Huyện Tiên Lữ (Hưng Yên): Làng nghề mành tre Đa Quang
Theo thống kê của UBND xã Dị Chế: Toàn thôn Đa Quang có 718 lao động (chiếm 51,4% tổng số lao động trong thôn) tham gia sản xuất mành tre theo hướng thủ công truyền thống. Sản phẩm chủ yếu cung ứng cho người tiêu dùng ở Hà Nội, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Dương, Bến Tre, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Nguyên...
Giá trị sử dụng chính của mành tre Đa Quang là, dùng treo dưới hiên nhà, tiền sảnh, cửa các hàng quán ăn uống, để che nắng, ngăn mưa hắt và chắn bụi.
Công đoạn chẻ nan làm mành.
Ông An Văn Quỳnh (thôn Đa Quang) cho biết: Ưu điểm nổi bật của nghề làm mành tre là, kỹ thuật sản xuất đơn giản, chỉ cần nhìn thoáng qua là ai cũng có thể hành nghề được, việc làm tại nhà, không vất vả, không phải dãi nắng dầm mưa như nhiều ngành nghề khác. Mọi lứa tuổi đều có thể tham gia sản xuất, vốn đầu tư lại khá thấp, những hộ kinh tế khó khăn có thể mua nguyên liệu trả chậm từ thương lái để làm nghề.
Nét mới trong nghề làm mành tre ở Đa Quang hiện nay là: Đã tự phân công lao động theo hướng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo ra sự chuyên môn hóa trong từng khâu lao động, giúp gia tăng nhanh số lượng và chất lượng sản phẩm. Các loại mành làm ra cũng có nhiều cải tiến về kiểu dáng và kích thước, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của đa số người tiêu dùng. Đáng chú ý, trong một vài năm lại đây, có một số hộ đã đưa dây chuyền điện máy vào làm mành, đạt thu nhập rất cao (hơn 10 triệu đồng/người/tháng).
Thực tế chúng tôi thấy, hiện nay người tiêu dùng đang có rất nhiều lựa chọn mành nhựa, mành vải dùng thay cho mành tre, nhưng mành tre vẫn là sản phẩm chiếm ưu thế trên thị trường, vì rẻ tiền, tiện dụng, thoáng mát, độ bền cao (4-5 năm mới hỏng), không thấm nước, ẩm mốc và bắt bụi như mành vải, không giòn ải nhanh gẫy như mành nhựa. Đặc biệt mành tre rất thân thiện môi trường, do phế thải nhanh hoàn thổ.
Ông An Thế Sơn - Trưởng thôn Đa Quang cho rằng: Mành tre Đa Quang phải gọi là mành nứa mới đúng, bởi hầu hết nguyên liệu làm mành hiện nay là bằng nứa, chỉ có 2 ống nẹp trên và dưới mành là làm bằng trúc. Gọi là mành tre là cách gọi truyền thống.
Mành truyền thống toàn bộ làm bằng tre, do xưa kia đường xá khó khăn, phương tiện cơ giới ít, việc chuyển nứa từ rừng về xuôi rất vất vả, phải đóng thành bè mảng, thả trôi theo dòng chảy dưới sông, rồi lại phải qua nhiều trạm, chặng trung gian mới đến tay người làm nghề, nên tỷ lệ hao hụt lớn, giá thành sản phẩm cao, khó bán.
Mặt khác khi đó ở làng quê còn rất nhiều tre, hầu như nhà nào cũng có vài ba bụi to vật vã, chỉ khai thác tại chỗ cũng đủ nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh. Từ vài chục năm nay tre đồng bằng bị cạn kiệt, đổi lại giao thông đi lại dễ dàng, có nhiều phương tiện vận tải cơ giới, nứa khai thác từ rừng chỉ ngày một ngày hai là đã về đến quê, đưa vào chế biến cây vẫn còn tươi xanh nguyên vẹn, rất tiện lợi cho dùng làm mành, hạ giá thành sản phẩm.
Dùng nứa làm mành còn có lợi thế nữa là, chẻ vót dễ dàng, hao hụt ít. Nếu làm mành bằng tre, chỉ những người khéo tay, chuyên nghiệp mới có thể pha cây chẻ nan không lẹm vát, hao hụt thấp. Ngược lại, những người mới vào nghề pha vót không khéo thường bị thất thoát nhiều, sản xuất không có lãi, đôi khi còn lỗ vốn.
Khoảng 15-20 năm trước, mành nứa thường không bền bằng mành tre, nhưng sau nhờ có công nghệ sơn PU, đã giúp mành nứa bền đẹp hơn mành tre, vượt trội hơn nhiều so với mành nhựa.
Bài và ảnh Nguyễn Hải Tiến
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP