vực sản xuất hoa tập trung lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long; kết hợp phát triển dịch vụ du lịch, khuyến khích, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích, áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc cấy, ghép, lai tạo giống, triển khai nhiều mô hình công nghệ mới trong sản xuất hoa kiểng theo hướng bảo vệ môi trường…

Tại Bến Tre, từ năm 2017, tỉnh đã thực hiện thí điểm Đề án xây dựng “Làng Văn hóa du lịch Chợ Lách” kết nối bốn ấp, gồm: Đông Kinh (xã Vĩnh Hòa); Lân Đông (xã Phú Sơn); An Hòa (xã Long Thới) và Vĩnh Nam (xã Vĩnh Thành) với tổng diện tích 1.490ha, trung tâm đặt tại xã Vĩnh Thành trong khu lưu niệm nhà khoa học Trương Vĩnh Ký. Từ đó, khách du lịch có thể tham quan các điểm du lịch của địa phương như: Nhà thờ Cái Mơn, nhà cổ, vườn sầu riêng, làng hoa giấy, vườn cây ăn trái, vườn sản xuất cây giống lớn nhất cả nước…

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre Đoàn Văn Đảnh cho biết thêm, tỉnh vừa triển khai Đề án phát triển cây giống và hoa kiểng Chợ Lách mang tầm quốc gia với tổng kinh phí đầu tư gần 85 tỷ đồng. Theo đó, sẽ tiến hành xây dựng vùng sản xuất chuyên canh tập trung từ 300 ha đến 500 ha trên diện tích 1.500 ha cây giống, hoa kiểng của huyện Chợ Lách gắn với phát triển chuỗi giá trị cây giống, hoa kiểng.

Đề án tập trung phát triển sản xuất giống cây trồng, hoa kiểng theo hướng công nghiệp nhằm cung cấp đủ giống có năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường; góp phần thực hiện thành công định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững…

Nhân dân

Tin liên quan

Tin mới hơn

Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

LNV - Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạ
Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

LNV - Các sản phẩm của làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng (Lào Cai) mang nét riêng khó trộn lẫn: Họa tiết tinh xảo, màu sắc rực rỡ, vừa truyền thống vừa hiện đại, là món quà lưu niệm hấp dẫn du khách.
Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

LNV - Được thiên nhiên ưu đãi chất đất đỏ độc đáo, Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng là thủ phủ gốm của miền Tây Nam bộ. Giữa biến động thời cuộc và sự mai một của làng nghề truyền thống, nơi đây hiện đang thắp lại ngọn lửa nghề bằng sự kết hợp giữa di sản và đổi mới, với vai trò tiên phong của những người nghệ nhân giàu tâm huyết.
Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

LNV - Nằm cách TP. Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam, làng hương Thủy Xuân (TP Huế) ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên dòng sông Hương thơ mộng. Nơi đây, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương trầm thơm trên đất thần kinh của người dân đã nức tiếng xa gần. Trong những năm trở lại đây, làng hương này còn trở thành địa điểm tham quan đặc sắc của du khách trong và ngoài nước.
Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

LNV - Với định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE xem việc đồng hành giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với cộng đồng địa phương.

Tin khác

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì hội nghị.
"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

LNV - Nếu phải xác định một điểm khởi đầu cho hành trình chuyển đổi số tại huyện Phú Xuyên, thì đó không phải là hạ tầng, công nghệ hay những con số đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà chính là yếu tố con người - những người dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong.
Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm và đan lát của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) vẫn được gìn giữ bền bỉ qua nhiều thế hệ. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao, các sản phẩm thủ công còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống núi rừng và tâm hồn người Hrê. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những nghề xưa không chỉ sống lại mà còn trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng địa phương.
Mùa sen ở hồ Tây

Mùa sen ở hồ Tây

LNV - Vào dịp tháng 6 này, trên khắp các ao, đầm trồng sen ở khu vực hồ Tây (quận Tây Hồ) rộn ràng không khí thu hoạch, chụp ảnh với hoa. Sen trồng ở đây là sen bách diệp với bông to có 100 cánh, mùi thơm đượm mang một nét đặc trưng riêng của hồ Tây mà không nơi nào có được.
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.
Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

