Làm giàu từ gìn giữ và phát triển nghề làm rượu cần

LNV - Không chén chú chén anh, người đồng bào Ê Đê sinh sống trong dải đất Tây Nguyên lại thể hiện sự đoàn kết và sum họp với nhau qua văn hóa trong uống rượu cần. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, thức uống đấy dần trở nên phổ biến, đem lại thu nhập và là nét văn hóa đặc trưng của người đồng bào Ê Đê.

Rượu cần là loại rượu đặc biệt, nó đặc biệt hơn tất cả các loại rượu khác là được đựng bằng ché và dụng cụ uống rượu là cần. Rượu cần ở đâu cũng có, nhưng hễ nói đến rượu cần của người Ê Đê thì ta lại nghe không ngớt những lời khen về độ thơm ngon và hương vị đặc biệt khó loại rượu nào giống được.

Rượu Cần Ê Đê được trưng bày và quảng bá ở nhiều nơi
Rượu Cần Ê Đê được trưng bày và quảng bá ở nhiều nơi

Chẳng biết rõ từ khi nào mà rượu cần xuất hiện, theo lời kể của các bậc não làng trong buôn Êa Nao tại thành phố Buôn Ma Thuột chỉ biết rằng, từ thời xa xưa, khi con người còn chưa biết đến chăn nuôi, cày cấy, làm ăn sinh sống. Có một vị thần linh được trời phái xuống giúp họ mở mang tri thức, chăm lo phát triển nông nghiệp, thần dạy họ trồng lúa, trồng khoai, thổi cơm. Khi đời sống đi vào nề nếp, thần dạy họ cách nấu rượu. Thần cùng các vị trai làng vào rừng tìm kiếm củ gừng mang về trộn với bột gạo ngâm, nắm thành từng nắm nhỏ và phơi khô để làm men. Từ đó rượu đối với họ gắn liền với thần linh và trở thành thức uống quan trọng có mặt trong các lễ vật cúng tế, đám hỏi ma chay và để tiếp đãi khi có khách đến thăm nhà.

Đặc điểm của rượu cần người Ê Đê là 100% nguyên liệu ủ rượu được làm từ sản phẩm nông nghiệp mà họ trồng trọt, kết hợp với loại men từ lá cây rừng, sau thời gian chờ đợi ủ lên men kéo dài từ 2 đến 3 tháng sẽ tạo ra thành quả là ché rượu thơm ngon đặc trưng. Cùng công thức chung đó, mỗi gia đình người Ê Đê lại có những cách ủ rượu khác nhau để tạo ra những hương vị rượu ngon riêng.

Kho rượu của một hộ gia đình sản xuất rượu cần tại xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuôt.
Kho rượu của một hộ gia đình sản xuất rượu cần tại xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuôt.

Để làm ra một ché rượu cần thủ công chất lượng, phải trải qua nhiều công đoạn làm khá cầu kỳ. Thứ quan trọng nhất quyết định đến chất lượng rượu có ngon, có tốt hay không chính là ở men rượu. Men rượu cũng có hai loại, Men thủ công( hay còn gọi là men lá) được người Ê Đê lấy từ những thứ lá và quả sẵn có trong rừng và vườn nhà. Lá Hla hyao kết hợp với củ riềng và một vài loại lá bí mật, những thứ này giã đều cho thật nhuyễn với gạo tấm, sau đó nắm thành từng viên tròn, dải một lớp trấu mỏng cho khỏi dính rồi đem phơi khô để dành. Khi cần dùng đem giã nhỏ rắc vào cái rượu, tùy theo khối lượng gạo mỗi mẻ rượu cần từ 5 đến 9 viên. Men công nghiệp cũng có cách dùng tương tự, là men có sẵn nên tiết kiệm nhiều thứ, bù lại rượu sẽ không cho chất lượng ngon bằng.

Gạo vo cho sạch nấu chín thành cơm vừa phải sẽ giúp tránh được rượu bị chua hay hỏng trong quá trình ủ men. Sau đó, dùng cái mẹt lớn đan bằng tre để trải đều cơm ra cho nhanh bay hơi. Cơm nguội thì tiến hành rải men đều khắp các hạt cơm, trộn đều lên vài ba lần cho men thấm vào gạo, trộn trấu đã chuẩn bị từ trước như rải men. Rải thêm một lớp trấu dày tầm 3 cm dưới đáy ché, bỏ hỗn hợp vừa trộn xong vào, thêm một lớp trấu trên bề mặt, nén chặt, đậy lá chuối, đậy nắp rồi cột chặt đợi trong khoảng 2 tháng thế là có một ché rượu cần.

Rượu cần để lâu cũng không bị hỏng là nhờ lớp trấu được trộn với hỗn hợp cơm men sẽ hút các chất ẩm đồng thời tại độ thông thoáng cho quá trình ủ men. Tiêu chuấn ủ rượu là cứ một ché rượu 5 lít thì phải tốn 2,5 kg gạo nương. Thời gian càng dài hạt cơm với men cái tiếp xúc với nhau sẽ chuyển hóa tạo ra nhiều Enzim đường, do đó mà uống rượu càng thơm và đậm vị hơn.

Văn hóa của người đồng bào Ê Đê

Đến với nhà sàn của người đồng bào Ê Đê, không khó để bắt gặp những ché rượu cần được xếp ngăn nắp bên góc nhà. Những ché rượu vài ba năm tuổi được cất kĩ tận cùng trong góc, chỉ để dành cho những dịp trọng đại hoặc khách quý mới được đem ra thưởng thức.

Đế thưởng thức rượu, người ta hái nắm lá cây không độc (như lá mít, bơ, ổi) rửa sạch, để ráo nước và nhồi vào miệng ché, nén chặt lớp cơm rượu trong ché. Việc lót lá nhằm mục đích để khi đổ nước vào, bã rượu không bị trào ra ngoài, đồng thời tạo nên một khoảng trống từ cổ đến miệng ché. Khoảng trống này là cữ cho người uống. Mỗi cữ khoảng 1/4 lít nước. Uống hết một cữ là phải tiếp thêm nước. Nước uống rượu phải là nước suối tinh khiết lấy vào buổi sáng sớm, đổ vào ché trước khi uống từ 5 - 7 tiếng để rượu đủ ngấm.

Một công đoạn trong quy trình ủ rượu cần
Một công đoạn trong quy trình ủ rượu cần

Trong mỗi cuộc uống rượu cần, gia chủ sẽ cử ra một người điều hành (người Ê Đê gọi là Pô gai kpiê) có nhiệm vụ điều hành cuộc rượu. Họ sẽ lần lượt mời khách thưởng thức rượu cần theo thứ tự từ già đến trẻ, nữ trước nam sau. Người điều hành cầm cần rượu uống một ngụm rồi nhổ đi, sau đó đưa mời. Trong văn hóa Ê Đê, phụ nữ được xem trọng nên người bắt đầu cuộc rượu thường là nữ chủ nhân buổi lễ hoặc nữ gia chủ, tiếp đó là những người khách có mặt ở buổi lễ. Trong suốt buổi uống rượu, chiếc cần được chuyền tay từ người này sang người khác thành một dây chuyền tiếp nối. Nếu người được chuyền đến tay không uống thì họ sẽ dùng ngón tay cái bịt đầu cần.

Làm giàu từ nghề làm rượu

Ngày nay, dù có đa dạng các loại đồ uống song rượu cần của người Ê-đê vẫn hiện hữu là một đồ uống đặc sản mang hương vị truyền thống dân tộc. Phong trào nấu rượu cần kinh doanh đang được nhiều bà con hưởng ứng mang lại thu nhập đáng kể cho bà con, quan trọng hơn đó là gìn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc mình.

H’Blây Niê vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống ủ rượu cần tại Buôn Hằng 1A, xã Ea Uy (huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk), Mặc dù mới ra đời nhưng thương hiệu “Rượu cần Y Kô Nan Niê” của chị đã được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến. Có tháng cơ sở chị được đơn 400 ché với giá từ 200.000 đồng - 350.000 đồng/ché.

Chị chia sẻ: “Từ nhỏ đã làm quen với cách ủ rượu của cha mình. Lớn lên có thêm cách sản xuất rượu cần công nghiệp nữa, tuy rằng tiết kiệm được nhiều chi phí nhưng rượu thành phẩm không ngon bằng ủ tay”.

Đau đáu với suy nghĩ làm sao để sản xuất rượu năng xuất mà vẫn đảm bảo rượu luôn giữ được vị ngon đặc trưng. Sau nhiều lần thử nghiệm thất bại chị đã nghiên cứu thành công ra sản phẩm rượu cần Rượu cần Y Kô Nan Niê vừa áp dụng công nghiệp trong sản xuất nhưng giữ được cái cốt, cái hồn của rượu cần truyền thống. Nhờ đó mà năng suất được gia tăng, nhiều khách hàng uống ngon còn quay lại đặt đơn hàng lớn.

Ở buôn Ea Tu thành phố Buôn Ma Thuột, gia đình chị Ami Dao là một trong số nhiều hộ gia đình trong buôn cũng đang hưởng ứng phóng trào sản xuất rượu cần. Ngoài những giờ làm nương rẫy, chị và gia đình lại ủ rượu cần theo đơn đặt hàng.

Chị tâm sự: “Chúng tôi rất mong muốn đưa sản phẩm của đồng bào mình đến nhiều nơi, mà muốn được người tiêu dùng yêu thích thì yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là chất lượng của rượu phải tốt. Việc kinh doanh rượu cần ngoài việc đem lại thu nhập, cái quan trọng mà chúng tôi hướng tới gìn giữ được “hồn cốt” của dân tộc”.

Mỗi tháng gia đình chị sản xuất và bán ra thị trường khoảng 30 đến 100 ché tùy theo đơn đặt hàng, ché nhỏ nhất có giá 230 nghìn đồng mang lại cho gia đình thu nhập ổn định. Hiện tại, chị đang làm thủ tục đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm ruợu cần AmiDao.

Bên cạnh những dòng rượu cần “handmade” được sản xuất với số lượng nhỏ lẻ, những thương hiệu như “Rượu cần Y Nay”, “Rượu cần Y Kô Nan Niê” của nhiều người trẻ Ê Đê ở Đắk Lắk cũng đang dần được nhiều người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng. Đây là một tín hiệu vui, truyền cảm hứng cho thêm nhiều người trẻ trên bước đường lập thân, lập nghiệp từ loại đồ uống truyền thống đậm nét văn hóa của dân tộc mình.

Hoang Yến

Tin liên quan

Biểu tượng văn hoá Tây Nguyên giữa lòng Thành Phố

Biểu tượng văn hoá Tây Nguyên giữa lòng Thành Phố

LNV - Nằm trong lòng thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), buôn Akô Dhông như một viên ngọc quý tỏa sáng giữa lòng phố thị ồn ào, náo nhiệt. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc mà còn bởi những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của người Ê Đê được gìn giữ qua bao thế hệ.
Giàu từ nghề làm rượu cần

Giàu từ nghề làm rượu cần

LNV - Không chén chú chén anh, đồng bào Ê Đê sinh sống trong dải đất Tây Nguyên lại thể hiện sự đoàn kết và sum họp với nhau qua văn hóa trong uống rượu cần. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, thức uống đấy dần trở nên phổ biến, đem lại thu nhập và là nét văn hóa đặc trưng của người đồng bào Ê Đê.

