Khó khăn trong phát triển các sản phẩm làng nghề
Nghề dệt nhiễu tại làng Hồng Đô, thị trấn Thiệu Hóa (Thiệu Hóa).
Nằm bên hữu ngạn sông Chu, với những bãi bồi màu mỡ, chính là điều kiện thuận lợi để người dân làng Hồng Đô, thị trấn Thiệu Hóa phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu. Sản phẩm nhiễu Hồng Đô đã phát triển và trở thành thương hiệu nổi tiếng trong, ngoài tỉnh. Vào thời điểm phát triển nhất của nghề, làng Hồng Đô có tới 300 khung dệt, 400 đến 500 thợ dệt có tay nghề, sản phẩm xuất sang Lào, Trung Quốc và nhiều nước khác. Thế nhưng, nhiều năm trở lại đây, nghề trồng dâu, nuôi tằm không còn phát triển như xưa, số khung dệt, thợ dệt theo đó cũng giảm dần. Hiện tại, làng nghề nhiễu Hồng Đô chỉ còn 20 hộ sản xuất, với gần 150 lao động phát triển nghề truyền thống. Diện tích trồng dâu giảm đáng kể, hiện nay chỉ còn duy trì khoảng 15 ha. Bà Hoàng Thị Lê, một trong số ít hộ gia đình còn làm nghề, cho biết: Những năm qua, diện tích trồng dâu bên bờ sông thường xuyên bị ngập úng, nên ngày càng bị thu hẹp, lá dâu không đủ để nuôi tằm, nên gia đình buộc phải nhập kén tằm từ nơi khác với giá khá cao. Việc chuỗi sản xuất từ trồng dâu, nuôi tằm, dệt nhiễu,... bị đứt gãy khiến nhiều hộ dân không còn mặn mà với nghề”. Bên cạnh đó, việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào nuôi tằm vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, phương pháp nuôi trồng truyền thống không thể cạnh tranh trước sự phát triển của công nghiệp tơ tằm ở các nước lân cận. Nguồn nhân lực hạn chế vì phần lớn người lao động ở độ tuổi thanh niên, trung niên đều có xu hướng đi làm công nhân trong các công ty hoặc tự kinh doanh buôn bán. Trong khi đó, chi phí đầu vào lớn, giá bán ra lại thấp, khiến việc duy trì nghề dệt nhiễu càng thêm khó khăn.
Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có 132 làng nghề, với 36 nghề tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động, tạo việc làm cho 90.000 lao động khu vực nông thôn, thu nhập bình quân đạt từ 3,5 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Các sản phẩm của làng nghề đa dạng, nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, như: làng nghề mây tre đan xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa), miến gạo Thăng Long (Nông Cống), đúc đồng Trà Đông (Thiệu Hóa), sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu cói ở Nga Sơn,... Tuy vậy, trên thực tế, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình phát triển, các làng nghề trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập; việc phát triển nghề và làng nghề còn mang tính tự phát, phân tán, thiếu tính bền vững. Đi cùng với đó là quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, việc đầu tư máy móc và cải tiến công nghệ, áp dụng khoa học - kỹ thuật còn hạn chế; vẫn còn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Số lượng nghệ nhân và lao động có tay nghề cao trong các làng nghề ngày một ít dẫn đến chất lượng sản phẩm và thẩm mỹ chưa cao, nhiều sản phẩm chưa có thương hiệu, khả năng cạnh tranh thấp; thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng hạn chế, tác động không nhỏ đến việc duy trì phát triển các làng nghề. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất không chủ động được nguồn nguyên liệu dẫn đến sản xuất tạm thời, gián đoạn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh, thu nhập của cơ sở và người lao động. Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề, sản lượng tiêu thụ giảm, thiếu nguyên liệu sản xuất hoặc cước phí vận tải tăng cao...
Để phát triển bền vững các làng nghề, các địa phương cần tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước, hệ thống nước thải... Khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân đổi mới, thay thế thiết bị máy móc cũ, công nghệ lạc hậu để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Đẩy mạnh công tác đào tạo, nhân cấy, truyền nghề; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo nghề, tổ chức các cuộc thi tay nghề, phong tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi,... Quan tâm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Lựa chọn một số làng nghề có tiềm năng, lợi thế về sản phẩm, cảnh quan, môi trường và sản phẩm mang đặc trưng của tỉnh tiến hành quảng bá, giới thiệu các sản phẩm trở thành điểm đến hấp dẫn của các tour du lịch gắn với bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.
Bài và ảnh: Lê Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phái đoàn Thương mại Năng lượng Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cho ngành điện gió ngoài khơi tại Anh
11:01 Tin tức

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan
10:54 Kinh tế

Lễ khởi công xây dựng đình làng Đốc Tín
10:54 Tin tức

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 OCOP

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 Sức khỏe - Đời sống