Huyện Châu Thành (Kiên Giang): Phát triển thương hiệu Khóm Tắc Cậu
Được biết, vùng đất trồng nhiều khóm (quả khóm, họ nhà dứa/thơm) nằm trên cù lao Tắc Cậu giữa sông cái Lớn và sông cái Bé, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, có thổ nhưỡng, địa thế đặc trưng thuận lợi cho việc duy trì và phát triển nghề trồng khóm của người dân cư nơi đây. Nhờ sự khác biệt nổi bật từ thịt quả màu vàng đậm, giòn, thơm ngọt, ăn không rát lưỡi so với các sản phẩm tại nhiều vùng khác mà tên gọi Khóm Tắc Cậu được ra đời và nổi tiếng trên khắp cả nước.
Với sự nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc mở rộng, hỗ trợ chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật giúp người dân tích cực có sự chuyển mình đột phá trong việc từ trồng lúa nước kém phát triển sang trồng khóm thuận lợi, phù hợp với nguồn nước nhiễm phèn, mặn và đậm phù sa. Hơn 70 năm duy trì và phát triển nghề trồng khóm, diện tích ngày càng được tăng thêm, đến nay đã lên trên 1.700 ha, năng suất từ 10-12 tấn/ha/năm.
Nghề trồng dứa góp phần nâng cao đời sống người dân địa phương.
Trong quá trình hình thành và duy trì, do nhiều nguyên nhân khiến điều kiện trồng khóm còn nhiều khó khăn như: thời tiết, kinh tế, đầu ra… nhưng nhiều hộ dân vẫn kiên trì gắn bó với nghề trồng khóm. Nơi đây nổi tiếng với trái khóm tròn, cùi nhỏ, ngon ngọt hơn các sản phẩm cùng loại khác, đặc biệt ít mang sâu bệnh, điều này đã làm nên tên tuổi với thương hiệu nức tiếng “Khóm Tắc Cậu” - khóm “đệ nhất” Nam Bộ.
Phát triển thương hiệu Khóm Tắc Cậu
3 yếu tố đặc trưng từ cù lao Tắc Cậu: phèn, mặn và phù sa cũng chính là những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của khóm. Những trái khóm to tròn, ngọt nước được người địa phương trồng xen canh giữa cây dừa và cây cau để tạo thêm nguồn thu nhập.
Trong nhiều năm qua, chính quyền địa phương đã chung tay cùng các hộ dân trên địa bàn huyện Châu Thành để phát triển nghề trồng khóm, đưa thương hiệu Khóm Tắc Cậu đến với nhiều khu vực lân cận và trên thị trường cả nước. Được biết, người dân địa phương đã mạnh dạn chuyển từ đất trồng lúa kém phát triển sang trồng khóm. Song song đó, chính quyền thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng, vận động tích cực ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, không lạm dụng phân đạm hay các chất kích thích sinh trưởng để tăng kích thước trái.
Vào năm 2010, thương hiệu khóm Tắc Cậu đã được công nhận nhãn hiệu tập thể. Nhờ vào sự khác biệt trong chất lượng đặc hữu, khóm Tắc Cậu luôn có giá cao hơn so với các khu vực bên ngoài khoảng 2.000 đồng/trái. Người dân nhận được nguồn lợi lớn từ việc trồng khóm khoảng 6.000-10.000 đồng/kg, ước tính thu nhập 30-50 triệu đồng/ha/vụ.
Theo người dân địa phương, không phải năm nào cũng bội thu và nhận được giá trị kinh tế tương đương. Có nhiều thời điểm khóm bị rớt giá khiến người trồng lao đao, nhiều nhà quay lại trồng lúa, nhưng cũng nhiều hộ dân kiên trì gắn bó. Chính vì thế, để duy trì nghề cũng như góp phần phát triển thương hiệu khóm Tắc Cậu, ngoài sản phẩm trái khóm tươi truyền thống, các hộ gia đình địa phương còn nghiên cứu và chế biến thêm các sản phẩm khác như hoa mai nhân khóm, kẹo khóm, nước màu khóm, nước ép khóm, khóm phơi khô, khóm sấy. Các sản phẩm này được nhiều người tiêu dùng quan tâm, thị trường tiêu thụ ngày càng tăng và không ngừng mở rộng ở trong nước và cả ngoài nước. Giá trị đem lại từ sản phẩm bánh khóm có thể kiếm lời gấp 3 đến 4 lần so với việc bán khóm tươi, bánh có giá từ 230.000-250.000 đồng/kg.
Khóm Tắc Cậu không chỉ đem lại giá trị về mặt kinh tế, nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương mà còn giúp phát triển thương hiệu đặc trưng nổi tiếng, nét đặc sắc trong văn hóa, du lịch của tỉnh Kiên Giang.
Bài và ảnh Hàn Dung
Tin liên quan
Tin mới hơn
Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi
11:14 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Có 331 làng nghề, truyền thống được công nhận
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Ninh: Làng nghề mộc Bình Cầu hồi sinh
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bát Tràng đưa thương hiệu gốm Việt ngày càng vươn xa
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024: Hội tụ hàng nghìn sản phẩm đặc sắc
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đà Nẵng: Nghề làm bánh tráng Tuý Loan là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
11:12 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương
14:34 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024
14:16 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024
14:12 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề
13:49 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hoạ sĩ trẻ đam mê nghệ thuật sơn mài truyền thống
13:48 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống Minh Khai có nhiều sản phẩm OCOP
13:43 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đẩy mạnh hoạt động marketing để xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam
11:07 | 10/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Chi cục PTNT tỉnh Thái Nguyên tham dự Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024
14:14 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hưng Yên: Làng nghề cây cảnh ảnh hưởng nặng sau mưa lũ
09:17 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ tại buôn Dơng Bắk
09:16 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Công nhận nghề truyền thống Hà Nội đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công
09:08 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội thi làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024: Tôn vinh nét đẹp của nghề truyền thống
07:00 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024
15:01 Khuyến công
Phú Yên: Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân làm du lịch
15:00 Du lịch làng nghề
Bình Định: Chuyện về Đào Duy Từ cùng gia phả họ Đào
15:00 Văn hóa - Xã hội
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức về nguồn và Tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 21 năm thành lập
15:00 Văn hóa - Xã hội
Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi
11:14 Làng nghề, nghệ nhân