Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Văn khê - Ngôi làng nổi tiếng với nghề tre nan truyền thống.
Người dân thôn Văn Khê cẩn thận trong từng công đoạn làm ra sản phẩm
Để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng, người dân Văn Khê phải cẩn thận, tỉ mỉ từ khâu chọn và xử lý nguyên liệu đến kỹ thuật chẻ, đan, sấy…
Trước tiên là chọn nguyên liệu cây tre, loại tre được chọn phải là tốt nhất, phải là loại tre không non, không già, mọc thẳng, có độ cứng cao. Với hàng trăm mẫu mã khác nhau nhưng để có được sản phẩm chất lượng, đều được thực hiện với 7 công đoạn chính là: Chẻ nan, vót nan, gầy, đan, đát, lận và nứt.
Khâu chẻ nan: người dân làng nghề cưa tre, nứa, lồ ô... thành từng đoạn, rồi dùng dao chẻ ra thành từng thanh mỏng, gọi là nan, với độ dày mỏng và to nhỏ khác nhau tùy theo loại sản phẩm. Chẻ tre nan là công đoạn công phu nhất, đòi hỏi tay nghề khá cao, phải đảm bảo làm sao cho các thanh bản đều nhau và độ dày giống nhau. Đến khâu dùng dao để vót nan, trau chuốt làm cho nan trơn láng thích hợp, mỏng và đều. Khâu gầy (gây, vào hàng): Sắp xếp các nan đầu tiên theo quy cách riêng của loại sản phẩm để tạo thành đường nét căn bản. Cách đan tùy loại sản phẩm, có thể là đan lóng (lòng) mốt (một nan đè một nan), đan lóng hai (đè qua hai nan), đan mắt cáo (hình lục giác)... Khoảng cách các nan tùy theo loại sản phẩm (thưa hoặc dày). Khâu đát, thực chất cũng là đan, thực hiện sau khi đã đan xong phần chính của sản phẩm và đan với nan nhỏ hơn, mắt đan dày hơn. Đây là khâu cần sự tỉ mỉ, tốn thời gian. Khâu lận là tạo nên hình dáng của sản phẩm: Đặt phần mê lọt vào trong vành, tạo độ sâu nông khác nhau theo loại sản phẩm, sau đó cạp (cặp) vành, cắt bỏ đầu nan thừa cho miệng sản phẩm được bằng phẳng. Khâu cuối cùng là nứt: Dùng dây mây để buộc vành trong, vành ngoài và phần mê lại với nhau bằng cách nứt đơn hay nứt kép tùy theo sản phẩm. Sau đó, sản phẩm được đem phơi nắng, treo ở nhà bếp hoặc hấp sấy cho khô nhằm chống mốc ẩm và mối mọt.
Văn Khê hiện có 180 hộ tham gia phát triển làng nghề với các sản phẩm chủ yếu là: thúng, mủng, nong, nia, dần, sàng, rổ, rá, mẹt… Sử dụng từ những nguyên liệu sẵn có là tre nứa tại địa phương, những người dân của làng nghề đã tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống của người dân trong xã. Nhờ niềm đam mê, tình yêu với nghề truyển thống của những người thợ khéo tay mà chất lượng sản phẩm của làng nghề ngày càng nâng cao, sản phẩm tre nan thôn Văn Khê đang ngày càng được thị trường ưa chuộng. Một số cá nhân đứng ra thu mua của các hộ trong thôn đưa đi các chợ lớn tiêu thụ, xuất đi các địa phương khác... Nghề tre nan đã tạo thu nhập chính cho nhiều hộ dân trong làng.
Do xu hướng của người tiêu dùng, làng nghề thôn Văn Khê đang tìm cách đi mới đúng đắn hơn. Đó là tập trung vào chất lượng và mẫu mã sản phẩm, từng bước đổi mới quy trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm với các sản phẩm đa dạng, đưa sản phẩm hơn đến gần với người tiêu dùng.
Người dân thôn Văn Khê tham gia tập huấn
Văn Khê cũng như bao làng nghề khác trải qua nhiều thăng trầm, khó khăn. Ban đầu người dân trong làng chỉ là làm ra những sản phẩm tre nan để phục vụ nhu cầu trong vùng, nên chưa được nhiều người biết đến; Điều kiện để phát triển và xây dựng thương hiệu cũng còn hạn chế; Vùng nguyên liệu chưa được chú trọng. Nhu cầu dùng nguyên liệu ngày càng nhiều nhưng diện tích trồng lại hạn hẹp nên dẫn đến tình trạng nguyên liệu khan hiếm, giá thành bị đẩy lên cao; Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, mạnh ai người nấy lo, chưa có sự liên kết tập thể. Người dân làm theo phương pháp nhỏ lẻ nên sản phẩm làm ra cũng có khá nhiều hạn chế, chưa có đầu mối kiểm soát chất lượng. Đầu ra của sản phẩm cũng phụ thuộc vào các nhà buôn. Từ đó dẫn đến hiệu quả thu nhập từ nghề thấp nên thu hút ít lao động tham gia, đặc biệt là nguồn lao động trẻ. Thời điểm cao nhất, làng Văn Khê có tới hơn 1.000 lao động tham gia sản xuất. Nhưng với tình hình khó khăn chung giống như nhiều làng nghề hiện nay, số người tham gia vào quy trình sản xuất tre nan đang ngày một giảm.
Những năm gần đây, để phát triển bền vững cho các làng nghề, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ban ngành tăng cường công tác truyền nghề, hỗ trợ quản trị và khởi sự doanh nghiệp cho các sơ sở sản xuất làng nghề; Đồng thời tạo kiều kiện xây dựng thương hiệu, gắn với đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến thương mại, để sản phẩm của các làng nghề, trong đó có làng nghề tre nan thôn Văn Khê ngày một vươn xa. Thông qua Quyết định số 4073/QĐ-UBND ngày 27/10/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, làng nghề tre nan thôn Văn Khê đã được đưa vào danh sách các làng nghề được hỗ trợ thực hiện xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể, trong đó, Hội liên hiệp phụ nữ xã Nghĩa Hương – là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể “Làng nghề tre nan thôn Văn Khê”, dưới sự quản lý của Chi cục Nông thôn Hà Nội - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội. Cùng với đó, Công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D được chọn là đơn vị thực hiện nội dung: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể “Làng nghề tre nan thôn Văn Khê” (thôn Văn Khê, xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai).
Để việc xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể “Làng nghề tre nan thôn Văn Khê” đạt hiệu quả cao, cần có sự phối hợp của tất cả các ban ngành chức năng địa phương từ thôn làng đến huyện xã, tích cực vận động tuyên truyển, quảng bá thương hiệu đạt hiệu quả cao, tìm đâu ra cho nguồn sản phẩm của địa phương, thay đổi nâng cao chất lượng mẫu mã, tiến tới học tập một số làng nghề mây tre đan khác làm ra những sản phẩm tinh xảo hơn, bắt mắt hơn, ngoài phục vụ nhu cầu trong nước thì tiến tới với thị trường khó tính ở nước ngoài.
Ông Lê Tất Chiến- Chuyên gia SHTT- Phó GĐ công ty TNHH Nghiên cứu và
Đầu Tư S&D trình bày tại Hội nghị
Việc xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể “Làng nghề tre nan thôn Văn Khê” sẽ từng bước đưa thương hiệu của làng nghề thôn Văn Khê đến gần hơn với thị hiếu người tiêu dùng, góp phần nâng cao đời sống người dân địa phương, thu hút ngày càng nhiều lao động trẻ đến với nghề truyền thống đang ngày càng mai một ở thời đại phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bài và ảnh Thanh Hoa
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
14:45 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó
19:53 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội
16:00 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường
15:14 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn
15:13 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao
08:27 | 31/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu
22:37 | 30/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển
11:29 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế
11:28 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:55 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 Làng nghề, nghệ nhân

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 Du lịch làng nghề

Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao
14:54 Du lịch làng nghề

B47 Coffee: Từ Vùng Đất Cao Nguyên Đến Thương Hiệu Cà Phê Nổi Bật
14:46 Tin tức