LNV - Theo UBND huyện Gia Lâm, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2738/QĐ-UBND, cho phép Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Dương Xá sử dụng địa danh “Dương Xá” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nông sản chế biến Dương Xá”.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

LNV - Trong số sáu cá nhân vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” vì những cống hiến đặc biệt trong gìn giữ và phát huy di sản nghề thủ công mỹ nghệ, tỉnh Quảng Nam vinh dự có hai đại diện: Ông Lê Đức Hạ (nghệ nhân gốm ở TX Điện Bàn) và ông Huỳnh Sướng (nghệ nhân mộc tại TP Hội An).
Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

LNV - ’’Nơi tôi sinh: Làng Phùng Xá- Huyện Thạch Thất gần Chùa Thầy- một làng quê nghèo nhưng dân quê tôi thật thà lắm… “ Một câu nói cũng rất thật thà chân chất đến từ người đàn ông có ánh mắt kiên định, khuôn mặt sáng có chút lãng tử như một hoạ sĩ. Đó là anh Chu Văn Ân, nghệ nhân gỗ lũa Trai Vàng.
Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

LNV - Nói đến "Bắc lan" hay "Bắc hồ câu", "Bất động sản Phương Bắc" ở Suối Hai thì người dân huyện Ba Vì (Hà Nội) và các địa phương lân cận ai cũng biết đó là tên thường gọi của doanh nhân Lê Đức Bắc. Anh Bắc không những thành đạt trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, kinh doanh bất động sản mà còn là một nghệ nhân sinh vật cảnh và làm vườn (SVC & LV).
Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

LNV - Xứ Thanh nổi tiếng là vùng đất của những làng nghề truyền thống lâu đời, nơi lưu giữ trọn vẹn giá trị văn hóa, tinh thần và bàn tay tài hoa của bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, mỗi làng nghề không chỉ là kế sinh nhai của người dân mà còn là “bảo tàng sống” của tinh hoa văn hóa đất Việt, ngày càng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống hiện đại.
Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

LNV - Nằm ven dòng sông Hậu hiền hòa, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, những người dân nơi đây vẫn miệt mài đỏ lửa, tráng bánh nhằm gìn giữ và phát triển làng nghề địa phương.
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

LNV - Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

LNV - Lên Cao nguyên đá, nhiều du khách sẽ tìm đến với Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ. Nơi đây nổi tiếng với việc gìn giữ, phát huy hiệu quả nghề truyền thống của Hợp tác xã lanh Lùng Tám, với 100% thành viên là phụ nữ người Mông. Sự cần cù, sáng tạo từ những sợi lanh đã cho ra đời nhiều sản phẩm thủ công rất đẹp, mang đậm bản sắc truyền thống. Chính điều này đã giúp cho Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám trở thành một điểm du lịch trải nghiệm cực kỳ hấp dẫn và thu hút rất đông du khách.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.
Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái

LNV - Sau khi được thành lập từ sự hợp nhất của ba xã cũ thuộc thị xã Sơn Tây, xã Đoài Phương (Hà Nội) đang từng bước vươn lên trở thành địa phương phát triển toàn diện. Với định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp và du lịch sinh thái, Đoài Phương đặt mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và xây dựng nền kinh tế bền vững.
Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP

LNV - Ngày 15/7 tới đây, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP.
Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương

LNV - Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/HNDTƯ ngày 27-7-2020 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn, Hội Nông dân thành phố Hà Nội từng bước khẳng định vai trò lực lượng nòng cốt trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nổi bật là hội xây dựng các mô hình chi hội, tổ hội nghề nghiệp đặc thù theo thế mạnh từng địa phương.
Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia

LNV - Từ chiều sâu lịch sử của miền Cố đô mộng mơ, Bún bò Huế vươn mình trở thành một tác phẩm văn hóa sống, nơi tinh hoa ẩm thực và trí tuệ dân gian hội tụ, được Nhà nước trao tặng chứng nhận "Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia" theo Quyết định số 2203/QĐ–BVHTTDL, ký ngày 27/6/2025
Giao diện di động