Huyện Kim Sơn (Ninh Bình): Chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp
Để giữ gìn nghề truyền thống của cha ông để lại, người dân xã Kim Chính đã năng động, cải tiến các mẫu mã sản phẩm, ngoài các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cây cói, người dân Kim Chính còn tiếp thu khoa học kỹ thuật, đưa nguyên liệu mới là bèo bồng và lúa non vào chế biến các sản phẩm thủ công truyền thống, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, tận dụng được những nguyên liệu sẵn có ở địa phương. Đồng thời truyền nghề cho thế hệ trẻ để nghề truyền thống không bị mai một.
Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, xã Kim Chính đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp với thực tiễn địa phương như: Quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ cho người dân được vay vốn mua sắm các trang thiết bị mở rộng sản xuất, tham gia các lớp đào tạo nghề và nâng cao tay nghề tiếp cận những mẫu mã mới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về mặt bằng sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ…, qua đó thúc đẩy kinh tế của địa phương ngày càng phát triển.
Phơi hàng cói xuất khẩu tại huyện Kim Sơn.
Cùng với xã Kim Chính, hiện nay toàn huyện Kim Sơn có 25 làng nghề được UBND tỉnh Ninh Bình công nhận làng nghề truyền thống. Trong đó, có 24 làng nghề chiếu cói như: Làng nghề Trì Chính, Kiến Thái, Thủ Trung (xã Kim Chính), Đồng Đắc, Hướng Đạo (xã Đồng Hướng), Ninh Mật, Yên Thổ (xã Yên Mật)....và trên 20 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ cói và các nguyên liệu tự nhiên khác.
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp - xây dựng của huyện đã đạt mức tăng trưởng bình quân trên 17%/năm. Trong đó, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp liên tục phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 12,5%. Tính riêng trong quý I/2019, giá trị sản xuất CN - TTCN toàn huyện đạt 458.787 triệu đồng, tăng 44.051 triệu đồng, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có mặt bằng sản xuất, đồng thời thu hút thêm các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào địa bàn, cơ sở hạ tầng của Cụm công nghiệp Đồng Hướng đã từng bước được đầu tư nâng cấp, hiện nay đã có 8 doanh nghiệp đang hoạt động với ngành nghề chủ yếu là may mặc, tiểu thủ công nghiệp (trong đó có 2 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Giá trị xuất khẩu bình quân của các doanh nghiệp đạt trên 23 triệu USD/năm. Các doanh nghiệp đã giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động và góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Hiện nay, Kim Sơn đang tích cực phối hợp với các ngành thực hiện các chính sách ưu đãi nhằm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, kêu gọi thu hút đầu tư, huy động mọi nguồn lực, khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế, tạo điều kiện, thu hút đầu tư vào Cụm công nghiệp Đồng Hướng.
Để khai thác thế mạnh trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp, huyện Kim Sơn đã chủ động tháo gỡ khó khăn, lợi thế trong phát triển sản xuất CN-TTCN; tiến hành quy hoạch và phát triển hệ thống khu thương mại huyện, nâng cấp hệ thống chợ nông thôn; phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển dịch vụ vận tải đường bộ, đường sông đảm bảo tiện lợi, thông suốt.
Cùng với đó, khuyến khích các doanh nghiệp, các làng nghề thực hiện cải tiến kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, mở rộng liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu, tiêu thụ để đưa hàng hóa thủ công truyền thống của huyện Kim Sơn vươn xa hơn đến thị trường tiềm năng.
Bài và ảnh Bảo Yến
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 Làng nghề, nghệ nhân

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 Văn hóa - Xã hội

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới
13:57 Nông thôn mới

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào
13:57 Tin tức