Làm giàu từ mô hình nuôi thỏ và bồ câu
Dám nghĩ dám làm với suy nghĩ “Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay”, ngay từ những ngày đầu chập chững bước vào nghề, khó khăn chồng chất khó khăn, có những khi bà Dậu tưởng chừng phải bỏ nghề, bản thân bà lại chưa từng học qua một trường lớp đào tạo nào về chăn nuôi con giống.
Cho đến nay, khi đã thành công trên con đường kinh doanh, với mô hình chính là trang trại thỏ Newzealand nổi tiếng trong cả nước. Vậy nhưng, khi được hỏi điều gì đã đưa bà kết duyên với trại thỏ nổi tiếng này từ nhiều năm qua? Chúng tôi ghi nhận được một nụ cười nhẹ nhàng thay cho lời khẳng định của thành công đó.
Bà Hoàng Thị Dậu nhận danh hiệu Doanh nhân Văn hóa năm 2014.
Chia sẻ với phóng viên, bà Dậu cho biết “Để có đàn thỏ như hiện nay, bà đã trải qua một thời gian dài nghiên cứu, học hỏi thực tế, tài liệu trên sách, báo, internet để tự thiết kế lồng nuôi, kỹ thuật chăm sóc cũng như cách phòng và trị bệnh. Sau thời gian nuôi thử nghiệm và nhân giống thành công, gia đình bà đã nâng qui mô tổng đàn thỏ nuôi lên trên 2000 con. Trong số này, có khoảng 300 con thỏ cái chuyên để sinh sản, còn lại là thỏ thương phẩm và thỏ đực giống. Thỏ cái ở độ tuổi trên 6 tháng là có thể cho sinh sản”.
Mỗi năm, một con thỏ cái đẻ từ 6 - 7 lứa, trung bình mỗi lứa từ 6 - 8 con. Vòng đời thỏ sinh sản từ 3 - 4 năm. Từ khi sinh sản đến khoảng 18 ngày tuổi là cho thỏ con tách mẹ. Lúc này, thỏ con đạt khoảng 500 gram. Nếu quá trình nuôi chăm sóc tốt, thức ăn hợp lý thì sau 2 tháng tuổi thỏ có thể đạt trọng lượng từ 2kg trở lên. Mỗi tháng bà xuất hàng trăm con thỏ thương phẩm được thu mua bởi một công ty của Nhật Bản với giá cả ổn định, bước đầu đã mang về nguồn thu nhập cho gia đình bà mỗi tháng vài chục triệu đồng”
Trại chim bồ câu Pháp bà Dậu xây dựng.
Khi đã thành công với mô hình chăn nuôi thỏ, hiện nay bà Hoàng Thị Dậu đã mở rộng sang mô hình nuôi chim bồ câu Pháp với số lượng lên đến cả ngàn đôi chim giống, bước đầu đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực, niềm tin về một tương lai tươi sáng tại vùng quê.
Mô hình trang trại thỏ Newzealand nổi tiếng trong cả nước
“Tiếng lành đồn xa” cũng là lúc bà được nhiều người biết đến, họ tìm đến với bà không chỉ được tham quan, tìm hiểu mô hình chăn nuôi mà còn được bà tận tình hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc và nhiều phương pháp bổ ích rất tận tâm. Bà nói, người nuôi thỏ cũng cần phải có cái tình, cái nhiệt huyết bởi “muốn chạm tay vào thành công - nhất thiết phải đặt chữ tâm làm đầu!”.
Đứng trước những khó khăn và thách thức của thị trường, nhưng với quyết tâm, với vốn kinh nghiệm tích lũy, lại có nguồn con giống sạch, cung cấp thị trường nguồn nguyên liệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bà Dậu xứng đáng trở thành tấm gương tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế chăn nuôi là nữ doanh nhân “Bông Hồng vàng” làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.
Bài và ảnh Thao Trần
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề
09:55 Đào tạo nghề

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX
09:51 Nông thôn mới

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 Văn hóa - Xã hội