Huyện Mèo Vạc (Hà Giang): Hiệu quả bước đầu thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm"
Anh Hoàng A Páo (bên phải) giới thiệu sản phẩm mật ong Bạc hà cho du khách.
Với mục tiêu đến năm 2020, trên địa bàn huyện Mèo Vac có từ 3 – 5 sản phẩm thế mạnh tập trung vào các nhóm sản phẩm, thực phẩm như: Hoa quả ôn đới; dược liệu; nhóm đồ uống; sản phẩm làng nghề truyền thống phát triển du lịch và nhóm sản phẩm du lịch cộng đồng. Đến năm 2025, 100% các xã, thị trấn đều có từ 1 – 2 sản phẩm trở lên và tính cạnh tranh cao tham gia thị trường; các sản phẩm có sự khác biệt mang đặc thù gắn với truyền thống, văn hóa, xã hội và điều kiện tự nhiên của huyện. Do đó, huyện Mèo Vạc tập trung mạnh vào công tác lãnh, chỉ đạo; đẩy mạnh tuyên truyền, đồng thời đổi mới về nội dung, hình thức nhằm làm thay đổi căn bản nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân để hiểu rõ về lợi ích của đề án. Thành lập hệ thống chỉ đạo, điều hành thực hiện đề án cấp huyện, xã; nâng cao hiệu quả công tác tập huấn, đào tạo nâng trình độ quản lý, kiến thức sản xuất cho các doanh nghiệp, HTX và hệ thống cán bộ quản lý. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn dưới hình thức dạy nghề ngắn hạn, nghề truyền thống, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ… Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ du lịch có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu tư xây dựng các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng dây chuyền, thiết bị tiên tiến để sản xuất, chế biến các sản phẩm đặc trưng của địa phương; lựa chọn các sản phẩm OCOP của huyện tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại để giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước; huy động tối đa các nguồn lực đầu tư tham gia vào Đề án OCOP; vận dụng linh hoạt các chính sách của T.Ư, tỉnh và nội lực của huyện để triển khai hiệu quả các phương án, dự án, kế hoạch trên tất cả các lĩnh vực.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, hiện nay, trên địa bàn huyện có nhiều sản phẩm thế mạnh có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, như: Nhóm sản phẩm, thực phẩm: Mật ong Bạc hà, thịt bò khô, đậu tương hoa kiều, thịt chua, gạo DS1, gạo Khẩu mang, khoai lang Tím, tinh bột nghệ, lợn đen Lũng Pù, gà xương đen, thịt bò khô, lê xanh. Nhóm may mặc, như: Sản phẩm trang phục dân tộc, thêu, dệt thổ cẩm dân tộc Lô Lô, may mặc, thêu dệt dân tộc Nùng, kén tằm. Nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, gồm: Làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi; Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà; tua du lịch lòng hồ Thủy điện Nho Quế I. Nhóm đồ uống, gồm: Rượu ngô men lá Chí Sán; rượu ngô men lá Mê cung đá. Nhóm đồ lưu niệm, trang trí nội thất, gồm: Khèn, muôi gỗ, chậu gỗ của dân tộc Mông và nhóm dược liệu là sản phẩm cây Xọm đen, Giảo cổ lam…
Với thế mạnh của các sản phẩm truyền thống, xã Tả Lủng chọn hai sản phẩm, gồm: Mật ong Bạc hà và rượu ngô men lá Chí Sán của HTX dịch vụ nông nghiệp Tả Lủng làm sản phẩm đặc trưng của địa phương. Giám đốc HTX, Hoàng A Páo, chia sẻ: Nhằm phát triển sản phẩm của HTX, chúng tôi đã xây dựng phương án sản xuất, đóng gói bao bì, quảng bá rộng rãi sản phẩm trên thị trường; liên kết sản xuất với người dân, các HTX, doanh nghiệp; cũng như liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm. Trong thời gian tới, HTX tiếp tục phát triển thêm một số sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Đồng chí Ma Quốc Trưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, cho biết: Thực hiện Đề án OCOP, huyện đã có những sản phẩm đặc trưng riêng. Song bên cạnh đó, huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai và thực hiện, như: Sản lượng các sản phẩm truyền thống tại các làng nghề đạt thấp, khả năng thương mại hóa còn hạn chế và khó tiêu thụ; chất lượng sản phẩm không ổn định, nên chưa đáp ứng nhu cầu thị của người dùng; lao động ở các làng nghề truyền thống hầu như chưa được đào tạo để có thể tiếp nhận, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; việc liên kết sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm truyền thống còn chưa hiệu quả; chưa có các cơ chế, chính sách đủ mạnh hỗ trợ về vốn và đào tạo nhân lực…
Bài và ảnh Hoàng Tuyến
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng
11:41 Tin tức

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân