Khẳng định sức sống bền bỉ của làng nghề Việt Nam
Sản phẩm gốm đặc trưng của làng nghề gốm Chu Đậu, Hải Dương (Ảnh: HNV)
Ông Lưu Duy Dần: Dịch bệnh tác động không chỉ các làng nghề phải chịu mà cả xã hội đều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, do ý thức chủ động từ chính các làng nghề, họ đã chuẩn bị mọi điều kiện có thể để đối phó với mọi tình huống.
Riêng đối với dịch bệnh lần này, làng nghề cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, nhất là trong quá trình trao đổi, vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài nhưng họ cũng từng bước chuyển đổi tập trung tiêu thụ trong nước. Vì chủ yếu là sản xuất các sản phẩm thủ công, rất được các đối tác nước ngoài ưa chuộng, do đó, việc hạn chế giao lưu trao đổi hàng hóa cũng ít nhiều gây cản trở. Thực tế, cũng có đơn vị gặp khó khăn, bố trí lực lượng không phù hợp, giúp trả lương cũng khó, nên phải từng bước khắc phục từ từ.
Tuy nhiên, làng nghề có sức sống bền bì, vượt qua thách thức, đơn cử, dù thiên tai khắc nghiệt nhưng làng nghề cũng chứng minh tính linh hoạt của mình ở “mùa nào sản phẩm ấy” . Trong suốt chiều dài lịch sử, làng nghề đã chứng tỏ sức sống của mình. Trong bối cảnh hiện nay, yếu tố quan trọng hàng đầu hiện chính là ứng dụng công nghệ cùng với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa để có hướng đi thích hợp, hiệu quả bền vững.
Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam Lưu Duy Dần (Ảnh: HNV)
PV: Với việc tham gia vào Hiệp định tự do thương mại với châu Âu (EVFTA), theo ông, cộng đồng làng nghề sẽ tận dụng cơ hội và khắc phục khó khăn như thế nào?
Ông Lưu Duy Dần: Rõ ràng, chúng ta phải tranh thủ tối đa để tận dụng cơ hội từ EVFTA. Đây là cơ hội lớn vì thị trường rộng lớn. Tuy nhiên, cũng kèm không ít thách thức: năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh, nắm bắt tâm lý vùng miền… Trong khi với làng nghề của ta, tất cả sản phẩm đều làm thủ công và điều này là đặc trưng của người nghệ nhân.
Thực tế, làng nghề Việt Nam đã và đang có những đóng góp tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, vào kim ngạch xuất khẩu song các làng nghề hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, manh mún, nhỏ lẻ, đặc biệt là chưa có sự liên kết. Điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của ngành thủ công mỹ nghệ hiện nay.
Theo thống kê của Hiệp hội chúng tôi, cả nước hiện có khoảng hơn 5.400 làng nghề, tạo việc làm cho khoảng 11 triệu lao động. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt hàng tỷ USD.
PV: Vậy Hiệp hội có những định hướng nào để hỗ trợ và tăng cường mạnh mẽ khối liên kết cộng đồng làng nghề nhằm gia tăng chuỗi giá trị sản phẩm trong bối cảnh hiện nay?
Ông Lưu Duy Dần: Không thể phủ nhận một thực tế là khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngành thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế. Hầu hết các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đều phải thông qua các doanh nghiệp trung gian, thông qua các sản phẩm thô hoặc gia công cho những thương hiệu nước ngoài. Sản phẩm làng nghề ngày càng bị mai một hoặc không giữ được thương hiệu vốn có… Thêm vào đó, những khó khăn về cơ sở hạ tầng cũng gây hạn chế cho việc phát triển mở rộng hơn của các làng nghề tại địa phương hiện nay.
Rõ ràng là cần sự chung sức của các làng nghề trong việc đẩy mạnh hoạt động liên kết hướng tới xuất khẩu tại chỗ hàng thủ công, làm tăng nguồn ngoại tệ đồng thời không ngừng thu hút thêm lực lượng lao động đồng thời cũng phải tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề cao và lớp nghệ nhân mới nên thông qua lực lượng này, làng nghề có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường để thu hút nhiều người tiêu thụ hơn.
Bên cạnh đó, cần chú trọng tới việc quy hoạch sản phẩm làng nghề theo hướng mỗi làng một nghề và quy hoạch làng nghề mang tính tổng thể, không gây ô nhiễm môi trường, có cơ sở hạ tầng vật chất đồng bộ từ đường giao thông, hệ thống cấp điện, khu vực trưng bày, giới thiệu sản phẩm…
Cùng với đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, các nghệ nhân, thợ giỏi và chủ các cơ sở sản xuất, Hiệp hội cũng đã tổng hợp các đề xuất, định hướng nhằm hoàn thiện chính sách nhà nước về kế hoạch làng nghề, về bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực và chính sách thương mại để tăng cường sự liên kết các làng nghề Việt Nam. Trong đó, chú trọng xây dựng hình ảnh làng nghề; phát triển thương hiệu làng nghề, thương hiệu doanh nghiệp; quan tâm đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động; tìm kiếm thị trường xuất khẩu; cải tiến mẫu mã, sản xuất những sản phẩm đặc trưng của doanh nghiệp…
Hơn bao giờ hết, để tháo gỡ khó khăn cho các làng nghề về tiếp cận thị trường mới, cần xác định tăng cường sự liên kết trong cộng động các làng nghề trên cơ sở Nhà nước có những chính sách phát triển làng nghề thực sự phù hợp, minh bạch, thống nhất và ổn định đòi hỏi phải có sự đồng tình, hợp tác, liên kết chặt chẽ của nhiều tổ chức, ban ngành và bản thân các làng nghề.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Lê Anh (Thực hiện)
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng Khai trương hoạt động văn phòng đại diện Hiệp hội Làng nghề thành phố tại huyện Kiến Thụy, quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn
09:54 | 29/10/2024 Tin tức
Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc tổ chức Đại hội II, nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:07 | 27/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:09 | 26/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Nam thu hồi bằng công nhận làng nghề dệt chiếu hơn 500 tuổi
09:23 | 25/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi
11:14 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Có 331 làng nghề, truyền thống được công nhận
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Ninh: Làng nghề mộc Bình Cầu hồi sinh
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bát Tràng đưa thương hiệu gốm Việt ngày càng vươn xa
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024: Hội tụ hàng nghìn sản phẩm đặc sắc
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đà Nẵng: Nghề làm bánh tráng Tuý Loan là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
11:12 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương
14:34 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024
14:16 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024
14:12 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề
13:49 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hoạ sĩ trẻ đam mê nghệ thuật sơn mài truyền thống
13:48 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống Minh Khai có nhiều sản phẩm OCOP
13:43 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đẩy mạnh hoạt động marketing để xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam
11:07 | 10/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:17 Nông thôn mới
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển hoạt động khuyến công
10:05 Khuyến công
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11
10:04 Tin tức
Xuất khẩu rau, quả lập kỷ lục mới
10:01 Kinh tế
Trà vỏ chuối hỗ trợ giấc ngủ ngon ít người biết
09:49 Sức khỏe - Đời sống