Làng chiếu Định Yên – Miệt mài gìn giữ di sản quốc gia
Theo các nhà nghiên cứu thì cư dân làng chiếu Định Yên có gốc gác từ đồng bằng ven biển Bắc Bộ (Thái Bình, Nam Định). Khi vào phương Nam, lưu dân đã mang theo nghề dệt chiếu truyền thống. “Thiên thời, địa lợi”, nhờ đất đai màu mỡ, trù phú, những cách đồng lát mênh mông bao bọc khu vực đồng bằng sông Cứu Long là nguồn nguyên liệu lý tưởng để nghề dệt chiếu phát triển. Với đôi bàn tay khéo léo, sự cần, sáng tạo, chắt lọc những cái hay, cái đẹp, người dân Định Yên dần tạo nên thương hiệu “chiếu Định Yên” nức tiếng gần xa.
Với đôi bàn tay khéo léo, sự cần cù, sáng tạo, người dân Định Yên dần tạo nên thương hiệu “chiếu Định Yên” nức tiếng gần xa.
Từ những năm 1920, nghề dệt chiếu ở Định Yên phát triển phồn thịnh, nguyên liệu tại chỗ không đủ, phải mua thêm lác chẻ sẵn, phơi khô từ phía Sa Đéc và các nơi chở đến. Cho đến trước 1954, chiếu Định Yên nhờ chất lượng cao, giá cả vừa phải nên được nhiều ghe thương hồ chở bán khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lên đến Nam Vang (Campuchia).
Từ đầu làng đến cuối xóm, từ trong nhà ra ngoài ngõ, ngôi làng vùng sông nước đồng bằng sông Cứu Long luôn rực rỡ sắc màu xanh, đỏ, tím, vàng của những bó lác, những tấm chiếu phơi trong nắng... thật chẳng khác nào những thảm hoa. Còn nơi ghe thuyền neo đậu để cung cấp lác cho Định Yên giờ đây đã hình thành nên bến Lác, hàng ngày nhộn nhịp giao thương, mua bán tấp nập.
Ghe chở lác nguyên liệu cung cấp cho Định Yên.
Để làm nên chiếc chiếu mềm mại, bền chắc, người thợ Định Yên phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Từ chọn sợi lát đều trắng đẹp, đều nhau, nhỏ và nhuyễn đến vuốt sợi cho sạch sẽ, nhuộm màu, căng sợi trân lên khung dệt, dệt chiếu...., tất cả đều được làm một cách cẩn thận với tất cả tình yêu, sự trân trọng nghề quý của cha ông.
Những bó lác đã nhuộm màu rực rỡ trong nắng.
Chỉ nói riêng khâu nhuộm màu sợi lát đã thể hiện sự cầu kỳ tỉ mỉ của nghề dệt chiếu Định Yên. Chỉ những người thợ có thâm niên mới có thể đảm nhiệm khâu này để đảm bảo cho ra đời sợi lát bóng đẹp, đều màu.
Những bó lát trắng sau khi lựa chọn kỹ càng sẽ đưa vào bể nhuộm lớn được đun sôi bằng lò trấu. Lò phải canh thật kỹ sao cho từ lúc nhúng lác, bó đầu đến bó cuối cùng phải giữ tiêu chuẩn nhiệt độ như nhau. Để cho ra sắc độ màu đậm hay nhạt, người thợ sẽ nhuộm 1 lần hoặc 2, 3 lần.
Bể nhuộm lác phải đảm bảo nhiệt độ sôi từ đầu đến cuối như nhau.
Tất cả những nguyên liệu tốt nhất đã sẵn sàng để người thợ bắt đầu miệt mài bên khung dệt thực hiện tác phẩm của mình bằng cả tâm huyết.
Cha truyền con nối, trải qua bao biến thiên của lịch sử, hiện tại xã Định Yên còn khoảng 700-800 hộ tham gia các hoạt động liên quan đến nghề dệt chiếu.
Giờ đây, hình ảnh người thợ miệt mài bên khung dệt thủ công đã dần thay thế bởi máy dệt công nghiệp, các cơ sở sản xuất tập trung hình thành, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Dệt chiếu máy cho sản lượng cao gấp 4-5 lần/ ngày so với dệt thủ công. Độ chắc, dày, bền đẹp cũng cao hơn. Từ đó, thu nhập của người thợ cũng tăng lên đáng kể.
Những cỗ máy dệt đã thay thế khung dệt thủ công truyền thống.
Ông Nguyễn Ngọc Thanh, chủ cơ sở dệt chiếu Thanh Hùng cho biết: "Nhờ cơ giới hóa nên thu nhập của người dệt chiếu tăng lên đáng kể. Trung bình một người làm được 10 chiếc chiếu/ngày, thu nhập từ 130.000-150.000 đồng/ngày. Trước đây làm bằng thủ công 2 người chỉ làm 5-6 chiếc chiếu/ngày".
Tuy nhiên, sản phẩm chiếu dệt thủ công lại sở hữu những kỹ thuật mà sản phẩm dệt máy không thay thế được. Do đó, chiếu dệt truyền thống làm ra đến đâu vẫn tiêu thụ hết đến đó, là sản phẩm yêu thích của những người ưa sự độc đáo, khác biệt.
Qua bàn tay khéo léo, sự cần cù và tình yêu nghề truyền thống của cha ông, hàng năm các hộ dân nơi đây đã sản xuất ra hàng triệu sản phẩm chiếu có hoa văn rực rỡ, mịn màng và bền chắc, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
Chiếu Định Yên đã xuất sang nhiều thị trường nước ngoài: Thái Lan, Campuchia, Lào...
Năm 2013, nghề dệt chiếu ở xã Định Yên, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Sự tồn tại và phát triển của nghề dệt chiếu Định Yên hôm nay là thành quả của việc biết gắn liền giữa bảo tồn di sản và đáp ứng nhu cầu cho cộng đồng. Người Định Yên tự hào khi sở hữu di sản văn hóa của địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung, vì vậy, hàng ngày bên khung dệt, họ miệt mài lưu truyền, phát huy nghề truyền thống của cha ông.
Theo TH&PL
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP