Huyện Kim Sơn (Ninh Bình): Khôi phục và phát triển nghề truyền thống
Nếu như trước đây chỉ sản xuất các mặt hàng đơn giản từ cói như thảm, đệm… thì nay mẫu mã liên tục đổi mới, theo nhu cầu của khách hàng, sản xuất ra hàng trăm mẫu mới như hộp cói, túi xách, lục bình, chao đèn… bằng hàng cói, bèo bồng được khách hàng ưa chuộng. Do vậy, các sản phẩm của làng nghề đã từng bước đáp ứng được thị hiếu của khách hàng và nhu cầu xuất khẩu.
Bên cạnh đó, một số công ty, doanh nghiệp, tổ hợp sản xuất và chế biến trên địa bàn đã nhận thức rõ ràng hơn về sự cần thiết của việc nghiên cứu thị trường, không ngừng sáng tạo mẫu mã mới cũng như việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Công ty TNHH Đổi Mới.
Ông Nguyễn Văn Tiệp, Công ty TNHH Đổi Mới xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn cho biết: Chúng tôi hiện đang xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ cho các thị trường như châu Âu, Mỹ và một số nước châu á. Để nắm bắt được gu thẩm mỹ, nhu cầu về sản phẩm của khách hàng, chúng tôi đã phải đi đến các khu vực thị trường để tìm hiểu.
Hiện nay, nhu cầu của thị trường luôn thay đổi với tốc độ rất nhanh, do đó, chúng tôi không ngừng nghiên cứu, tìm tòi nhằm sáng tạo các mẫu mã mới. Bên cạnh sử dụng các nguyên liệu của địa phương, chúng tôi đã thử nghiệm việc kết hợp các nguyên liệu từ vùng khác để đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm.
Nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống ở huyện Kim Sơn vẫn được các cấp, các ngành của địa phương quan tâm, có giải pháp để duy trì và phát triển. Qua đó đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu nhập cho nhiều lao động vùng nông thôn, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống có thương hiệu tham gia xuất khẩu đã góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Bài và ảnh Thái Học
Tin liên quan
Tin mới hơn

Độc đáo nghề đắp tượng thú
14:25 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng cói Kim Sơn
14:25 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề Mỹ Nghiệp dệt hồn văn hóa Chăm
09:46 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Hoàng Xá phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh
09:45 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi
15:33 | 22/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò
14:06 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh
14:05 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi
08:55 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa
08:54 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện đũa tre của người Tày
10:30 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ
10:20 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định
09:27 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản
09:24 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Độc đáo nghề đắp tượng thú
14:25 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”
14:25 Nghiên cứu trao đổi

Làng cói Kim Sơn
14:25 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghệ thuật hát bài chòi bả trạo
14:24 Văn hóa - Xã hội

Phú Yên: Xã Hòa Phong về đích nông thôn mới kiểu mẫu
14:24 Nông thôn mới