Tin mới hơn

Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

LNV - Trong 2 ngày 26 - 27/9, các đoàn kiểm tra của thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đã tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn điện đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn phường Phong Khê- làng nghề ô nhiễm nhất tỉnh Bắc Ninh. Đã có 12 cơ sở sản xuất giấy ở Phong Khê viết đơn xin dừng hoạt động.
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), ngày 20/9, Đảng ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Cẩm Thanh, TP. Hội An cho hay, vừa tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày đồng khởi giải phóng xã Cẩm Thanh (27/9/1964 - 27/9/2024). Đây là dịp để ôn lại trang sử hào hùng của quân và dân địa phương trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Công nhận nghề truyền thống Hà Nội đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công

Công nhận nghề truyền thống Hà Nội đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công

LNV - Ngày 29/9, Đảng ủy, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Định Công (quận Hoàng Mai) tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công.
Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi

Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi

LNV - Hội An là vùng đất xinh đẹp, nổi tiếng với khu phố cổ trầm mặc và những làng nghề truyền thống có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Nép mình bên con sông Thu Bồn thơ mộng, Làng gốm Thanh Hà là nơi giữ nghề gốm truyền thống trong suốt 500 năm lịch sử.
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Trịnh Quốc Đạt làm việc với đơn vị trực thuộc tại thành phố Hải Phòng

Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Trịnh Quốc Đạt làm việc với đơn vị trực thuộc tại thành phố Hải Phòng

LNV - Sáng ngày 2/10, Tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đào tạo Phát triển Làng nghề (Hải Phòng). Nhà giáo Ưu tú Trịnh Quốc Đạt – Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã có buổi làm việc với bà Cao Bích Thủy Giám đốc Trung tâm.
Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam

Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam

LNV - Sau khi được UBND tỉnh Bình Định có Quyết định công nhận Làng nghề trồng hoa Gia An Nam, thôn Gia An Nam, xã Hoài Châu Bắc, UBND thị xã Hoài Nhơn có tờ trình UBND tỉnh Bình Định và Sở Nông nghiệp và PTNT cho chủ trương lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam.

Tin khác

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang

LNV - Do điều kiện lịch sử hình thành, Kiên Giang là nơi hội tụ của dân di cư đến từ mọi miền đất nước. Một số nghề thủ công cũng theo chân họ đến vùng này. Khi du nhập vào Kiên Giang, sản phẩm của mỗi làng nghề mang nét văn hóa đặc trưng của vùng.
Trăm năm kể chuyện nghề rèn

Trăm năm kể chuyện nghề rèn

LNV - Trong căn nhà nhỏ ngái nồng mùi khói bếp, ông Sùng Seo Nhà (74 tuổi) một trong những cao niên còn bám trụ với nghề rèn nở nụ cười móm mém đón chúng tôi ghé thăm trong một buổi chiều lất phất mưa. Giọng kể bằng tiếng phổ thông lơ lớ vẫn đủ để chúng tôi hiểu nghề rèn đến với Bản Phố “duyên nợ” như thế nào và ai là người đầu tiên có công đưa nghề rèn về với bản làng.
Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt

Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt

LNV - Với niềm đam mê đặc biệt với ẩm thực, nghệ nhân Lưu Huỳnh Châu đã mang nhiều món ăn đặc trưng của người Việt giới thiệu tới thực khách quốc tế, tích cực dạy nghề cho thế hệ trẻ. Góp phần giữ gìn và phát huy tinh hoa ẩm thực truyền thống Việt trong cuộc sống hiện đại.
Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững

Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững

LNV - Làng nghề chè Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội) nổi tiếng với thương hiệu chè búp khô chất lượng cao. Được nâng cấp công nghệ và mở rộng thị trường, chè Ba Trại không chỉ giữ vững danh tiếng mà còn kết hợp du lịch, mang lại giá trị bền vững cho cộng đồng địa phương.
Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ

Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ

LNV – Với đôi bàn tay khéo léo, cây gai đã trở thành những sản phẩm thủ công có tính ứng dụng cao, góp phần thể hiện nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thổ ở xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

OVN - Nhắc đến bún, phở khô ngon, không thể không nhắc đến đặc sản bún, phở khô được làm ra từ làng nghề nổi tiếng ở xã Minh Khai, huyện Hoài Đức.
Bình Định bảo tồn và phát triển làng nghề

Bình Định bảo tồn và phát triển làng nghề

LNV - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản yêu cầu UBND các huyện, thị xã có các làng nghề được lựa chọn đầu tư hỗ trợ phát triển giai đoạn 2023-2025, kịp thời báo cáo UBND tỉnh về kết quả triển khai thực hiện và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp sẽ tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp sẽ tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

LNV - Tiếp nối thành công của Hội chợ Làng nghề Việt Nam những năm trước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tổ chức Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024.
Nghề chằm nón lá

Nghề chằm nón lá

LNV - Có nhiều câu hỏi về nguồn gốc của chiếc nón đan bằng lá đơn sơ ấy có lịch sử từ khi nào? Tổ nghề là ai? Những câu hỏi này đến nay vẫn không ai trả lời được. Nhiều tài liệu cho rằng chiếc nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ 13, đời nhà Trần. Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 – 3000 năm về trước.
Phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh và sạch

Phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh và sạch

LNV - Hiện cả nước có 5.400 làng nghề và làng có nghề trong đó có khoảng 2.000 làng nghề truyền thống với lợi thế văn hóa, lịch sử và sản phẩm, rất thuận tiện để xây dựng các chương trình du lịch kết hợp.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre

LNV - Các làng nghề truyền thống Bến Tre không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế cho địa phương mà còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc
Hội tụ tinh hoa làng nghề tại “Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 – 2024”

Hội tụ tinh hoa làng nghề tại “Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 – 2024”

LNV - Không gian trưng bày tôn vinh sản phẩm của các làng nghề truyền thống; tôn vinh sản phẩm đạt giải tại Hội thi Thủ công mỹ nghệ của TP.Hà Nội sẽ được diễn ra tại Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024 từ ngày 3 đến 6-10 tại Hà Nội. Thông tin này được nêu ra tại cuộc họp báo do Bộ NN-PTNT và Sở NN-PTNT TP Hà Nội tổ chức vào sáng 20-9 tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn

Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn

LNV - Các làng nghề ở Hải Dương không chỉ tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân khu vực nông thôn mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá đặc sắc ở mỗi địa phương.
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch khôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

LNV - Ông Hồ Trọng Lập (60 tuổi), ở thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định là một trong 63 gương mặt nông dân tiêu biểu của cả nước vinh dự được bình chọn là “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024”.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Rượu Lừng Hồng -  Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

OVN - Thời gian qua, Thái Bình đã thúc đẩy sản phẩm OCOP bằng cách đẩy mạnh liên kết, qua đó tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa bền vững.
100 gian hàng OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại huyện Thanh Trì

100 gian hàng OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại huyện Thanh Trì

OVN - Tối 4-10, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

LNV - Trong 2 ngày 26 - 27/9, các đoàn kiểm tra của thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đã tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn điện đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn phường Phong Khê- làng nghề ô nhiễm nhất tỉnh Bắc Ninh. Đã có 12 cơ sở sản xuất giấy ở Phong Khê viết đơn xin dừng hoạt động.
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), ngày 20/9, Đảng ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Cẩm Thanh, TP. Hội An cho hay, vừa tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày đồng khởi giải phóng xã Cẩm Thanh (27/9/1964 - 27/9/2024). Đây là dịp để ôn lại trang sử hào hùng của quân và dân địa phương trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

LNV - Ngày 25/6, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) trung ương đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của Chương trình OCOP, chương trình đã bước sang năm thứ sáu và đang tiếp tục được triển khai rộng khắp trên cả nước.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động