Làng chiếu Cà Mau- Ký ức một thời
Theo một số nghệ nhân thâm niêm tại làng nghề, nghề dệt chiếu Cà Mau hình thành từ hàng trăm năm trước, có nguồn gốc từ nước ngoài và truyền vào miền Nam vào khoảng thế kỷ 15, thời vua Lê Thánh Tông chiến thắng Chiêm Thành. Mặc dù, có lúc bị cạnh tranh dữ dội bởi các loại chiếu ni lông ngoại nhập, nhưng chiếu Cà Mau vẫn âm thầm, bền bỉ tồn tại.
Một chiếc chiếu đã được hoàn thành.
Nghề dệt, đan chiếu thảm từ cây lát là một trong những nghề sản xuất thủ công có tiềm năng to lớn ở Cà Mau với lực lượng lao động sẵn có, cùng với nguồn nguyên liệu tại chỗ rất dồi dào là cây lát. Nghề dệt chiếu tuy thăng trầm vất vả nhưng người dân Tân Thành với nghề cha truyền con nối vẫn một lòng cần mẫn để tiếp tục duy trì và phát triển làng nghề truyền thống.
“Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kênh Ngã Bảy. Cô gái năm xưa sao chẳng thấy ra chào”, câu vọng cổ nổi tiếng trong bài “Tình anh bán chiếu” của soạn giả Viễn Châu đã nói lên được vị thế của chiếu Cà Mau thời kỳ đó. Hình ảnh xuồng ba lá, ghe bầu xuôi ngược vận chuyển chiếc chiếu Cà Mau khiến là những ký ức không thể nào quên trong lòng người dân làng nghề và cả người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nụ cười cô bán chiếu, một mai có mai một? Ảnh: H.Lâm
Chính những kỹ thuật của riêng mình, người dân làng Tân Thành đã dệt ra những chiếc chiếu có thể thỏa mãn người tiêu dùng khó tính nhất. Hàng năm, các hộ ở đây sản xuất ra hàng triệu sản phẩm tiêu thụ khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ. Hiện tại, nghề dệt chiếu truyền thống ở Tân Thành ngày bị mai một do gặp thiếu nguyên liệu, thiếu vốn sản xuất và đầu ra không ổn định. Trước đây, toàn xã có hơn 80% hộ dệt chiếu nay xã chỉ còn 20-30% hộ còn giữ nghề. Lực lượng lao động chính tham gia dệt chiếu chủ yếu là phụ nữ nhưng vì công việc dệt chiếu quá cực nhọc, sản phẩm không có đầu ra nên phần lớn chị em không tha thiết với nghề truyền thống nữa mà chuyển đổi sang làm công nhân cho các nhà máy chế biến thuỷ sản tại địa phương hoặc chuyển sang nuôi cá bống tượng, cá chình để có thu nhập cao hơn.
Được biết, các hộ dệt chiếu Tân Thành đang gặp khó khăn về vốn sản xuất và nguồn nguyên liệu tại chỗ để phát triển sản xuất, do vậy các hộ dân phải ký hợp đồng mua nguyên liệu từ nơi khác với giá cao từ 4-5 triệu đồng/công lát tươi, chưa tính đến chi phí vận chuyển nhiều tốn kém. Đồng thời, các hộ cũng mong muốn chính quyền địa phương quan tâm lập dự án hỗ trợ vốn vay giúp các hộ làm nghề dệt chiếu tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, từng bước khôi phục lại làng nghề dệt chiếu truyền thống.
Từng nổi tiếng như thế xuất hiện ở nhiều gia đình như thế nhưng chiếc chiếu Cà Mau vẫn chẳng thể tồn tại được với sự phát triển xã hội, quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Thời gian qua, những chiếc chiếu Cà Mau đã âm thầm trường tồn với thời gian bởi sự cố gắng lặng lẽ của những nghệ nhân yêu nghề nhưng hiện nay nó đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Hy vọng chính quyền địa phương sẽ có những giải pháp thiết thực để giúp gìn giữ, duy trì và phát triển một làng nghề truyền thống lâu đời này, góp phần bảo tồn nét văn hoá dân tộc.
Bài và ảnh: Nguyễn Quỳnh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP