Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Biểu tượng văn hoá Tây Nguyên giữa lòng Thành Phố

LNV - Nằm trong lòng thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), buôn Akô Dhông như một viên ngọc quý tỏa sáng giữa lòng phố thị ồn ào, náo nhiệt. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc mà còn bởi những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của người Ê Đê được gìn giữ qua bao thế hệ.
Ngôi làng đẹp nhất Tây Nguyên

Buôn Akô Dhông được thành lập vào năm 1956 bởi già Ama H'rin, một vị già làng được người dân vô cùng kính trọng. Khi ấy, già Ama H’rin (tên thật là Y Diêm Niê) ở cao nguyên M’Đrắc lấy vợ, theo vợ về vùng đất này. Nhưng dạo ấy, người và đất dường như “không ưng nhau”, nên già không khỏi trăn trở khi chứng kiến người thân sống trong cảnh nghèo đói vì đất đai cằn cỗi, cỏ tranh và thú dữ nhiều hơn sông suối. Già đã đeo cung tên lên vai, tay cầm giáo, bạt lau dắt vợ con đi tìm vùng đất mới.

Giữa phố thị sầm uất vẫn còn một ngôi làng bản địa lưu giữ được nét văn hóa của đồng bào Ê-Đê.
Giữa phố thị sầm uất vẫn còn một ngôi làng bản địa lưu giữ được nét văn hóa của đồng bào Ê-Đê.

Đất dựng buôn ngày ấy phải đi nhiều ngày mới tìm được và nơi này là đầu nguồn con suối lớn nhất Buôn Ma Thuột khi có 6 con suối khác nhau tụ hội là Ea Nuôl, Ea Giang, Ea Dung, Ea Ding, Ea Pủi và Thun M’nung. Buôn Ma Thuột thuở ấy hoang sơ giữa rừng già bao phủ. Buôn Ako D’hong có tên từ đó với nghĩa “làng ở đầu nguồn suối”. Ngày đó, ngoài Akô Dhông, xung quanh khu vực Buôn Ma Thuột chỉ có 3 buôn là Kô Siêr, Păn Lăm và Alê.

Ama H’rin học kỹ thuật trồng cà phê từ người Pháp, tìm ra những giống cà phê tốt nhất cho vùng đất này. Với sức khỏe cường tráng, lòng gan dạ, lòng quyết tâm sắt đá và trí thông minh, già Ama H’rin đã dạy buôn làng trồng cà phê, quy hoạch buôn, chia đất cho bà con... Ngoài cà phê, Ama H'rin còn chỉ cho dân làng trồng các loại cây điều, bơ, tiêu, chăn nuôi gia súc, gia cầm cải thiện đời sống. Nhiều giai đoạn kinh tế khó khăn đã xảy ra sau này, nhưng người Ako D’hông chưa bao giờ bị đói. Họ cùng đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ cho nhau từ hạt muối đến bầu nước. Nhưng rồi, sau 82 mùa cúng bến nước, già Ama H'rin đã phải về bên kia núi, song sức sống của buôn làng ngày càng mạnh mẽ. Nhờ tư duy của già, buôn Ako Dhong vẫn giữ nguyên nhiều nét đẹp truyền thống của đồng bào.

Các chàng trai, cô gái Ê Đê ở buôn Ako Dhông trong trang phục truyền thống.
Các chàng trai, cô gái Ê Đê ở buôn Ako Dhông trong trang phục truyền thống.

Kế tục sự nghiệp của già Ama H'rin, nhiều người trong buôn Ako Dhong bấy lâu nay vẫn đau đáu bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Ê Đê cho sự phát triển của cộng đồng giữa cơn lốc đô thị hóa khiến bản sắc văn hóa dân tộc dễ bề phai nhạt. Buôn Ako Dhong cũng như nhiều buôn làng Ê Đê khác trên dải đất bazan nắng đỏ này, vẫn còn nhiều người nhiệt huyết giữ mạch nguồn văn hóa truyền thống dân tộc, như gia đình già làng Ama Denny (con rể của già Ama H’rin); Y Zack (con trai của già Ama H’rin), ca sĩ trong nhóm Du Ca sôi động của nhạc sĩ Trần Tiến ngày nào; Nay Phai, nghệ nhân chỉnh chiêng một đời tâm huyết gìn giữ và truyền dạy văn hóa cồng chiêng; Ama Nhiên, nghệ nhân kể khan trẻ nhất thế hệ hiện tại; Y Tis, nghệ nhân trẻ đa tài vừa có thể chơi được rất nhiều nhạc cụ Tây Nguyên, vừa chế tác nhạc cụ, cũng là học trò xuất sắc của nghệ nhân Nay Phai... Ngoài ra, còn có nghệ nhân dệt thổ cẩm H’min Niê và cả Y Thiên - một doanh nhân làm du lịch cộng đồng như được các “Yang giao cho trọng trách lớn” với quê hương buôn làng của mình.

