Huyện Hớn Quản (Bình Phước): Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào S'tiêng
Từ xưa, nghề dệt thổ cẩm là một nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc người S’tiêng, được những người phụ nữ lưu giữ và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những người con gái S’tiêng khi mới 13 đến 15 tuổi đã được mẹ, các cô, dì, chị gái hướng dẫn các thao tác từ đơn giản đến sự kì công, phức tạp để tạo ra những sản phẩm tinh xảo, độc đáo và hơn thế nữa là tiếp nối nghề truyền thống của dân tộc S’tiêng.
Để tạo ra một sản phẩm thổ cẩm đặc sắc, những người thợ phải thực hiện qua các công đoạn khá phức tạp từ việc nhuộm màu cho sợi chỉ, đem phơi khô, đến khi dệt may thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Màu sắc được lựa chọn kĩ càng với chất liệu làm từ thiên nhiên như lá, vỏ cây rừng. Màu đen được lấy từ lá lộc vừng, lá hai bia, lá trâm bàu ngâm trong khoảng 7 ngày, hay màu đỏ được chiết xuất ra từ vỏ cây cánh kiến, màu xanh được chọn từ lá, vỏ cây chàm. Sau khi sợi chỉ được nhuốm màu, người dân đem đi phơi khô, họ dùng bàn chải dọc theo cuộn sợi để gỡ các vụn màu, vỏ cây, rồi từ những bàn tay khéo léo của người con gái S’tiêng dệt nên những tấm vải thổ cẩm mềm mại, hoa văn tỉ lệ cân xứng, độc đáo trong từng chi tiết.
Đồng bào S’tiêng giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Nét thổ cẩm trên mỗi tấm vải đều thể hiện đời sống tinh thần của đồng bào S’tiêng, đòi hỏi người thợ phải có hoa tay, óc thẩm mỹ, am hiểu về đường nét, màu sắc và hình khối mới có thể tạo nên hoa văn tinh xảo, độc đáo mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc. Họa tiết được người thợ thể hiện khá đơn giản, chủ yếu là những hình tượng truyền thống, hình người, chim thú, cây cối, hoa lá được đưa vào trong các ô vuông nhỏ cân đối, trong cái sự giản dị, đời thường lại có cả sự huyền bí và hoang sơ.
Nói đến khó khăn trong việc dệt vải thổ cẩm, một số người dân tại xã Thanh An cho biết trước kia mọi người còn trồng cây bông, cây lanh, cây đay, cây gai để lấy bông kéo sợi, nhuộm màu, dệt vải may thành quần áo, túi xách, khăn quàng để sử dụng hàng ngày, bây giờ không còn trồng bông, không tìm đủ lá, vỏ cây rừng để nhuộm màu nên đành phải mua sợi chỉ, len công nghiệp để thay thế. Theo đó, những sản phẩm nếu làm theo công thức truyền thống, từ nguyên liệu thiên nhiên sẽ cho chất lượng tốt hơn so với các sản phẩm làm từ sợi chỉ công nghiệp nhưng lại tốn nhiều công sức, thời gian và chi phí hơn.
Với sự khéo léo của mình, từ những nguyên liệu thô sơ người phụ nữ S’tiêng đang ngày đêm hăng say, miệt mài với bộ khung cửi bằng gỗ, đôi tay thanh thoát đưa lên, hạ xuống, kéo sợi nhanh nhẹn đang thổi hồn vào các sản phẩm thổ cẩm truyền thống, nổi bật như: váy cho nữ, khố cho nam, túi ví, khăn trải bàn, khăn quàng cổ… phục vụ đời sống con người.
Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm
Nghề dệt thổ cẩm của người S’tiêng từ lâu được dệt may chỉ để phục vụ nhu cầu tự nhiên của người dân địa phương, hay làm quà tặng nhân dịp đặc biệt, cho các lễ hội, hội cúng lúa mới. Hiện nay, sản phẩm thổ cẩm làm ra vẫn còn đang tự cung tự cấp, hay bán cho khách du lịch một cách nhỏ lẻ, gặp không ít khó khăn về kinh tế vì chưa tìm được đầu ra ổn định.
Với mong muốn giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống, cũng như để duy trì và phát huy giá trị văn hóa dân tộc S’tiêng, các cấp chính quyền xã Thanh An, huyện Hớn Quản đã cho triển khai dự án “Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào S’tiêng” trong giai đoạn 2016 -2020 theo hình thức thành lập các tổ hợp tác, đầu tư nhà dệt, máy may, tủ trưng bày sản phẩm.
Đối với người S’tiêng, họ ví thổ cẩm như chính là hơi thở không thể thiếu trong cuộc sống vật chất và tinh thần, vì thế cứ mỗi khi rảnh rỗi là họ ngồi xuống ngay bên khung cửi, dồn hết tâm tư tình cảm để kéo những sợi chỉ mềm dai. Những sản phẩm được làm ra của đồng bào S’tiêng mới chỉ được bày bán trong địa phương hay bán cho các khách du lịch nhỏ lẻ với giá thành tương đối thấp, thu nhập trung bình chỉ ở mức từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng/hộ/tháng.
Mặc dù dự án của xã Thanh An có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tuy nhiên kể từ khi đi vào triển khai, dự án chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Người dân, nghệ nhân nơi đây cho biết họ vẫn chưa có thêm nhiều thu nhập bằng nghề dệt thổ cẩm. Nhiều người không trụ được đã quay lưng lại với nghề bởi gặp nhiều khó khăn khi thiếu chi phí để mua nguyên liệu dệt vải và thiếu đầu ra… Hiện tại, chỉ còn những người có đam mê thực sự thì mới gắn bó với nghề dệt thổ cẩm này.
Hy vọng rằng chính quyền địa phương, các cấp có liên quan quan tâm đầu tư, hỗ trợ mạnh mẽ hay có phương hướng, đề xuất để nghề dệt thổ cẩm của đồng bào S’tiêng được tiếp tục duy trì, phát triển. Góp phần giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc, đồng thời giúp nghệ nhân, người thợ có thêm nguồn thu nhập ổn định, cải thiện đời sống.
Bài và ảnh Hàn Dung
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 | 12/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân
14:49 | 09/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm
21:16 | 08/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan
21:14 | 08/04/2025 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 Làng nghề, nghệ nhân

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân