Hà Nội: 16°C Hà Nội
Đà Nẵng: 25°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 24°C Thừa Thiên Huế

Kim Lan - Một trung tâm sản xuất gốm Thăng Long thời đại Việt

LNV - Kim Lan là tên một xã hiện nay, thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, nằm liền kề với công trình thủy nông Bắc – Hưng – Hải nổi tiếng một thời. Đây là một trung tâm sản xuất gốm nổi tiếng vùng ngoại vi Thăng Long thời Đại Việt.

Kim Lan xưa cũng như nay, nằm ở bờ Bắc sông Nhị - nay vẫn được gọi là Hồng Hà, chỉ cách Trung tâm Hoàng thành Thăng Long 7-8 km theo đường thủy, do đó, nó là một vị trí đắc địa để tạo lập nên trung tâm sản xuất gốm (xây dựng lò, chuyên chở nguyên vật liệu và sản phẩm gốm bằng đường sông). Có lẽ, ở vào thời gian tám, chín thế kỷ trước, Kim Lan cũng giống như Bát Tràng, là hai cơ sở sản xuất vô cùng có ý nghĩa với Thăng Long. Thế nhưng, thời gian và nhu cầu thị trường vô cùng hạn hẹp, Kim Lan dường như chỉ lóe sáng ở hai triều đại phục hưng Ðại Việt rồi lịm tắt, trong khi Bát Tràng rồi kéo dài cho tới tận ngày hôm nay, với vị trí “lò Quan” của trung tâm này, vẫn tồn tại cho đến thời đầu Nguyễn. Lịm tắt và tồn tại kéo dài của Kim Lan và Bát Tràng chính là sự thu hẹp của một trung tâm, do nhu cầu giảm sút, khi Kinh đô chuyển dời về Phú Xuân (Huế), chứ hoàn toàn không phải là sự khai tử của Kim Lan. Con sông đào Bắc - Hưng - Hải gần đây và ranh giới hành chính hiện thời dễ làm nhiều người lầm tưởng Kim Lan và Bát Tràng không phải là một. Vì lẽ đó, Bát Tràng thì nổi tiếng, nhưng Kim Lan lại rơi vào quên lãng, nếu như không có những phát hiện quan trọng của nhân dân Kim Lan về những tàn tích khu sản xuất gốm ở đây gần mười thế kỷ trước vào năm 2000.


Ảnh: internet

Từ năm 2001 đến 2003, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật di tích này tới 3 lần với tổng diện tích lên tới 460m2, tại bãi Hàm Rồng - nằm sát mép nước sông Hồng, như một sự mách bảo về con sông này gần nghìn năm trước không mấy có sự thay dòng so với ngày nay. Bãi Hàm Rồng nằm ở ngoài làng ngày xưa, để tránh ô nhiễm, tiện cho thiết kế lò, lấy được gió tự nhiên và thuận lợi cho việc nhập nguyên liệu, xuất sản phẩm, khi thời ấy đường thủy dường như là duy nhất đối với các làng thủ công làm gốm.

Nói là Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam khai quật, nhưng người bỏ nhiều công sức, trí tuệ nhất cho di tích này, cho nhân dân Kim Lan chính là PGS.TS Khảo cổ học Nhật Bản quá cố Nishimura. Mười ba năm trời, ông lặn lội ở đây để khai quật, sưu tầm, nghiên cứu và xây dựng cho làng một bảo tàng gốm Kim Lan khiêm nhường nhưng tinh tế, để rồi, khi bị tai nạn giao thông, phải lìa xa cõi trần, người Kim Lan tiếc thương và tưởng nhớ, đã đưa nhiều hình ảnh hoạt động của ông tại làng vào bảo tàng như một phần để tưởng niệm. Tôi cũng mượn bài viết này để chia buồn với chị NishiNoriko - vợ ông, cùng hai đưa con nhỏ và đại gia đình, và tưởng nhớ tới một đồng nghiệp, một người bạn đã hết lòng với sự nghiệp di sản văn hóa Việt Nam nói chung, chứ không chỉ với Kim Lan – Hà Nội.

Xin trở lại với Kim Lan – một trung tâm sản xuất gốm Thăng Long thời Ðại Việt.


Ảnh: internet

Ba lần khai quật và những đợt khảo sát, sưu tầm đã đưa lên khỏi lòng đất Kim Lan một số lượng lớn di vật gốm sứ. Ðó là những loại đồ đựng như âu, bát, đĩa, ống nhổ, thuộc các dòng gốm men nâu đen, trắng ngà, xanh ngọc, xanh lục, hoa nâu và tiền lam. Chúng là những sản phẩm có niên đại thời Lý – Trần, thế kỷ 11 - 14, nhưng tập trung nhất, phổ biến nhất là gốm men thời Trần, thế kỷ 13 - 14. Có thể khẳng định, Kim Lan đã trình làng đầy đủ các dòng gốm men Ðại Việt thời Lý – Trần với một bước ngoặt vĩ đại, mà tôi cho là một cuộc cách mạng về gốm sứ, để gốm Ðại Việt hình thành nên một truyền thống riêng biệt, không thể trộn lẫn với bất cứ đồ gốm sứ của quốc gia lân bang nào đương thời. Ðó cũng là thời kỳ đồ gốm Việt thể hiện được bản lĩnh độc lập của một quốc gia tự chủ, vừa thoát khỏi đêm trường nghìn năm thuộc Bắc. Có thể nói, gốm men thời Lý - Trần nói chung và Kim Lan nói riêng phản ánh sinh động nhất, rõ nét nhất, cụ thể nhất, điển hình nhất về một mệnh đề được cố Giáo sư Phan Huy Thông nói tới trong một bài viết có tựa đề tương tự, đăng trên Tạp chí Khảo cổ học gần ba mươi năm trước “Chính vì chống Hán- Ðường mà ta mới là ta”.