Giữ buôn không chỉ để nuôi người mà còn gìn giữ giá trị truyền thống

Buôn Akô Dhông với diện tích hơn 62ha, hiện là nơi sinh sống của 247 hộ với 1.004 nhân khẩu (trong đó, người dân tộc Ê Đê có 64 hộ, 317 nhân khẩu). Nơi đây vẫn gìn giữ được 32 ngôi nhà dài làm bằng gỗ, lợp ngói, vách nghiêng, mái nhọn nhô ra phía trước trong buôn, đều nằm dọc hai bên đường theo hướng truyền thống từ Bắc đến Nam. Đầu nhà quay về phía Bắc, có cửa chính và là cửa đón khách, thông ra sàn rộng, còn đầu hồi phía Nam cuối nhà dành cho sinh hoạt gia đình. Với người Ê Đê, nhà dài là biểu tượng văn hóa, là trái tim, máu thịt, là điều gần gũi và thiêng liêng của dân tộc. Đây không chỉ là nơi sinh hoạt của gia đình mà còn là không gian văn hóa, địa điểm tổ chức các nghi lễ quan trọng của cộng đồng.

Cùng với tài sản vô giá từ những ngôi nhà dài dưới những tán cây cổ thụ, bên bến nước thiên nhiên tuyệt đẹp được bảo vệ nghiêm ngặt, những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng độc đáo của người Ê Đê hiện hữu trong lễ hội cồng chiêng, những pho tượng gỗ, văn hóa ẩm thực, nghề dệt thổ cẩm... được lưu giữ, bảo tồn bao đời nay đã mang lại cho buôn Akô Dhông một sức hút mãnh liệt đối với du khách.

Biểu tượng văn hoá Tây Nguyên giữa lòng Thành Phố
Những vật dụng truyền thống của người Ê Đê được trang trí trong các ngôi nhà sàn.
Những vật dụng truyền thống của người Ê Đê được trang trí trong các ngôi nhà sàn.

Nhờ không gian kiến trúc, không gian văn hóa đặc sắc của buôn Ako D'hong, tháng 3/2023, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã công bố Akô Dhông là buôn du lịch cộng đồng đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Theo quy hoạch, điểm du lịch cộng đồng này rộng hơn 55ha, quy mô dân số khoảng 2.200-3.000 nhân khẩu, trong đó có hơn 1/3 số người sinh sống bằng nghề dệt thổ cẩm, làm rượu cần, chế tác đồ thủ công mỹ nghệ và kinh doanh dịch vụ văn hóa, văn nghệ truyền thống. Đặc biệt, buôn Akô Dhông đang duy trì hoạt động 4 dàn chiêng Knăh, nhiều điệu xoang cổ của dân tộc Ê Đê được người dân gìn giữ, bảo tồn khá nguyên vẹn để phục vụ du khách trong nước và quốc tế.

Theo Bà Nguyễn Thụy Phương Hiếu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đây là tiền đề cho tỉnh tiếp tục xây dựng phát triển thêm mô hình du lịch cộng đồng tại các thôn, buôn khác của nhiều dân tộc trên địa bàn. Từ đó, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của Đắk Lắk, tạo nên sự khác biệt với các tỉnh thành trong cả nước.

Sở mong muốn du khách, nhân dân biết Đắk Lắk có thêm sản phẩm mới của thành phố, do chính người dân cung cấp. Du khách đến đây được cùng trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt người dân. "Du lịch cộng đồng nghe rất nhiều nhưng mô hình do người dân làm chủ, có một ban quản lý du lịch do người dân thì đây là mô hình đầu tiên", bà Hiếu cho hay.

Khi tới buôn Akô Dhông du khách ngoài trải nghiệm văn hóa, cuộc sống của người dân còn có thể thưởng thức những món ăn đặc trưng của người đồng bào Ê Đê .
Khi tới buôn Akô Dhông du khách ngoài trải nghiệm văn hóa, cuộc sống của người dân còn có thể thưởng thức những món ăn đặc trưng của người đồng bào Ê Đê .

Cũng từ khi ra mắt buôn du lịch cộng đồng đến nay, nhiều hộ dân người Ê Đê trong buôn đã tham gia kinh doanh du lịch. Một số hộ mạnh dạn đầu tư phục dựng nhà dài, mở nhà hàng phục vụ nhu cầu ẩm thực gắn với tìm hiểu văn hóa truyền thống của đồng bào Ê Đê, như diễn tấu cồng chiêng, múa xoang...

Điển hình như gia đình buôn trưởng Y Nuel Niê mạnh dạn đầu tư 5 nhà dài để làm du lịch cộng đồng. Từ những hạt nhân tiên phong trong phát triển du lịch cộng đồng như anh Y Nuel Niê, buôn Ako Dhông đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách khi muốn tìm hiểu, khám phá văn hóa truyền thống của đồng bào Ê Đê.

Anh Y Thiên, hướng dẫn viên du lịch người Ê Đê ở buôn Akô Dhông tâm sự, anh rẽ ngang sang làm du lịch cộng đồng là vì muốn gìn giữ, phát huy giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc mình, góp sức xây dựng quê hương, buôn làng giàu đẹp. “Giữ để không làm méo mó giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình. Tất cả không gian đều mang bản sắc của người bản địa và hơn 90% người làm tại khu du lịch đều là người Ê Đê" - Y Thiên bộc bạch.

Hoàng Yến

Tin liên quan

An Giang: Quảng bá đặc sản địa phương phục vụ người dân và du khách

An Giang: Quảng bá đặc sản địa phương phục vụ người dân và du khách

LNV - Vừa qua Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang phối hợp Ủy ban nhân dân phường Mỹ Bình (thành phố Long Xuyên) tổ chức “Không gian ẩm thực Bánh truyền thống dân tộc An Giang” nhằm quảng bá các đặc sản địa phương phục vụ người dân và du khách.
Bình Định: Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch đảo Cù Lao Xanh

Bình Định: Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch đảo Cù Lao Xanh

LNV - Ngày 23/4, trong chuyến khảo sát quy hoạch xã đảo Nhơn Châu để phát triển du lịch, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng bày tỏ sự trăn trở, làm sao đánh thức tiềm năng phát triển du lịch xã đảo Nhơn Châu, để Cù Lao Xanh trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước.
Vĩnh Long công nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Vĩnh Long công nhận sản phẩm OCOP 4 sao

OVN - Ngày 6/5, Sở Nông nghiệp- PTNT công bố kết quả và trao chứng nhận 36 sản phẩm đạt OCOP 4 sao năm 2023. Đây là năm thứ 5 thực hiện chương trình phát triển mỗi xã một sản phẩm tỉnh Vĩnh Long, nên nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương.

Tin mới hơn

Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

LNV - Nghề làm lồng chim ở làng Canh Hoạch đã có từ lâu đời có hơn 1000 hộ làm lồng chim. Người được coi là ông tổ làng nghề phải kể đến cố nghệ nhân Nguyễn Văn Tý. Sau này, cụ Nguyễn Văn Tý truyền nghề cho con trai là Nguyễn Văn Nghi (cụ Ba Mi). Sinh thời, cụ Nguyễn Văn Nghi nức tiếng trong vùng bởi có "đôi tay vàng".
Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

OVN - Dù có nhiều giai đoạn thăng trầm, nghề làm tương ở Làng Bợ (xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) vẫn nức tiếng gần xa nhờ hương vị thơm ngon. Sản phẩm đạt chất lượng OCOP 4 sao vừa góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời cũng lưu giữ được hồn cốt của làng quê ven sông Đà.
Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

LNV - Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn là một trong 5 làng nghề được tỉnh Bình Định lựa chọn để tập trung hỗ trợ phát triển trong giai đoạn 2023-2025 trở thành điểm du lịch làng nghề.
Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

LNV - Sáng 27/6, tại quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội”, với sự tham gia của Hội LHPN 15 quận huyện, đại diện các nghệ nhân, làng nghề truyền thống…
Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

LNV - Sáng 1-7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ mười bảy-kỳ họp giữa năm để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

LNV - Sở NN&PTNT vừa phối hợp UBND huyện Đồng Xuân, Trung tâm Xúc tiến du lịch (Sở VHTT&DL), Công ty TNHH Du hành Đại Hữu, Trường phổ thông Duy Tân tiến hành khảo sát, đánh giá hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình để gắn với phát triển du lịch cộng đồng nông thôn tại khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân.

Tin khác

Hà Nam: Phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề

Hà Nam: Phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề

LNV - Nghệ nhân, thợ giỏi được xem là hạt nhân của các làng nghề, làng nghề truyền thống. Do đó, những năm qua, tỉnh Hà Nam đặc biệt quan tâm thực hiện tốt việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề.
Nghề truyền thống Huế se duyên cùng áo dài

Nghề truyền thống Huế se duyên cùng áo dài

LNV - Những tà áo dài được các nhà thiết kế sáng tạo dựa trên nền tảng các giá trị làng nghề truyền thống xứ Huế được trình diễn giữa sân khấu cộng đồng khiến người xem hào hứng, bất ngờ.
Cao Bằng: Chú trọng phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

Cao Bằng: Chú trọng phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

LNV - Cao Bằng có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời, đây là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, mang tính cộng đồng cao. Việc phát triển các làng nghề ở nông thôn bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động ở nông thôn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phú Thọ: gìn giữ, phát triển làng nghề truyền thống

Phú Thọ: gìn giữ, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê được biết đến là làng đa nghề bởi nơi đây có tới 3 nghề truyền thống có tuổi đời vài chục năm đang được người dân gắn bó, gìn giữ và phát triển, tạo ra những sản phẩm chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường.
Thừa Thiên Huế: Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống

Thừa Thiên Huế: Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống

LNV - Là địa phương có khá nhiều nghề, nghề truyền thống (NTT) và làng nghề truyền thống (LNTT) nên để khôi phục, bảo tồn và phát triển, TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
Nghệ nhân trẻ đam mê nghề điêu khắc, tạo tác các tác phẩm từ gỗ

Nghệ nhân trẻ đam mê nghề điêu khắc, tạo tác các tác phẩm từ gỗ

LNV - Công ty TNHH đầu tư và thương mại gỗ VIETHOME có trụ sở tại số 3/194, phố Trần Kiên, quận Kiến An, TP Hải Phòng. Ngành nghề sản xuất kinh doanh: thi công Chùa cổ, chế tác đồ thờ, tượng phật, tượng tứ phủ, bàn thờ, cửa võng, hoành phi, câu đối...Mới thành lập được chưa đầy 10 năm Công ty đã có nhiều công trình, sản phẩm đặc sắc đóng góp cho cộng đồng, luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước, góp phần ổn định an sinh xã hội. Đi với đó rất chú trọng việc đào tạo, truyền dạy nghề cho thế hệ kế cận, mỗi năm đào tạo thành nghề cho trên 20 thợ.
Nghệ nhân thêu ren trẻ nhiệt huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

Nghệ nhân thêu ren trẻ nhiệt huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

LNV- Thành phố Hải Phòng một thời nghề thêu ren, đan móc được coi là rất phát triển, những thợ thêu ren, đan móc lành nghề không chỉ có ở các Công ty, nhà máy mà ngay trong nội đô thành phố cũng có những tổ đan len, thêu ren...tại nhiều vùng quê ngoại thành cũng có HTX thêu ren, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn người lao động, nhất là lao động nữ đủ mọi lứa tuổi. Các sản phẩm thời đó ngoài tiêu thụ trong nước còn được xuất khẩu ra thị trường quốc tế như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên Xô (cũ), châu Âu ... những năm tháng đó, thêu, ren, đan, móc cũng là nghề mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình và trở thành ngành nghề thủ công quan trọng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Bình Định Làng nghề trồng hoa Bình Lâm chính thức được công nhận làng nghề

Bình Định Làng nghề trồng hoa Bình Lâm chính thức được công nhận làng nghề

LNV - Làng nghề trồng hoa Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước hình thành trong đời sống người dân từ lâu. Làng nghề được công nhận sẽ là động lực, khuyến khích người dân địa phương tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì phát triển làng nghề ngày càng hiện đại, văn minh, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Phú Thọ: Hồi sinh làng nghề dệt thổ cẩm ở xóm Chiềng

Phú Thọ: Hồi sinh làng nghề dệt thổ cẩm ở xóm Chiềng

LNV - Nghề dệt là di sản quý giá, niềm tự hào, biểu tượng cho bản sắc văn hóa, truyền thống lâu đời đối với đồng bào Mường ở xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn. Thế nhưng “báu vật” này đang đối diện với nguy cơ thất truyền...
Thanh Hoá: Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển du lịch

Thanh Hoá: Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển du lịch

LNV - Huyện Bá Thước luôn xác định việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trong đó phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là điểm nhấn để tạo nên thương hiệu cho du lịch Bá Thước.
Nghề vá lưới biển

Nghề vá lưới biển

LNV - Người dân ở khu vực Cảng cá Hòn Rớ, xã Phước Đồng (TP. Nha Trang) chủ yếu sống bằng nghề khai thác hải sản xa bờ. Sau những đợt ra khơi dài ngày trở về, những tấm lưới đánh cá của ngư dân thường bị rách do vướng phải đá ngầm, san hô hoặc sợi cước bị mục vì sử dụng lâu ngày. Vì vậy, sau mỗi chuyến biển, các chủ tàu lại thuê thợ vá lại lưới để chuẩn bị cho chuyến ra khơi tiếp theo. Do đó, nghề vá lưới từ lâu đã là sinh kế của nhiều phụ nữ miền biển để có thêm thu nhập cho gia đình.
Nghệ nhân trẻ tâm huyết với nghề đúc truyền thống - nghiên cứu áp dụng công nghệ mới góp phần bảo vệ môi trường Làng nghề

Nghệ nhân trẻ tâm huyết với nghề đúc truyền thống - nghiên cứu áp dụng công nghệ mới góp phần bảo vệ môi trường Làng nghề

LNV - Nghệ nhân bàn tay vàng Nguyễn Thế Uy sinh năm 1979, Giám đốc Công ty TNHH MTV BK- trụ sở tại thôn Văn Cú, xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng, quê hương của anh là làng đúc truyền thống thuộc xã Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, anh sinh ra trong gia đình đã có 3 thế hệ làm nghề đúc.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam tổ chức kỷ niệm 99 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam.

Tạp chí Làng nghề Việt Nam tổ chức kỷ niệm 99 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam.

LNV - Ngày 20/6, tại Hà Nội, Tạp chí Làng nghề Việt Nam tổ chức Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024). Tham dự buổi gặp mặt có nhà giáo ưu tú Trịnh Quốc Đạt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Lâm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, ông Nguyễn Như Chinh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, TS Vi Khải - Phó Chủ tịch hội đồng tư vấn, cùng đại diện nhiều cơ quan, đơn vị, làng nghề, nghệ nhân. Hội viện và phóng viên, nhà báo của Tạp chí.
Làng nghề phở Vân Cù - Nét đẹp văn hoá ẩm thực Việt

Làng nghề phở Vân Cù - Nét đẹp văn hoá ẩm thực Việt

LNV - Nằm ẩn mình bên bờ sông Hồng thơ mộng, làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm phở gia truyền. Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, phở Vân Cù đã trở thành thương hiệu ẩm thực uy tín, góp phần tô điểm cho bức tranh văn hóa ẩm thực phong phú của Việt Nam.
Tây Ninh: Phát triển ngành nghề nông thôn dựa trên lợi thế địa phương

Tây Ninh: Phát triển ngành nghề nông thôn dựa trên lợi thế địa phương

LNV - Trong năm 2024, tỉnh Tây Ninh định hướng phát triển ngành nghề nông thôn dựa trên tiềm năng, phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hiện có tại địa phương.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

lnv - Tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung thực hiện hiệu quả, đồng bộ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất và thương hiệu của các sản phẩm OCOP theo hướng “Phát huy giá trị tài nguyên bản địa, truyền tải về văn hóa, tri thức dân gian của địa phương”.
Huyện Yên Định (Thanh Hóa): Phấn đấu về đích Nông thôn mới nâng cao

Huyện Yên Định (Thanh Hóa): Phấn đấu về đích Nông thôn mới nâng cao

LNV - Huyện Yên Định phấn đấu đạt huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024 nên còn rất nhiều việc phải làm và tập trung cao, chỉ đạo quyết liệt, nỗ lực lớn mới hoàn thành.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Cách trung tâm huyện 07 km, Vạn Thắng là xã thuộc vùng nội đồng của huyện Ba Vì (Hà Nội), có tổng diện tích đất tự nhiên 990,67 ha, dân số 3.904 hộ, 16.469 nhân khẩu cư trú tại 07 thôn trong xã. Nền kinh tế của xã đa thành phần, gồm sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi và công nghiệp, thương mại dịch vụ.
Trà Vinh chương trình khuyến công có trọng tâm, trọng điểm

Trà Vinh chương trình khuyến công có trọng tâm, trọng điểm

LNV - Khuyến công Trà Vinh hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, tập trung các cơ sở có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP, sản phẩm nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, sản phẩm chủ lực của tỉnh… phù hợp với tiềm năng, lợi thế, khai thác thế mạnh của địa phương.
Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

LNV - Nghề làm lồng chim ở làng Canh Hoạch đã có từ lâu đời có hơn 1000 hộ làm lồng chim. Người được coi là ông tổ làng nghề phải kể đến cố nghệ nhân Nguyễn Văn Tý. Sau này, cụ Nguyễn Văn Tý truyền nghề cho con trai là Nguyễn Văn Nghi (cụ Ba Mi). Sinh thờ
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động