Làng gốm hơn 500 tuổi đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Làng gốm Thanh Hà đón bằng công nhận DSVH phi vật thể quốc gia
Điểm đặc biệt trong ngày giỗ tổ nghề năm nay là địa phương tổ chức công bố và đón bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề gốm Thanh Hà (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam).
Bên cạnh phần lễ giỗ tổ nghề theo nghi thức truyền thống, nhiều hoạt động cộng đồng cũng được tổ chức để các nghệ nhân chia sẻ, truyền lại cho thế hệ trẻ của làng về nguồn cội, lịch sử, cũng như ý thức bảo tồn, gìn giữ và phát triển nghề của cha ông.
Ông Phạm Hùng, một người dân ở Nam Diêu chia sẻ: Làng gốm đón nhận tin vui nghề truyền thống của làng được Bộ VHTTDL công nhận DSVH phi vật thể từ năm 2019, nhưng rồi hai năm qua, do dịch bệnh nên ngày giỗ tổ chỉ tổ chức theo truyền thống ở quy mô trong làng. Năm nay, ngoài phần lễ còn có phần hội với nhiều hoạt động vui chơi, thể thao. Vui hơn nữa, khi dịp này, chính quyền địa phương cũng tổ chức lễ đón nhận bằng DSVH phi vật thể quốc gia đối với nghề gốm Thanh Hà. Đây cũng là sự khích lệ, tạo sức sống mới, làm động lực để làng nghề phục hồi trở lại sau thời gian dài ngưng trệ vì dịch bệnh vừa qua.
Làng gốm Nam Diêu - Thanh Hà có tuổi đời gần 500 năm, được hình thành vào khoảng thế kỷ XVI, XVII do một số thợ thủ công Thanh Hóa, Nghệ An vào dựng làng ở Thanh Hà, mang theo nghề gốm. Làng nghề hưng thịnh nhất vào khoảng nửa đầu thế kỷ XIX và Giai đoạn hưng thịnh của nghề gốm Thanh Hà được triều đình Nguyễn ghi vào sách Đại Nam Nhất Thống Chí, phần thổ sản Quảng Nam.
Theo Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, tại khu vực trung tâm làng gốm có 10 di tích đã được xếp hạng và đưa vào danh mục bảo vệ. Gắn liền với di sản văn hóa vật thể là một khối lượng lớn di sản văn hóa phi vật thể như: Tri thức sản xuất gốm, sành, gạch, ngói, làm tượng ông Táo,… và phân công, tổ chức sản xuất; Đời sống văn hóa tín ngưỡng, lễ hội;…
Với những giá trị văn hóa đặc sắc, bề dày lịch sử không ngừng được bảo tồn, phát huy, nghề gốm Thanh Hà đã được Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2965/QĐ-BVHTTDL ngày 27.8.2019.
Điều đáng vui mừng là số lượng lao động làng gốm không ngừng tăng lên. Thời điểm 2001, cả làng nghề chỉ còn 8 cơ sở với 24 lao động hoạt động và đây là những hạt nhân trong công tác bảo tồn và phát triển của làng nghề. Hiện làng có khoảng 320 hộ, trong đó có 105 hộ với khoảng 105 người làm gốm, còn bảo lưu nguyên vẹn quy trình chế tác gốm thủ công truyền thống cùng nhiều giá trị tri thức dân gian gắn liền quá trình hình thành làng xã, phát triển đô thị thương cảng Hội An…
Năm 2018, phường Thanh Hà đã ra mắt CLB thanh niên với nghề gốm, thành viên là các bạn trẻ đang trực tiếp sản xuất tại làng để cùng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất, đa dạng mẫu mã, nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm gốm, giúp thanh niên địa phương phát triển kinh tế. Qua đó sẽ góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát triển nghề gốm có lịch sử hàng trăm năm.
Năm 2001, làng gốm được đầu tư xây dựng thành điểm tham quan du lịch làng nghề, làng quê đầu tiên của tỉnh Quảng Nam. Giai đoạn 2004-2007, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt và triển khai dự án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống Thanh Hà gắn với hoạt động du lịch. Đến nay, làng gốm Thanh Hà là một trong những điểm du lịch thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan mỗi năm. Năm 2019, thời kỳ du lịch đạt đỉnh điểm có 707.549 khách/năm, trung bình có 1.939 khách/1 ngày đến tham quan làng gốm. Từ năm 2001-2020, có hơn 2,2 triệu lượt khách đến tham quan, doanh thu từ bán vé đạt 65,7 tỉ đồng. Trong công tác bảo vệ môi trường, đơn vị quản lý du lịch, cộng đồng ở làng gốm Thanh Hà đã có nhiều hoạt động cụ thể bảo vệ môi trường, công tác bảo tồn di sản, quản lý du lịch đang ngày càng dần hoàn thiện, theo tinh thần hướng tới môi trường du lịch xanh.
Bài, ảnh: Hoài Hương
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân