Làng gốm cổ Vĩnh Hồng
Đến thăm làng gốm Vĩnh Hồng, nhìn đâu cũng thấy đồ gốm, sứ, bát đĩa, chum sành, vại bày la liệt.
Anh Nguyễn Xuân Thống, chủ một cơ sở sản xuất gốm truyền thống ở Vĩnh Hồng cho biết: "Lò củi này đun được nhiều hàng lắm, ví dụ như 1 bầu của chúng tôi có thể đun được vài trăm chiếc sản phẩm. Đun bằng củi thì hàng rất bền vì lò luôn được ủ nhiệt, mà chi phí lại rẻ hơn rất nhiều so với lò ga. Lò ga vốn không đun được nhiều hàng to, mỗi lò ga chỉ chứa được vài chục sản phẩm; nhưng lò bầu, lò đun củi lại làm được nhiều sản phẩm to và giá thành hợp lí với người tiêu dùng".
Theo nghệ nhân Nguyễn Đình Cầu, gốm ở đây đều được nung suốt 24 giờ với nhiệt độ dao động từ 1.200 - 1.300 độ C, trong khi nhiều làng gốm truyền thống khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ chỉ nung ở nhiệt độ 800 độ C. Sản phẩm khi ra lò sẽ có độ bền cao, dày, ít bị nứt vỡ và hoa văn không phai màu do được chạm khắc trực tiếp vào sản phẩm chứ không phải vẽ trên men. Để làm ra một sản phẩm gốm có chất lượng tốt, khâu quan trọng nhất là làm khuôn. Nếu làm khuôn không tốt, bị méo hoặc nước tráng không phù hợp thì sản phẩm khi đưa vào lò nung sẽ nứt vỡ ngay lập tức.
Nghệ nhân Nguyễn Đình Cầu nói: "Việc đổ khuôn là khâu đầu tiên rất quan trọng, nếu muốn sản phẩm đẹp thì trước mắt phải do người làm khuôn và tạo mẫu mã, mẫu mã có đẹp thì sản phẩm ra mới đẹp được. Thứ hai là làm một cái khuôn phải chất lượng, độ hút nước, độ cứng của khuôn không vênh méo thì sản phẩm lấy ra mới đẹp, nhẵn và đạt tiêu chuẩn của làng nghề gốm Vĩnh Hồng".
Để làm ra một sản phẩm gốm có chất lượng tốt, khâu quan trọng nhất là làm khuôn.
Trước đây, cả làng Vĩnh Hồng đều làm gốm nhưng cũng có thời gian dài, làng gốm rơi vào tình trạng “nguội lửa” do thiếu những sản phẩm mới, đặc trưng. Một số hộ sản xuất chuyển sang công việc khác nên chỉ còn lại 17 hộ theo nghề. Ông Phạm Văn Thắng - Bí thư chi bộ gốm sứ Vĩnh Hồng, Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lan cho biết làng đã chuyển sang sản xuất các sản phẩm chum vại lớn để đựng rượu, nước mắm, gạo... Sự thay đổi này đem lại lợi nhuận bình quân cho mỗi hộ từ 20 - 30 triệu đồng/1 tháng; tạo mức thu nhập ổn định từ 7 - 8 triệu đồng/1 tháng cho hàng trăm lao động.
"Chúng tôi cũng đã có những buổi giao lưu để trao đổi kinh nghiệm, từ cách sản xuất cũng như các phương án tiêu thụ gốm và học hỏi lẫn nhau. Bản thân tôi cũng học hỏi những ý tưởng hay của hộ gia đình xung quanh và các hộ cũng học hỏi kinh nghiệm trong cách làm gốm của chúng tôi. Do vậy mà trong thời gian vừa qua, trước tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp nhưng chúng tôi cũng đã duy trì để ổn định được sản xuất và tiêu thụ" - ông Phạm Văn Thắng nói.
Những sản phẩm được làm từ làng gốm Vĩnh Hồng không chỉ phục vụ cho nhu cầu của người dân trong nước mà còn được xuất khẩu sang nước ngoài. Ngoài ra, các hộ sản xuất ở đây cũng liên kết với nhiều hộ sản xuất gốm nhỏ lẻ tại các địa phương xung quanh để thành lập Hiệp hội Gốm sứ Đông Triều, giúp đỡ nhau cùng phát triển trong quá trình sản xuất, tiêu thụ. Sắp tới, khi khu vực sản xuất gốm sứ với diện tích 20ha được quy hoạch, làng nghề gốm sứ Vĩnh Hồng sẽ có nhiều điều kiện tốt để hình thành mô hình kết hợp giữa sản xuất và đón khách du lịch đến trải nghiệm, phát huy giá trị hơn 200 năm của làng nghề giàu truyền thống này.
Các sản phẩm gốm ở đây được nung bằng củi trong các lò bầu có nhiệt độ lên đến 1.200 - 1.300 độ C.
Ông Lê Văn Tình - Phó trưởng phòng Kinh tế (UBND thị xã Đông Triều) cho biết: "Trong thời gian vừa qua đối với nghề gốm sứ Đông Triều, chúng tôi xác định đây là ngành nghề tương đối đặc trưng, cần phải có những biện pháp bảo tồn và phát huy. Đầu tiên chúng tôi đã triển khai việc kiện toàn Hiệp hội Gốm sứ Đông Triều và xây dựng được nhãn hiệu tập thể gốm sứ Đông Triều. Thứ hai, chúng tôi phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ để hình thành trung tâm ươm tạo gốm sứ trên địa bàn; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất đưa sản phẩm của mình tham gia vào những chương trình xúc tiến thương mại".
Sự chuyển mình của gốm Vĩnh Hồng để thích nghi với nhịp sống hiện đại cũng cho thấy sự năng động của người dân làng nghề, để không chỉ giữ được nghề, theo được nghề, mà còn đưa tinh hoa nghề gốm, đưa sắc màu văn hóa dân tộc tới đông đảo bạn bè quốc tế./.
VOV
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP