Huyện Duy Xuyên(Quảng Nam): Làng nghề dệt lụa truyền thống hồi sinh
Sông lụa Thu Bồn như là dòng huyết mạch chính tràn đầy sinh lực nuôi mảnh đất Quảng Nam thêm màu mỡ và đầy sức sống. Nhờ các bãi bồi ven sông đầy ắp phù sa, người nông dân đã phủ lên đây một vùng dâu tằm trù phú xanh ngút tầm mắt, cùng với những dải lụa rực rỡ đầy sắc màu.
Trồng và hái lá dâu nuôi tằm.
Trong thời kỳ hưng thịnh của nghề, cả làng Mã Châu đều dệt lụa, hơn 4.000 khung cửi đưa thoi ngày đêm. Có thời điểm, diện tích trồng dâu tằm cho làng lụa Mã Châu lên đến hàng nghìn hecta trải dài dọc sông Thu Bồn. Tuy nhiên, tiếng thoi ở làng lụa Mã Châu bắt đầu thưa dần và suy thoái từ cuối những năm thập niên 1990 vì nhiều lý do. Các Hợp tác xã dần giải thể, nghề buôn thất bát, dẫn đến việc nuôi tằm, trồng dâu cũng dần lụi tàn. Dẫu vậy, người dân Duy Xuyên, Điện Bàn vẫn nhớ nghề xưa nghiệp cũ, nên họ âm thầm truyền kinh nghiệm, giữ nghề. Và khi du lịch phát triển, khách đến Hội An, khách về Mỹ Sơn ngày càng đông thì những năm 2000 - 2005, nhiều Hợp tác xã ở Duy Xuyên đã tái sinh, giúp các nông hộ trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải có cơ hội dựng lại làng nghề truyền thống. “Chiêm Sơn là, lụa, mỹ miều/Mai vang tiếng cửi, chiều chiều tơ giăng...”. Lần theo câu hát cổ, tôi tìm về Duy Xuyên - nơi được mệnh danh là xứ sở tầm tang. Làng nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt vải Mã Châu, Thi Lai - Đông Yên đã nổi danh thời quá vãng và bây giờ đã hồi sinh.
Tằm này rồi sẽ nhả tơ.
Để làm ra được những thước lụa đẹp, người làm phải trải qua cả một quy trình dài nuôi tằm để tằm nhả kén. Những thước lụa ra đời là bao công sức, sự chắt chiu của từng người làm nghề.
Lụa tơ tằm được dệt từ kén do tằm nhả ra. Mỗi con tằm cái chỉ đẻ được một lần, sau khi đó nó sẽ chết đi. Tằm mới đẻ có dạng trứng, màu trắng đục được bao bọc bởi một vỏ cứng, kích thước chỉ bằng đầu kim. Sau đó, những quả trứng được đem đi ấp đến khi nở thành ấu trùng.
Tằm con được nuôi và chăm sóc cẩn thận từ khi còn rất nhỏ cho tới khi trưởng thành. Thức ăn của tằm là lá dâu, tùy vào độ tuổi của tằm mà phải lựa từng loại lá dâu phù hợp.
Kén sẽ được nấu trong nước sôi, sau đó người thợ sẽ dùng đũa đảo đều rồi dùng tay nắm lấy sợi tơ chập lại với nhau.
“Để có sợi kén chất lượng, phải cho tằm ăn lá dâu non, bỏ đi phần cuộn, rồi sau đó rửa sạch, cắt dạng sợi rồi đem rắc lên mình tằm, mỗi ngày cho nó ăn khoảng 10 bữa. Quan sát kỹ lưỡng từng chu kỳ ngủ của tằm con, rồi tăng dần bữa ăn cho nó. Đến khi tằm chín thì ngừng ăn lá dâu, thấy cơ thể con tằm trong suốt thì biết tằm đã đến thời kỳ nhả tơ, đóng kén”. Khi tằm bắt đầu bước sang giai đoạn nhả kén, tằm sẽ được đưa lên ổ làm kén, bỏ vào những khung đan sẵn để chúng nhả tơ và kéo kén. Khi tằm đã nhả hết tơ tạo thành những con kén vàng óng, người ta sẽ phân loại kén để chuẩn bị cho việc kéo sợi.
Kén sẽ được nấu trong nước sôi, sau đó người thợ sẽ dùng đũa đảo đều rồi dùng tay nắm lấy sợi tơ chập lại với nhau, kéo nhanh từng sợi ra và cho qua buồng se tơ để quay thành sợi. Công đoạn này phải được thực hiện một cách thật khéo léo để sợi tơ không bị đứt đoạn.
Sau công đoạn nấu kén, se sợi, người thợ sẽ đem tơ đi nấu lại một lần nữa, rồi đem hong khô để sợi tơ mềm ra. Công việc quay tơ, kéo sợi, hong khô tuy không quá vất vả nhưng đòi hỏi rất cao sự khéo léo của người làm. Chỉ cần lơ là trong lúc quay tơ, hoặc mạnh tay cầm bó tơ không đúng cách cũng khiến sợi tơ bị đứt, rối nhàu.
Sản phẩm tơ lụa giới thiệu tại Làng lụa Hội An
Công đoạn cuối cùng là dệt vải. Ở làng lụa Hội An, người thợ bắt buộc phải dệt vải theo cách truyền thống và hoàn toàn không có sự can thiệp của máy móc hiện đại. Công đoạn này đòi hỏi người làm phải hết sức kiên nhẫn và tỉ mỉ khi phải kéo từng sợi tơ một bằng tay. Nhịp chân kết hợp với độ đẩy ra vào của cánh tay người dệt phải nhịp nhàng để từng đường chỉ sao cho thật đều nhau.
Làm lụa với khát vọng quảng bá sản phẩm tơ lụa Việt ra thế giới, người làm nghề đã khéo léo kể những câu chuyện về văn hóa, con người Việt trên những tấm khăn như những bức tranh nghệ thuật đặc sắc. Đây không chỉ là sản phẩm kinh doanh, mà còn là đòn bẩy để tạo cơ hội cho người thợ nơi đây vực dậy làng nghề đã từng rất rạng danh.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng lụa Hội An được xem là bảo tàng sống của làng nghề Quảng Nam, nơi giữ lấy tinh hoa làng nghề cha ông từ bao đời. Đây cũng chính là sợi dây kết nối từ quá khứ đến hiện tại của một ngành nghề truyền thống Việt Nam đáng tự hào từ bao đời.
Bài, ảnh: Bình Nguyên
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phái đoàn Thương mại Năng lượng Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cho ngành điện gió ngoài khơi tại Anh
11:01 Tin tức

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan
10:54 Kinh tế

Lễ khởi công xây dựng đình làng Đốc Tín
10:54 Tin tức

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 OCOP

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 Sức khỏe - Đời sống