So sánh với đồ gốm men Kim Lan, đặc biệt là những sản phẩm cao cấp với đồ gốm men cùng loại ở Hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần, chúng khá giống nhau về loại hình, xương gốm, men và hoa văn. Một phân tích gần đây của nhà nghiên cứu trẻ Ngô Thị Thanh Thúy về Thạch học lát mỏng, Huỳnh quang tia X-XRF, Quang phổ Plasma/ Khối phổ ICP-MS và Phân tích nhiễu xạ tia X (XRD), cũng cho thấy sự tương đồng giữa gốm men Kim Lan với những trung tâm sản xuất gốm khác, cũng thời Lý - Trần trên tất cả các phương diện. Ðiều ấy không chỉ cho một nhận định về niên đại tương đồng mà còn cho thấy một chuẩn mực, mang tính thời đại của nghề sản xuất gốm Ðại Việt.


Ảnh: internet

Ngoài cung cấp cho Hoàng thành - đồ dùng mang tính chất cung đình, gốm Kim Lan, theo Trần Văn Mỹ, Nishimura Marasari và Nosa Nari Noriko, chúng còn được xuất khẩu sang Nhật Bản, Philippin và Indonesia, với hai dòng gốm chủ yếu là hoa nâu và hoa lam.

Nói về gốm men ở Kim Lan còn rất nhiều vấn đề thuộc về lĩnh vực chuyên sâu mà bài viết này không thể chuyển tải hết và dường như đó cũng không phải là nhiệm vụ, chức năng của tờ Tạp chí Thế giới Di sản, thiên nhiều về phổ cập, quảng bá di sản đến với đông đảo công chúng. Bởi vậy, độc giả muốn hiểu kỹ càng hơn, hãy về với Bảo tàng gốm Kim Lan - sát liền với làng gốm Bát Tràng nổi tiếng, sẽ được chiêm ngưỡng và lắng nghe đầy đủ thông tin về trung tâm sản xuất này qua những người dân, được bồi dưỡng từ nhà khảo cổ học Nishimura quá cố, hẳn Kim Lan sẽ được hiện hình rõ nét hơn rất nhiều so với những trang viết còn khô cứng, tản mạn trên đây.

TS Phạm Quốc Tuân - TGDS

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết

Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết

LNV - Thời gian này, các Làng nghề trồng mai cảnh ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đang tất bật cho việc chăm sóc mai cảnh để giữ lá xanh tốt chờ đến ngày lặt lá. Bởi, cuối tháng 11 âm lịch là thời điểm cây mai cảnh bắt đầu bước vào giai đoạn lặt lá để chuẩn bị đơm hoa đón Tết chào Xuân mới Ất Tỵ năm 2025.
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

LNV - Sáng ngày 8/12, tại Hải Phòng, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024.
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

LNV - Khoảng 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm này, các làng nghề trong tỉnh có sản phẩm đặc trưng phục vụ Tết như: Hàng thủ công mỹ nghệ, làm hương, trồng hoa, cây cảnh, chế biến nông sản… trở nên nhộn nhịp. Các cơ sở sản xuất, nhà vườn hối hả chạy đua với thời gian để cung ứng những sản phẩm có chất lượng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

LNV - Còn vài chục ngày nữa là tới lễ Giáng sinh, thời điểm này, phố hàng Mã đã lung linh màu sắc của ngày Noel. Bên cạnh cây thông, vòng nguyệt quế, trái châu... một món đồ được nhiều người săn đón là mô hình người tuyết xốp.
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

LNV - Xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín từ lâu được biết đến là làng nghề sinh vật cảnh vô cùng độc đáo. Tại vùng quê trù phú này, mỗi cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật mang trong mình hơi thở của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân.
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

LNV - Gần hai tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cơ sở sản xuất miến của làng nghề truyền thống xã Bình Lư (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) lại hối hả vào vụ mới, chuẩn bị hàng Tết đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Tin khác

Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

LNV - Ngày 2/12/2024, tại Nhà khách Chính phủ, Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam -Asean (EDRI) đã trang trọng công bố “Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường”, một chương trình mang tầm Quốc gia dân tộc nhằm đoàn kết, phát triển doanh nhân các dòng họ Việt Nam và mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh bền vững đưa Việt Nam vươn tầm thế giới.
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

LNV - Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục tham dự cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm Việt Nam gồm 16 doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh thành Việt Nam tại Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano lần thứ 28 diễn ra tại Trung tâm triển lãm ở thành phố Milan, Italia.
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

LNV - Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia

Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia

LNV - Làng rèn Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, Q.Hà Đông, Hà Nội) nổi tiếng cả nước với sản phẩm dao, kéo và đã xuất khẩu đi các nước lân cận. Ngày nay, người thợ rèn Đa Sỹ vẫn cần mẫn làm nghề và giữ nghề như giữ một nét văn hóa truyền thống đáng quý.
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân

Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân

Trải qua nhiều thăng trầm của thời cuộc, làng hương Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa (TP. Hà Nội) vẫn chứng tỏ được sức sống bền bỉ mang đậm nét văn hóa của miền quê Bắc Bộ.
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá

Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá

LNV – Tính đến ngày 30/11, tại xã Văn Môn (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại thôn Mẫn Xá và Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"

Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"

LNV - Được sự đồng ý của Thị ủy, HĐND, UBND Thị xã Sơn Tây, sáng 30/11/2024 Đảng ủy, HĐND, UBND, UB-MTTQ xã Sơn Đông cùng cán bộ, nhân dân Thôn Vạn An, xã Sơn Đông, TX Sơn Tây tổ chức trọng thể Lễ đón nhận Bằng công nhận Làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô

Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô

LNV - Giữa miền quê thanh bình của xứ Thanh, làng Hồng Đô thị trấn Thiệu Hóa, (huyện Thiệu Hóa) như một viên ngọc quý ẩn mình. Nơi đây, nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu đã gắn bó với người dân từ bao đời nay, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và những sản phẩm tơ tằm nổi tiếng khắp vùng.
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm

Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm

LNV - Hiện tại đã bước vào giai đoạn cuối năm, đây là thời điểm các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội bước vào giai đoạn gia tăng sản xuất phục vụ hàng hóa cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Đây cũng chính là thời điểm dễ phát sinh những vụ cháy lớn tại các kho bãi, xưởng sản xuất của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại các làng nghề.
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024

“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024

LNV - Dự án “Làng nghề lên số” của thành phố Hội An đã vinh dự nhận giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024 ở hạng mục “Công nghệ số và đổi mới sáng tạo có tầm ảnh hưởng” (Impactful Digital & Inno-tech) ghi nhận nỗ lực trong việc thúc đẩy chuyển đổi số tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam).
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV -Vừa qua, xã Khánh Dương (huyện Yên Mô) tổ chức lễ công bố và đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024.
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà

Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà

LNV - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển du lịch, việc bảo tồn và phát huy giá trị của các nghề, làng nghề truyền thống vùng hồ Thác Bà (Yên Bái) không chỉ là việc làm cần thiết để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà còn là cơ hội để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề

Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề

LNV - Sáng 8-11, Đoàn giám sát của HĐND Thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn làm Trưởng đoàn đã làm việc với huyện Gia Lâm về kết quả thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 23-9-2021 của HĐND Thành phố về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”

Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”

LNV - Còn nhớ quãng mươi, mười lăm năm trước, một ngày đầu hè, anh Minh Sang - phóng viên truyền hình, người rủ rê tôi trong chuyến đi này tỏ ra thông thạo nói: “Vào tới xã rồi ông mới thấy cái hay của làng”…
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề

Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề

LNV - Một đề án đã đề ra mục tiêu thu hút được 120.000 nghệ nhân, chuyên gia, người lao động giỏi, người dạy nghề tham gia giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó, thu hút 3.000 nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia đang làm việc trong nước hoặc nước ngoài đến làm việc, tham gia quản trị, nghiên cứu khoa học tại các trường nghề.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định:  Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng

Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng

LNV - Lễ hội Thần làng của người Chăm Hroi tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định là một trong những phong tục truyền thống tốt đẹp của người Chăm, có ý nghĩa nhân văn, cầu mong cho nơi ở của dân làng luôn được bình yên, cầu cho các vị thần linh bảo vệ, che c
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP

LNV - Để các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh thực sự trở thành sản phẩm hàng hoá, thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới là hết sức cần thiết. Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã có Văn bản số 336/VPĐPNTM- OCOP ngày 19/6/2023 “về hướng dẫn thự
Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng

Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng

LNV - Năm 2024, Bình Định đạt tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng 7,78% (kế hoạch năm 2024 tăng 7,5-8%); tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh là 15.615 tỷ đồng, vượt 7,8% dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 23,2% so với năm 2023.
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân

TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân

LNV - Ngày 8/12, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (HANE) đã có chuyến thăm Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải quân tại TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Tại đây, đoàn công tác đã tặng đơn vị 5.000 cây xanh thông qua chương trình “Mộ
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết

Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết

LNV - Thời gian này, các Làng nghề trồng mai cảnh ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đang tất bật cho việc chăm sóc mai cảnh để giữ lá xanh tốt chờ đến ngày lặt lá. Bởi, cuối tháng 11 âm lịch là thời điểm cây mai cảnh bắt đầu bước vào giai đoạn lặt lá để ch
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động